Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở ĐỨC

Ảnh: Pháp luật TPHCM

 Nguyễn Minh Tuấn
Nhiều người hiện nay thường mắc sai lầm khi nói rằng ở Đức nói riêng và ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Continental law) nói chung "chỉ tồn tại luật thành văn, mà không tồn tại án lệ" và cho rằng đây là đặc trưng điển hình để phân biệt với dòng họ pháp luật thông luật (Common law). Cách hiểu này hoàn toàn không đúng.
Khi áp dụng cho các vụ việc cụ thể, thẩm phán Đức bắt buộc phải căn cứ trước tiên vào Luật cơ bản (Hiến pháp Đức) và các đạo luật của Nghị viện ("Bindung an das Gesetz" - Điều 20 Khoản 3 Luật cơ bản) và sau đó mới là các loại nguồn pháp luật khác. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là ở Đức không có án lệ. Ở Đức vẫn tồn tại án lệ (Tiếng Đức: Richterrecht/Tiếng Anh: the precedent).

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

PHƯƠNG PHÁP SOKRATES VÀ TRANH LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI


Ảnh: Carsten Sann
Nguyễn Minh Tuấn

Sokrates là nhà triết học nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, đồng thời cha đẻ của thuật hùng biện.
Sokrates tin rằng nếu được thức tỉnh, mọi người ai ai cũng biết lẽ phải, sẵn sàng làm theo lẽ phải.
Ông cho rằng đối thoại phải dựa trên cơ sở trung thực, minh bạch và tin cậy. Muốn giải quyết vấn đề, theo Sokrates người ta cần chia nhỏ vấn đề đó thành một hệ thống các câu hỏi, các câu trả lời có tư duy sẽ tự kết nối thành lời giải. Hay nói cách khác, căn cốt của phương pháp Sokrates là đi từ việc đặt ra giả thuyết đến loại bỏ các giả thuyết và tìm lời giải. Hỏi là cách giúp người được hỏi có dịp suy nghĩ và tự trả lời. Thực ra câu trả lời và giải pháp do chính người được hỏi tìm thấy hoặc rút ra đó mới chính là mục đích của phương pháp Socrates.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

BỘ LUẬT URNAMMU - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn ảnh: tại đây

Lâu nay trong hệ thống giáo trình, sách báo khoa học pháp lý về lịch sử pháp luật vẫn thừa nhận Bộ luật Hammurabi ra đời dưới triều đại vua Hammurabi (1728–1686 TCN), ở Lưỡng Hà cổ đại là Bộ luật thành văn đầu tiên cổ xưa nhất của nhân loại. Vấn đề này ít được lật ngược lại bàn thảo và mặc nhiên được thừa nhận chung trong khoa học pháp lý Việt Nam đến nay. Tuy nhiên có một thực tế là khoa học không bao giờ dừng lại, mà luôn phát triển theo thời gian. Vấn đề lịch sử pháp luật cũng không phải là ngoại lệ vì nhiều kết quả nghiên cứu khoa học mới có thể làm thay đổi hoàn toàn một cách nhìn cũ, thậm chí cách nhìn ấy có lúc đã trở thành kinh điển. Vấn đề về Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại có lẽ cũng là một vấn đề như vậy.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

VẤN ĐỀ “XE KHÔNG CHÍNH CHỦ” VÀ NHỮNG HỆ LỤY


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 12/11/2012, truy cập đường link gốc tại đây
Về quy định xử phạt đối với chủ sở hữu phương tiện “không chuyển quyền sở hữu theo quy định” mới đây, tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, trừng phạt thật nặng, tăng mức phạt thật cao đối với người vi phạm là đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh, hiện đại. Luật pháp muốn được thực hiện nghiêm minh trước hết phải thấu tình, đạt lý, người dân phải thấy được lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng mà qua đó tự nguyện chấp hành.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

LỊCH SỬ LẬP HIẾN Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 1/2012, tr. 60 - 63

