Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU HƠN 5 NĂM THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP

Nguyễn Minh Tuấn 
Những vấn đề đặt ra sau hơn 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, in trong sách: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Thi hành Hiến pháp năm 2013 thực trạng và những vấn đề đặt ra (Sách tham khảo), Nxb chính trị quốc gia sự thật, năm 2019, tr. 645-663.
Trong bài viết này tác giả đã làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã chỉ ra tính thiếu khách quan trong cơ chế bảo hiến khi Quốc hội vừa là cơ quan "thực hiện quyền lập hiến", vừa là cơ quan có quyền "bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp". Thứ hai, tác giả cũng đã nêu những bất cập trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ Hiến pháp, đưa ra những con số đáng báo động về vi phạm Hiến pháp, những hình thức vi phạm Hiến pháp và cuối cùng thứ ba, tác giả đã đề xuất 5 vấn đề nhằm xây dựng và phát triển cơ chế bảo hiến ở Việt Nam bao gồm: 1) Xây dựng tinh thần chủ nghĩa Hiến pháp; 2) Xây dựng cơ chế tài phán Hiến pháp; 3) Xác định rõ nội dung được bảo vệ trong Hiến pháp, các nguyên tắc xét xử vi phạm Hiến pháp và thiết lập các cơ chế cho việc giải thích Hiến pháp; 4) Thiết lập các điều kiện bảo đảm cho cơ chế bảo hiến và 5)Tiếp thu và áp dụng nguyên tắc tương xứng. 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ VỀ GIỚI HẠN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Số 7 (375)/2019, tr. 3-7, 73.

Giới hạn quyền con người, quyền công dân là một vấn đề pháp lý đã được ghi nhận ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề pháp lý bỏ ngỏ cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Giới hạn quyền hoàn toàn không phải là để vi phạm quyền, mà thực chất là để bảo vệ quyền một cách tốt hơn.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TRONG XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn, 
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư Pháp, 
truy cập tại đây


Hiện nay, những vấn đề khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố… diễn ra một cách đa dạng, phức tạp cả về quy mô và tính chất, mức độ. Mỗi quốc gia tùy từng điều kiện, hoàn cảnh có thể đưa ra cách thức, biện pháp xử lý khác nhau về vấn đề này, thậm chí có nhiều nước đã thể chế hóa thành quy tắc và có hiện thực khá “sinh động” trong việc xử lý những trường hợp này.

1. Kinh nghiệm về phân định rõ chức năng, thẩm quyền của liên bang và tiểu bang đối với việc xử lý các trường hợp khẩn cấp

Từ rất sớm các nhà lập hiến Đức đã dự liệu trước các vấn đề mà Nhà nước phải ứng phó, xử lý khi xảy ra những trường hợp bất thường do thiên tai, thảm họa hoặc khủng bố. Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức năm 1949 đã quy định trực tiếp về vấn đề quản trị nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp (bao gồm cả những trường hợp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố…). Những điều khoản này hiện thực hóa khả năng ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, bất thường xảy ra ở cả cấp liên bang và tiểu bang.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG NƯỚC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tạp chí dân chủ và pháp luật, 
Bộ Tư Pháp, truy cập: tại đây

Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề cập đến việc đề cao và phát huy “nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả những yếu tố khách quan như: Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội và những yếu tố chủ quan liên quan đến con người cụ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ những tác động của các nhân tố trong nước đến việc thực hiện nguyên tắc này.
1. Tác động từ yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội bao gồm: Các hệ chuẩn mực chính trị; chủ chương, đường lối, chính sách của đảng phái chính trị, chế độ chính trị… Những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thực hiện nguyên tắc pháp quyền, trong đó, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng chính trị là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Minh Tuấn, Sự thay đổi chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay, in trong sách: Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019, tr. 125-144.

Chức năng nhà nước là một vấn đề động, bởi lẽ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì số lượng, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước luôn có sự biến đổi liên tục. Trong một thế giới hiện đại ngày nay, việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ những thay đổi căn bản của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam.

NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013


Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (Đồng chủ biên), các tác giả: Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Thiều Hoa, Hòa Thị Thủy, Sách chuyên khảo: Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Văn Hiển làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu và giảng viên chúng tôi đã công bố cuốn sách chuyên khảo: "Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013". Đây là công trình khoa học tâm huyết, tiếp nối chuỗi nghiên cứu về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân - một trong những chủ đề còn rất mới mẻ và rất đáng được tập trung nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp xu hướng bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA THEO HÌNH THỨC QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 9/2018, tr. 79-89.
Kiểm soát quyền lực chính trị là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời sự hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ đặc trung của mô hình kiểm soát quyền lực chính trị ở một số quốc gia theo hình thức quân chủ lập hiến trên thế giới như Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Thái Lan, từ đó rút ra một số nội dung có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 11 (367), tr. 11-19.
Dân chủ đại diện là một trong những hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề phạm vi, hình thức, các điều kiện thực hiện và giải pháp để hoàn thiện dân chủ đại diện như thế nào ở Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất. Bài viết phân tích, làm rõ các hình thức thực hiện dân chủ đại diện trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.