Hiển thị các bài đăng có nhãn Công trình của đồng nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công trình của đồng nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2024

KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT - MỘT DẪN NHẬP VÀO LÝ THUYẾT

 GIỚI THIỆU SÁCH: 

KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT - MỘT DẪN NHẬP VÀO LÝ THUYẾT

TÁC GIẢ: JOSEPH JAZ

DỊCH GIẢ: HUỲNH THIÊN TỨ

LỜI GIỚI THIỆU: PGS.TS. TRẦN KIÊN,

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Joseph Jaz (1939-2022) là một trong những nhà lý thuyết pháp luật tiêu biểu nhất của trường phái pháp luật thực chứng hiện đại. Tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông là cuốn Khái niệm hệ thống pháp luật - Một dẫn nhập vào lý thuyết mà quý vị đang cầm trên tay. Cuốn sách này có ý nghĩa quan trọng đến mức nhiều nhà nghiên cứu khoa học pháp lý cho rằng thông qua nó Joseph Jaz đã mở cánh cửa để bước vào chủ nghĩa thực chứng pháp lý. Sẽ rất đáng tiếc nếu quý vị muốn tìm hiểu về chủ nghĩa thực chứng pháp lý nhưng lại bỏ qua cuốn sách quan trọng này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến quý độc giả, đặc biệt là các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành luật. Cuốn sách được mua bản quyền, được dịch bởi dịch giả Huỳnh Thiên Tứ và tổ chức phát hành bởi Omega Plus Books. Sách được bán rộng rãi tại các nhà sách trên toàn quốc.

Trân trọng giới thiệu!

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

HỌC Ở HIẾN PHÁP NĂM 1946

 
Muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền trước hết phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Bản Hiến pháp dân chủ là bản Hiến pháp phải do toàn dân hoặc Quốc hội lập hiến thông qua và phải được đặt ở vị trí cao hơn nhà nước. Nói một cách khác muốn tránh lạm quyền thì quyền lực nhà nước phải bị giới hạn bởi chính bản Hiến pháp dân chủ đó. Trong lịch sử chúng ta đã từng có một bản Hiến pháp được xây dựng trên tinh thần dân chủ như thế đó là Hiến pháp năm 1946.
Ý kiến của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng trong bài viết dưới đây một lần nữa khẳng định cần phải "học ở Hiến pháp 1946", học ở những giá trị lập hiến mà chúng ta đã có trong lịch sử từ cách đây hơn 60 năm. Rất nhiều những nhà khoa học khác cũng đã lên tiếng đồng tình với việc cần phải trở lại với những giá trị của Hiến pháp 1946, trở lại với những giá trị đích thực của Hiến pháp. 
Mong rằng quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân sẽ được qui định và được hiện thực hóa trong lần sửa đổi Hiến pháp tới đây.  
Đất nước này là đất nước của hơn 90 triệu đồng bào. Vì thế xây dựng một nhà nước của dân thì không thể khác hơn nhân dân phải có quyền được phúc quyết Hiến pháp.
NMT