Hiến pháp của CHLB Đức hiện nay là một trong những bản Hiến pháp nổi tiếng thế giới về tính chặt chẽ, khoa học và những đặc trưng nổi bật của nhà nước pháp quyền hiện đại. Không thể từ hư vô hay nhờ sao chép từ một bản Hiến pháp của nước khác mà có được những thành tựu ấy. Sản phẩm lập hiến hiện hành thực sự là sự kết tinh của cả một quá trình dài, thậm chí rất dài, sàng lọc, gắn kết những giá trị lập hiến của nhân loại với những đặc trưng riêng độc đáo của Hiến pháp Đức. Bài viết dưới đây sẽ tiếp cận Hiến pháp Đức từ góc nhìn lịch sử, nhằm chỉ ra những giá trị cốt lõi của bản Hiến pháp này.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC MINH BẠCH HÓA NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh: Statista 2012
Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, từ năm 1977 đến nay, vào tối thứ sáu cuối cùng mỗi tháng có một chương trình truyền hình rất đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ZDF chương trình Politbarometer. Đây là chương trình công bố công khai kết quả thăm dò ý kiến của người dân Đức về các vấn đề chính trị quan trọng trong tháng.
Các vấn đề hệ trọng như uy tín của từng Đảng phái chính trị; uy tín của Thủ tướng, Tổng thống, Chủ tịch các Đảng; các chủ đề nóng đang diễn ra; kết quả bầu cử v.v...sẽ được phát sóng một cách công khai trên chương trình này.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

CƠ SỞ CHO NIỀM TIN

Thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thời khắc đặc biệt đáng nhớ trong lịch sử Việt nam.
Thời khắc này đáng nhớ ít nhất bởi hai lẽ: chưa lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại nghèo khó đến như thế nhưng cũng chưa có lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại có NIỀM TIN đối với chính quyền, với tương lai của đất nước lớn lao đến như thế. 

Hãy cùng nhớ lại, sau Cách mạng, quốc khố lúc đó gần như trống rỗng, cả kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng, quá nửa trong số đó là tiền rách, nát, không tiêu được. Vậy mà chỉ trong Tuần lễ Vàng, trong một thời gian rất ngắn, nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Đáng lưu ý là riêng gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời lúc đó là 5.147 lượng vàng, một số tiền gấp đôi ngân khố của cả nước bấy giờ. 

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

TRƯỜNG PHÁI PHÁP LUẬT LỊCH SỬ Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 5 (289) 2012, đăng ngày 14/5/2012, tr. 39–47, đường link mục lục tạp chí tại đây.
 
Trường phái pháp luật lịch sử (die historische Rechtsschule) là trường phái pháp luật lớn, phát triển mạnh nhất ở Đức trong suốt thế kỷ XIX. Mở đầu cho sự ra đời của trường phái pháp luật lịch sử này là cuộc tranh luận khoa học giữa hai nhà luật học Thibaut (17721840) và Savigny (17791861) về vấn đề pháp điển hóa Bộ luật dân sự thống nhất của nước Đức. Những học giả của trường phái pháp luật lịch sử, mà người sáng lập là Savigny đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển khoa học pháp lý ở Đức, trong đó quan trọng nhất là việc xây dựng một phương pháp tiếp cận pháp luật mới, khảo cứu một cách toàn diện, có hệ thống Luật La Mã và thực tiễn áp dụng ở thời trung cổ để đưa ra những đóng góp tích cực vào quá trình pháp điển hóa Bộ luật dân sự của Đức năm 1900.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

KHI HIẾN PHÁP LÀ CÔNG CỤ BẢO VỆ DÂN QUYỀN



Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, Ảnh: Báo Lao động
Nguyễn Minh Tuấn
Chiều ngày 17/4/2012, người phát ngôn của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ.[1] Nội dung các câu hỏi và trả lời về Bản báo cáo này xoay quanh các vấn đề như: có nên đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai không, quyền cơ bản của công dân nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng nào, tổ chức quyền lực nên được sửa đổi ra sao để vừa chống nguy cơ lạm quyền, vừa bảo vệ dân quyền.
Liên quan đến những câu trả lời của Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, tôi thấy còn một số vấn đề chưa thực sự sáng tỏ, cần tiếp tục trao đổi để làm rõ như sau:

ĐỒNG TIỀN VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC

Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo tại lớp học. Ảnh: Báo Giáo dục Việt nam

Nguyễn Minh Tuấn
Đọc bài viết “Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo ngay trên lớp học” đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam ngày 20/4/2012 tôi thực sự bất ngờ, vì không hiểu tại sao học viên Lê Trần Công - một học viên đã lớn tuổi, học ở bậc học cao như vậy lại có thể nghĩ nông cạn và có cách ứng xử thiếu suy nghĩ như vậy. Không hiểu lý do gì mà học viên này tự cho mình cái quyền vô lễ với thầy giáo và lớn tiếng trước lớp rằng “Tôi đóng tiền, tôi học". Không biết có bao nhiêu người như học viên này vẫn lầm tưởng rằng đồng tiền là thước đo mọi chuẩn mực của xã hội, có tiền là có tất cả? 

