Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

A STUDY ON THE HUMAN RIGHTS PROTECTION PARADIGM IN THE CHINESE LEGAL FAMILY – FOCUSING ON ANCIENT CHINA AND VIETNAM

A STUDY ON THE HUMAN RIGHTS PROTECTION PARADIGM 

IN THE CHINESE LEGAL FAMILY – FOCUSING ON 

ANCIENT CHINA AND VIETNAM 


NGUYEN MINH TUAN; LIAO XIAOYING; DINH VAN LIEM,

RUSSIAN LAW JOURNAL,

ISSN 2309-8678 (Print)

ISSN 2312-3605 (Online),

Volume - XII (2024) Issue 2, pp. 1899-1908

Link to download: 

https://www.russianlawjournal.org/index.php/journal/article/view/4593/2957

Abstract: We  can achieve human rights protection through  different methods. To safeguard human rights  means  to  uphold  the  fundamental  circumstances  that  uphold  human  dignity  in  a  time  and location. This article aims to examine the legal systems of ancient China and Vietnam within the Chinese Legal  Family.  It  explores  the  different  approaches  to  safeguarding  human  rights  within  this  legal framework,  highlighting  that  procedural  law  is  not  the  sole  method  of  human  rights  protection. Whether it is substantive law or a combination of substantive law and procedural law, they are just different styles of human rights protection, and the results are ultimately the same.

Keywords: Chinese Legal Family, human rights protection paradigm, procedural justice, China, Vietnam

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

VALUES OF PROTECTING HUMAN RIGHTS 

IN CRIMINAL PROCEDURAL CODE OF LE DYNASTY 

IN VIETNAM


Nguyen Minh Tuan
International Journal of Law, Justice and Jurisprudence
2024, Vol. 4, Issue 2, Part B, pp. 125-128. 
Int. J. Law Justice Jurisprudence, 2024; 4(2): 125-128
Download full text: https://www.lawjournal.info/article/131/4-2-14-318.pdf 




Abstract: Vietnam has possessed a distinct and exceptional Criminal Procedure Code known as the Criminal Procedure Code of the Le Dynasty since the latter part of the 18th century. While the Le Dynasty drew inspiration from Chinese law, they did not simply copy it. Instead, they created their own Criminal Procedure Code alongside the Criminal Code. Containing a total of 31 articles, this Code provides a comprehensive set of guidelines and protocols for addressing a wide range of cases, including murder, robbery, theft, gambling, and even crimes involving the mistreatment of innocent individuals. This approach, when placed in the historical context of that time, is truly unique. This Code is widely regarded as one of the earliest Criminal Procedure Codes in Eastern countries. The author of this article will examine the content and significance of this Code to highlight the importance of safeguarding human rights and legitimate interests. These values, as per the author's perspective, can be further upheld and advanced in the present circumstances. 

Keywords: Criminal procedural code, criminal code, le dynasty, protection of human rights, Vietnam

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

LEGISLATIVE VALUES 

IN THE LE DYNASTY'S CRIMINAL CODE

Nguyen Minh Tuan

VNU University of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

VNU JOURNAL OF SCIENCE: LEGAL STUDIES, VOL 39, NO. 3 (2023), PP. 1-9.

Abstract: The Criminal Code of the Le dynasty is one of the typical legal heritages of Vietnam. Many progressive values can be found in this Code to be inherited. In this article, the author points out the technical and content innovations of this Code in comparison with the Codes of Ly-Tran dynasties or Chinese law. Then, at the conclusion part, the author suggests some learned lessons relating to the values of this Code for the legislation of Vietnam today to continue to inherit.

Keywords: Criminal Code of Le dynasty, creativity, values, legislative technique, legislative content. 

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945




PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS.  Nguyễn Minh Tuấn, 
PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách này được biên soạn bởi Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội trong khuôn khổ Chương trình đào tạo thạc sĩ "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng", với sự tài trợ của Irish Aid thông qua Chương trình hợp tác Giáo dục Việt Nam - Ireland (VIBE). Đây cũng là kết quả của cuộc Hội thảo ngày 30/6/2020 về chủ đề "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trước năm 1945". Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện và nghiên cứu, giảng dạy về chính sách, pháp luật, về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng. 

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

LUẬT HỒI TỴ TRIỀU NGUYỄN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Nguyễn Minh Tuấn,
Trần Tuấn Kiệt
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 15/2020, tr. 17-23.

Trong các cơ quan chính quyền ở nước ta hiện nay, tình trạng "gia đình trị" hay hiện tượng "cả họ làm quan" không hiếm gặp. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tham nhũng nảy sinh và được che đậy.  Những vụ việc bất thường gần đây xảy ra đặt ra một câu hỏi phải chăng đang tồn tại lỗ hổng nào đó trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức?  Trong lịch sử Luật hồi tỵ được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự như trên xảy ra. Đây đã từng là một công cụ đắc lực của các triều đại quân chủ Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Các quy định hồi tỵ dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ thời Minh Mệnh đã được sử dụng như là một biện pháp thực sự hiệu quả để làm trong sạch đội ngũ quan lại, ngăn chặn tham nhũng và sự cát cứ quyền lực.  