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

CƠ CHẾ BẢO HIẾN Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 9/4/2012,
truy cập đường link gốc tại đây, bản đầy đủ hơn tại đây


Bảo hiến ngày nay là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác động trực tiếp đến cả hệ thống pháp luật. Mô hình bảo hiến ở Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những mô hình bảo hiến tân tiến rất đáng tham khảo đối với nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn xây dựng một cơ chế bảo hiến thành công, triệt để theo nghĩa hiện đại.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả cho rằng có ba nguyên nhân cơ bản đảm bảo cho thể chế bảo hiến ở Đức thành công:

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

VÌ SAO CƠ CHẾ BẢO HIẾN THÀNH CÔNG Ở ĐỨC?

Nguyễn Minh Tuấn

Trong bài viết "Thêm một lời bàn về thể chế bảo hiến" đăng trên Tạp chí Tia sáng ngày 29/3/2012, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa đã chỉ ra rằng chúng ta có thể dễ dàng vay mượn một mô hình nào đó giống như một chiếc vương miện vào xứ mình, nhưng vấn đề đặt ra là liệu vương miện ấy có  tỏa sáng quyền uy, có bảo vệ được dân quyền thực sự được hay không mới là điều thực sự cần bàn. Tôi hoàn toàn đồng tình và chia sẻ với những trăn trở này. Cơ chế bảo hiến thực tế chỉ có thể ra đời và phát huy tác dụng tích cực khi nó được đặt trong những điều kiện của một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, cùng với những đảm bảo cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Nhiều học giả hiện nay đánh giá cao cơ chế bảo hiến ở Đức, coi đây là một trong những mô hình thành công trên thế giới và rất đáng tham khảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là vì sao cơ chế bảo hiến lại có thể thành công ở Đức, ẩn sau thành công ấy là những điều kiện, tiền đề nào? Bài viết dưới đây tôi xin chia sẻ quan điểm cá nhân cùng góp bàn, lý giải về vấn đề này.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng sở dĩ cơ chế bảo hiến ở Đức có thể thành công là do cơ chế này đã hội tụ được đầy đủ cả ba điều kiện cơ bản sau đây:

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ MICHAEL SANDEL VỀ CÔNG LÝ

GS Michael Sandel, Ảnh: NewStatesman
GS Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard. Bài giảng dưới đây của ông bàn về nhiều vấn đề như công lý, bình đẳng, dân chủ, đạo đức, pháp luật v.v... 
Đây là những vấn đề mà lâu nay vẫn thường được nhiều người hiểu là khô khan, phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên khi nghe GS Michael Sandel giảng người ta thấy điều ngược lại, vấn đề trở nên thú vị, sinh động và thiết thực đến không ngờ. Thông qua việc đưa ra các ví dụ, các câu hỏi mở, cùng lối dẫn dắt vấn đề đầy thuyết phục, ông đã đưa tất cả người học cùng tham gia vào một cuộc chơi khoa học - một cuộc chơi mà ai cũng muốn tham gia, khi tham gia ai cũng phải tư duy, phải suy nghĩ và mọi người đều cùng được hưởng lợi từ cuộc chơi ấy. 

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM CHO THẤY DÂN QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: BBC Vietnamese, đăng ngày 26/3/2012, đường link gốc tại đây
Theo dự thảo đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa thống nhất việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm với các chức danh do Quốc hội bầu, bao gồm cả Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Dự thảo này được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo ngày thứ sáu 23/3, sau khi Ủy ban Thường vụ có phiên thảo luận đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.[1]

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ THĂM DÒ TÍN NHIỆM Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 26/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây

Bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ của Nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Bỏ phiếu tín nhiệm phải mang trong nó ý nghĩa cải tổ, xây dựng, ngăn chặn sự tồn tại kéo dài một Chính phủ yếu kém.
Ở CHLB Đức, công cụ quan trọng nhất của Hạ nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực Chính phủ là Hạ viện có quyền tuyên bố bất tín nhiệm Thủ tướng.
Lần đầu tiên trong lịch sử của Đức vấn đề Hạ nghị viện có quyền bỏ phiếu  tín nhiệm Thủ tướng được đặt ra tại Điều 54 Hiến pháp dân chủ của Cộng hòa Weimar năm 1919. Sau một thời gian thực hiện, qui định này tỏ ra bất cập, vì theo qui định này Hạ viện có quyền bất tín nhiệm Thủ tướng, nhưng không qui định nghĩa vụ của Hạ viện phải đồng thời tìm ra được một người kế nhiệm thay thế Thủ tướng xứng đáng hơn. Những nhà khoa học và các chính trị gia cho rằng qui định này không chứa đựng trong đó yếu tố xây dựng hay cải tổ (destruktives Missvertrauensvotum) và có thể dẫn tới nguy cơ chia rẽ nội bộ hoặc duy trì một Chính phủ yếu, thiếu bền vững.[1]
Rút kinh nghiệm từ Hiến pháp cộng hòa Weimar, Luật cơ bản (LCB) của Cộng hòa liên bang Đức[2] sau này tại Điều 67 Khoản 1 Câu 1 đã qui định Hạ viện chỉ có thể tuyên bố chính thức bất tín nhiệm Thủ tướng khi Hạ nghị viện đã bầu ra được một Thủ tướng kế nhiệm mới với tỷ lệ đa số tuyệt đối. Quy định này được gọi là bỏ phiếu tín nhiệm có tính chất xây dựng và cải tổ (konstruktives Missvertrauensvotum).[3]

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

BA GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA LUẬT CƠ BẢN ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
 Nguồn: Báo NguoiViet.de
đăng ngày 14/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Luật cơ bản (Grundgesetz) là văn bản pháp lý có giá trị và hiệu lực cao nhất trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật ở Đức hiện nay. Hơn 60 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, văn bản pháp lý này vẫn chứng tỏ sức sống kì diệu của nó và vẫn tiếp tục có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung trên nhiều phương diện ở nước Đức. Câu hỏi đặt ra vậy đâu là những giá trị căn bản nhất, những giá trị có tính chất nền tảng, quyết định nhất khiến cho văn bản pháp lý này có sức sống lâu dài như vậy? Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng Luật cơ bản Đức có ba giá trị cốt lõi nhất và có ý nghĩa nhất sau đây:

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

KHI PHÁI ĐẸP KHÔNG CÒN LÀ CHÍNH HỌ


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de
đăng ngày 10/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Phụ nữ là ai? Phụ nữ là người có nhiều thiệt thòi, nhưng...họ cũng là người có những ưu ái mà đàn ông không thể có, đó là họ xinh đẹp, họ là phái đẹp và có thiên chức làm vợ, làm mẹ. 

Nhiều ưu ái thế, nhưng nhiều người vẫn không ngừng đấu tranh cho cái gọi là bình đẳng nam nữ một cách thái quá. Liệu họ có biết rằng THẾ GIỚI NÀY KHÔNG CÓ VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ SỰ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TUYỆT ĐỐI hay không?

Nam nữ sinh ra vốn đã là khác nhau và bất bình đẳng. Tự nhiên đã là như thế. Phụ nữ đấu tranh cho bình đẳng, vậy thì xin hãy cứ tiếp tục đấu tranh, hãy cứ làm những gì mình muốn, nhưng hãy cẩn thận, HỌ SẼ KHÔNG CÒN LÀ PHỤ NỮ NỮA, nếu như họ cứ muốn cái gì cũng phải như nam giới hoặc là hơn nam giới.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

XIN HÃY LÀ MỘT NGÀY BÌNH THƯỜNG

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de,
đăng ngày 8/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây


Đã qua lâu rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ một kỉ niệm mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đó là ngày 8/3 đầu tiên sống trên nước Đức.

Hôm đó, vì nghĩ là ngày quốc tế phụ nữ, tôi hồ hởi đến trường từ rất sớm, chúc mừng bà thư ký và các bạn nữ đồng nghiệp. Khi tôi chúc mừng mọi người ai cũng ngỡ ngàng, ngạc nhiên và...cười, vì chẳng ai nhớ hôm đó là ngày quốc tế phụ nữ cả. (!?)

Ngày hôm đó tôi đã có một buổi trao đổi thật sự rất thú vị với bạn đồng nghiệp của mình. Bạn chia sẻ rằng đã có một thời ở Đông Đức (DDR) người ta rêu rao khẩu hiệu "bình đẳng" (Gleichheit), nhưng thực tế đây là một khái niệm mơ hồ, không tưởng, những điều chỉ tồn tại ở trên thiên đường, còn ở Tây Đức (BRD) thì người ta thực tế hơn, họ đấu tranh đòi các quyền tự do (Freiheit) như tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đình công, tự do nghiên cứu khoa học, quyền được tham gia vào đời sống chính trị.... Sau này khi nước Đức thống nhất và cho đến hôm nay, phụ nữ Đức đã được hưởng những quyền tự do như thế, không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật mà được thực thi, hiện hữu trong cuộc đời thực.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

GÓP BÀN VỀ TỘI DANH GIẾT NGƯỜI VÀ VỤ VIỆC ĐOÀN VĂN VƯƠN

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de,
đăng ngày 7/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây

Liên quan đến tội giết người, TS. Nguyễn Sỹ Phương đã có loạt bài viết đăng trên Tia sáng phân tích các khía cạnh khác nhau của tội phạm này theo Luật hình sự Việt nam và Luật hình sự Đức. Tiếp tục góp bàn về chủ đề này, trong phần trình bày dưới đây tôi xin chia sẻ hai vấn đề: So sánh qui định về vấn đề tội phạm, tội giết người đã hoàn thành và tội giết người chưa đạt căn cứ theo Bộ luật hình sự (BLHS) Đức và Bộ luật hình sự Việt nam và đưa ra quan điểm riêng về việc có hay không hành vi phòng vệ chính đáng của Đoàn Văn Vươn theo pháp luật hình sự Việt Nam.
1. So sánh vấn đề tội phạm, tội giết người và phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự Đức và Bộ luật hình sự Việt nam
a. Vấn đề tội phạm
TS. Nguyễn Sỹ Phương trong bài viết “Bàn định tội danh giết người”[1] đã cho rằng: "Ở Đức, những tội hình sự liên quan tới tính mạng con người, nếu chia theo dấu hiệu hậu qủa tội phạm, có thể phân loại thành 2 nhóm tội danh, nhóm tội danh chấm dứt sự sống của nạn nhân, tức phải có dấu hiệu người chết, và nhóm tội danh không chấm dứt sự sống nạn nhân, không có dấu hiệu người chết. Nhóm tội danh có động cơ chấm dứt sự sống con người nhưng không có dấu hiệu chết người, gồm tội danh, như: – Tội mưu sát (khi chưa hành động). – Tìm cách giết người, hay còn gọi giết người bất thành (hành vi giống tội giết người, nhưng nạn nhân may mắn không chết)."

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

TRAO ĐỔI VỀ BÀI VIẾT: “TỘI GIẾT NGƯỜI KHÔNG CÓ NGƯỜI CHẾT?”

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 22/2/2012,
truy cập đường link gốc tại đây


Tạp chí Tia sáng ngày 20/2/2012 có đăng bài viết Tội "giết người" không có người chết? của tác giả TS. Nguyễn Sỹ Phương. Bài viết có rất nhiều thông tin thú vị, đề cập đến những vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, sau khi đọc bài viết, tôi thấy có một vài vấn đề còn chưa rõ, rất mong được trao đổi, học hỏi thêm về mặt khoa học cùng với tác giả và bạn đọc dưới đây:

- Cần phân biệt “tội giết người đã hoàn thành” và “tội giết người chưa đạt”

TS. Nguyễn Sỹ Phương cho rằng: "Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết. [….]Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.”

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

CON HÁT MẸ KHEN HAY VÀ THÔNG ĐIỆP CẦN VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

Nguyễn Minh Tuấn

Quỳnh Anh và phụ huynh. Ảnh: Vietnamgottalent.info
Tài năng đích thực hay chỉ là con hát mẹ khen hay?

Chương trình giải trí trên truyền hình có tên Vietnam‘s got Talent đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Sau khi chương trình tuần vừa qua khép lại, đã có rất nhiều người bàn luận về tiết mục biểu diễn của thí sinh Quỳnh Anh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sẽ chẳng có gì đáng để „ồn ào“ như thế, nếu như chỉ thuần túy là việc dự thi và không được lựa chọn để đi tiếp vào vòng sau. Tuy nhiên trường hợp „không được lựa chọn“ này lại không bình thường như những trường hợp khác.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

CÂU CHUYỆN TRÍ THỨC HAY LÀ BÀN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HIỂU BIẾT

Tác giả: Giản Tư Trung 
 Nguồn: Tạp chí Tia sáng,  
đăng ngày 30/1/2012, 
truy cập đường link gốc tại đây

Bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết
“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

LUẬN VỀ TRÍ THỨC

Ảnh chụp dòng chữ in trên đường Thanh Niên, 
dịp Hà Nội có diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội
Nguồn: Ảnh của Nguyễn Hồng Kiên.
Nguyễn Minh Tuấn

Về lý thuyết từ lâu trên thế giới người ta đã phân biệt hai khái niệm trí thức (intellectuals) và trí thức của công chúng (public intellectuals). Hiểu một cách khái quát nhất thì bất kỳ ai có cống hiến, làm giàu cho sự hiểu biết chung của nhân loại (life of mind) đều có thể được coi là trí thức (intellectuals). Một người được coi là trí thức của công chúng - public intellectuals, khi người trí thức ấy, ngoài chuyên môn của mình, còn là người trí thức dấn thân, người dùng cái TRÍ của mình để PHẢN BIỆN, DẪN DẮT, THỨC TỈNH XÃ HỘI.


Tuy nhiên đi vào cụ thể, vấn đề rắc rối nằm ở chỗ căn cứ vào tiêu chí nào để gọi là "trí thức", dựa vào mức độ nào để đo sự "cống hiến, làm giàu cho sự hiểu biết chung của nhân loại"? Căn cứ vào trình độ học vấn, khả năng nhận thức, công việc họ đang làm, đóng góp cụ thể về khoa học hay dựa trên sự phản biện xã hội, tinh thần dấn thân vì xã hội của người đó hay tất cả những tiêu chí đó?

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

SỰ KIỆN TIÊN LÃNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Nguyễn Minh Tuấn

Liên quan đến vụ việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã trả lời phóng viên báo Người lao động rằng: Ông không theo dõi vụ việc này.

Với câu trả lời này, có thể có hai khả năng xảy ra: 

- Khả năng thứ nhất: vị Phó chủ nhiệm này không đọc báo, không nghe đài, không xem truyền hình nên hoàn toàn không có thông tin gì để trả lời; 

- Khả năng thứ hai: có nghe, có biết về vụ việc, nhưng vì sợ trách nhiệm, sợ rằng nếu trả lời không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến cái ghế Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của ông, vì thế ông đã trả lời là "không theo dõi vụ việc này".

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

VỤ VIỆC NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA

Nhà báo Hoàng Khương. Nguồn ảnh: Báo GDVN
Nguyễn Minh Tuấn
Vụ việc liên quan đến nhà báo Hoàng Khương đang trong quá trình điều tra. Khi không phải người trong cuộc, chưa có phán quyết chính thức của Tòa, mới chỉ dựa vào những thông tin sơ bộ mà cảnh sát điều tra đưa ra, cũng như qua bản tường trình của Hoàng Khương, tôi nghĩ để tránh cảm tính có lẽ cũng không nên vội vàng kết luận bất cứ điều gì về vụ việc này.
Tôi xin đưa ra một số giả thiết (câu hỏi trao đổi) để bạn đọc quan tâm tiếp tục bàn thảo, suy ngẫm. Cùng nhau nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, càng có nhiều ý kiến, chắc chắn vấn đề sẽ rõ ràng, sáng tỏ hơn:
1. Theo luật có cần thiết phải tiến hành bắt giam phóng viên Hoàng Khương không? Bắt phóng viên Hoàng Khương là về việc "tham gia đưa hối lộ" hay việc "gài bẫy"? hay cả hai? 
2. Xem xét toàn diện hành vi vi phạm (nếu có):
- Xem xét động cơ thực hiện hành vi (nếu có) của nhà báo Hoàng Khương là gì?
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đến đâu?
- Có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không hay chỉ dừng lại ở việc vi phạm pháp luật hành chính với hành vi “đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 26 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ) hay hoàn toàn không vi phạm pháp luật?

SỨC MẠNH CỦA BÁO CHÍ Ở ĐỨC

Tổng thống CHLB Đức Christian Wulff,
 Nguồn ảnh (Quelle): http://www.bundespraesident.de/
Nguyễn Minh Tuấn

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng Đức có nhiều bài viết bàn về vụ việc liên quan đến Tổng thống đương nhiệm Christian Wulff.
Nội dung vụ việc có thể được tóm lược như sau:
Trung tuần tháng 12, báo Bild đã đưa tin Tổng thống Wulff vào năm 2008 đã vay 520.000 Euro từ vợ của một doanh nhân với mức lãi suất thấp hơn thị trường. Sau đó ông đã dùng khoản tiền này để xây nhà.
Trước khi Wulff trở thành Tổng thống, ông đã không công bố khoản vay này. Người ta cũng đặt ra những nghi vấn liệu có vấn về mờ ám giữa ông và người đã cho vay hay không khi mức lãi suất thấp như vậy?
Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi Tổng thống Wulff đã trực tiếp gọi điện cho Tổng biên tập báo Bild. Không nói chuyện được trực tiếp, ông đã để lại tin nhắn trong hộp thư trên điện thoại di động với những lời lẽ tức giận, yêu cầu tờ báo phải rút lại bài viết về khoản vay của ông.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

HIẾN PHÁP 1946: THỂ HIỆN CƠ CHẾ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 14/12/2011,
truy cập tại đây

Ngày 12/12/2011, Tạp chí Tia sáng có đăng tải bài viết: "Học từ Hiến pháp 1946: Cần nhìn nhận cả ưu điểm và hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị Hường. Trong bài viết này, tác giả cho rằng “hạn chế của Hiến pháp 1946: tập quyền chứ không phải phân quyền” và đưa ra những căn cứ mà theo tôi chưa thực sự thuyết phục. 

1. Khi đọc bài viết, tôi không rõ tác giả bài viết hiểu “phân quyền” và “tập quyền” là theo nghĩa nào.
Montesquieu
cha đẻ học thuyết phân quyền trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" hoàn toàn không dùng khái niệm "phân chia quyền lực tuyệt đối” (Séperation des pouvois), mà là “phân công quyền lực” (Distribution des pouvois)[1]. Ông cho rằng bản chất khi có quyền lực là dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, vì vậy cần phải phân công, kiểm soát và giới hạn quyền lực để tránh lạm quyền và bảo vệ dân quyền[2]. Thực tế ngày nay ngay cả ở Mỹ, một nước theo chủ thuyết "phân quyền cứng rắn" cũng không tồn tại một sự "phân quyền tuyệt đối" giữa lập pháp và hành pháp, điều này một phần do quan hệ ràng buộc của hai viện và Chính phủ trong hoạt động lập pháp, một phần do tính chất quan hệ giữa các đảng phái không tĩnh mà luôn động[3]. Đưa ra những căn cứ lịch sử và thực tế như vậy để thấy rằng không có sự phân quyền tuyệt đối, mà chỉ tồn tại sự phân công tương đối, tồn tại song hành với việc kiểm soát và cân bằng quyền lực.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Nguyễn Minh Tuấn*
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 8/12/2011, truy cập tại đây

Bên cạnh việc được nhìn nhận dưới góc độ là những định chế, pháp luật còn có xu hướng được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa,  mục đích là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới – những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.

Lâu nay pháp luật thường được nhìn nhận dưới góc độ là những định chế có tính chất “quan phương” từ phía nhà nước hay nói cách khác pháp luật được hiểu là tổng thể các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tồn tại một xu hướng tiếp cận pháp luật khác – xu hướng nhìn pháp dưới góc độ văn hóa1,  mục đích là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới –những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

KHÔNG THỂ NHÂN RỘNG MỘT CÁCH LÀM ĐỘC ÁC VÀ TÙY TIỆN

Công an quăng lưới 
bắt người vi phạm giao thông 
Ảnh: Pháp luật TPHCM
Nguyễn Minh Tuấn

Thực hiện Chỉ thị 04 của UBND Thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công an thành phố này đã áp dụng hình thức quăng lưới bắt người vi phạm giao thông. Họ còn cho biết thêm là sau khi nghiên cứu và kiểm nghiệm, sáng kiến này sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc (Xem đầy đủ bài viết tại đây).

Thật lạ kỳ. Không ở đâu trên thế giới, trong thế kỷ 21 này mà cảnh sát giao thông bỗng trở thành "những người đánh bắt cá" trên cạn người vi phạm giao thông trở thành những "con cá mắc lưới" phản cảm, hài hước như ở thành phố Thanh Hóa này. 

Không rõ việc "quăng lưới bắt người" của công an thành phố này là dựa trên cơ sở qui phạm pháp luật nào của nhà nước. Khi áp dụng các biện pháp xử lý, chủ thể áp dụng pháp luật (cụ thể ở đây là công an thành phố Thanh Hóa) bắt buộc phải căn cứ vào "tính chất và mức độ" của hành vi vi phạm (Điều 3, Khoản 5, Pháp lệnh xử lý VPHC 2002, sửa đổi 2007, 2008). Hành vi vi phạm giao thông, nếu chỉ dừng lại là vi phạm hành chính thông thường, thì không có bất cứ lý do gì có thể áp dụng các biện pháp dành cho tội phạm nguy hiểm và trong tình thế cấp thiết được. Việc áp dụng biện pháp giăng lưới bắt người như ở TP Thanh Hóa kể trên rõ ràng là rất nguy hiểm và không tương xứng với một hành vi vi phạm hành chính thông thường.

Có người cho rằng đây là cách làm "độc đáo"(!?). "Độc đáo" hay "độc ác" khi việc quăng lưới của cảnh sát giao thông có thể khiến người vi phạm giao thông bị ngã, dẫn đến tử vong hoặc người vi phạm có thể đâm vào người đi đường khác gây tai nạn. Hậu quả này là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Từ góc độ quản lý xã hội, cách làm này thể hiện lối nghĩ thiển cận và phản ánh sự bất lực của thành phố Thanh Hóa trong việc xử lý vi phạm. Người tham gia giao thông dù có vi phạm hành chính thì họ vẫn là người. Là người chứ không phải là "" mà tùy tiện dùng lưới để quăng bắt. 

Về xử lý những hành vi vi phạm giao thông, có lẽ nên học tập cách làm văn minh ở các nước tân tiến hiện nay. Một mặt chỉ dẫn, giáo dục và quản lý chặt chẽ các dữ liệu của người tham gia giao thông, mặt khác kiên quyết xử lý người vi phạm, tăng mức phạt đối với những người cố tình không chịu nộp phạt, bất chấp, coi thường pháp luật (Mời bạn đọc tham khảo cách làm ở Đức hiện nay mà tôi đã phần nào bình luận trong bài viết "An toàn và trật tự xã hội - nhìn từ hệ thống các biển báo ở Đức", đăng trên Tia sáng ngày 23/4/2011, để thấy rõ với cùng một vấn đề, nước họ xử lý như thế nào và ta thì xử lý như thế nào, cách làm nào sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân tốt hơn, cách làm nào sẽ khiến cho cảnh sát giao thông nhàn hơn mà hiệu quả vẫn cao hơn). 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

GỬI CÁC BẠN SINH VIÊN LUẬT NĂM THỨ NHẤT

Nguyễn Minh Tuấn 

Bạn là sinh viên luật năm thứ nhất?

Bạn còn bỡ ngỡ, lúng túng và chưa biết phải bắt đầu như thế nào để học luật có hiệu quả nhất?
 
Hôm nay, tôi có vài lời chia sẻ - những lời chia sẻ chân thành từ kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi - gửi đến bạn. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy điều gì đó có ích cho mình từ những chia sẻ này.

Muốn đi đến một cái đích nào đó, có rất nhiều cách khác nhau. Có người đi bộ, có người đi xe máy, có người đi ô tô, có người đi máy bay và...có người đi mãi, đi mãi nhưng đi lạc đường và không bao giờ đến. 

Làm thế nào để đi đến đúng đích, một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất? Đây chính là vấn đề tôi muốn chia sẻ với bạn - vấn đề phương pháp, cụ thể hơn là cách thức, chiến lược học luật sao cho hiệu quả nhất. 

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

ĐẠI DIỆN CHO NHÂN DÂN CẢ NƯỚC

ĐBQH Nguyễn Minh Hồng, Ảnh: Đại biểu quốc hội.
Nguyễn Minh Tuấn*
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 16/11/2011, truy cập tại đây.

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho lợi ích, cho tiếng nói của nhân dân cả nước. Để làm được nhiệm vụ này, các đại biểu quốc hội cần được đảm bảo về mặt vật chất, đảm bảo thời gian và đảm bảo tự do đề xuất ý kiến của mình.
Khi trình dự luật nhà văn, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Hồng đã từng trả lời báo chí rằng: "nếu phải lựa chọn giữa Luật biểu tình và Luật nhà văn thì ông vẫn chọn Luật nhà văn”.1 Gần đây nhất khi phóng viên Báo Đất Việt đặt câu hỏi vì sao cần phải có Luật nhà văn, thì ông lại trả lời rằng: "…tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra… Tôi chỉ muốn bảo vệ quyền lợi các nhà văn, vì tôi cũng là nhà văn”.2
Vậy là đã rõ Đại biểu Nguyễn Minh Hồng “chưa nghĩ ra vì sao cần dự luật đó” nhưng vẫn cứ trình và mục đích của ông là để bảo vệ quyền lợi của Hội Nhà văn.