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU HƠN 5 NĂM THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP

Nguyễn Minh Tuấn 
Những vấn đề đặt ra sau hơn 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, in trong sách: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Thi hành Hiến pháp năm 2013 thực trạng và những vấn đề đặt ra (Sách tham khảo), Nxb chính trị quốc gia sự thật, năm 2019, tr. 645-663.
Trong bài viết này tác giả đã làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã chỉ ra tính thiếu khách quan trong cơ chế bảo hiến khi Quốc hội vừa là cơ quan "thực hiện quyền lập hiến", vừa là cơ quan có quyền "bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp". Thứ hai, tác giả cũng đã nêu những bất cập trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ Hiến pháp, đưa ra những con số đáng báo động về vi phạm Hiến pháp, những hình thức vi phạm Hiến pháp và cuối cùng thứ ba, tác giả đã đề xuất 5 vấn đề nhằm xây dựng và phát triển cơ chế bảo hiến ở Việt Nam bao gồm: 1) Xây dựng tinh thần chủ nghĩa Hiến pháp; 2) Xây dựng cơ chế tài phán Hiến pháp; 3) Xác định rõ nội dung được bảo vệ trong Hiến pháp, các nguyên tắc xét xử vi phạm Hiến pháp và thiết lập các cơ chế cho việc giải thích Hiến pháp; 4) Thiết lập các điều kiện bảo đảm cho cơ chế bảo hiến và 5)Tiếp thu và áp dụng nguyên tắc tương xứng. 

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2017

Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2017

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là khoa học pháp lý cơ sở, là một nội dung quan trọng thuộc học phần bắt buộc Lịch sử nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
Từ những ngày đầu khi mới thành lập các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, trong đó có Khoa Luật, Đại học Tổng hợp (nay là Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã là một môn học bắt buộc, một môn học pháp lý cơ sở của ngành trong chương trình đào tạo luật.
Hiện nay, theo chương trình đào tạo tín chỉ, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một nội dung trong học phần bắt buộc Lịch sử nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo ngành luật (bao gồm ngành luật học, ngành luật kinh doanh và một số mã ngành mới), được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Đây là học phần có chức năng cung cấp các tri thức về pháp luật, chức năng tăng cường khả năng tư duy, khả năng lập luận của người học và chức năng định hướng cho người học trước khi tìm hiểu về các môn học pháp lý chuyên ngành.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

HIẾN PHÁP NĂM 1946 NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ


"Hiến pháp năm 1946 những giá trị lịch sử" là cuốn sách chuyên khảo do Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội ấn hành năm 2017. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết trong Hội thảo khoa học "70 năm Hiến pháp Việt Nam" do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Hà nội. Các bài viết xoay quanh việc làm rõ những giá trị của bản Hiến pháp này cả về mặt tư tưởng lập hiến, quy trình xây dựng Hiến pháp, tổ chức bộ máy và phương diện quyền con người, quyền công dân. 

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH THỜI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM

Có nhận định cho rằng người Pháp đã thất bại trong những lần cải lương hương chính ở Việt Nam. Tác giả bài viết lại cho rằng người Pháp đã có nhiều thành công. Đây là bài viết tham gia Hội thảo quốc tế "Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam" do Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung tâm nghiên cứu Quản trị và phát triển hải đảo thuộc Đại học Polynesie (PUF) và Trung tâm Luật về Y tế thuộc Đại học Aix-Marseille-Universite đồng tổ chức ngày 13/5/2016.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

PROTECTION OF PEOPLE'S INTERESTS UNDER QUOC TRIEU KHAM TUNG DIEU LE

Nguyen Minh Tuan, LL.D,
Vietnam Law & Legal Forum, Vol. 21, 2015, pp. 51-53.

The appearance of "Quoc Trieu Kham Tung Dieu Le" - a procedural code - marks a legislative achievement in the Le dynasty (1428-1788) in particular and feudal Vietnam in general. Its content clearly demonstrates the spirit of serving the people, respecting and protecting their legitimate interests. This spirit can be clearly seen in almost all provisions of the Code, with all the procedural stages from filing of lawsuits, scene inspection, adjudication, to judgment enforcement designed to ward off the casual and unfair application of law by feudal rulers and to protect the people's legitimate interests in the procedural process. 

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

SÁCH CHUYÊN KHẢO: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU HẬU LÊ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên)
Tập thể tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Duyên Thảo, ThS NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS NCS. Phan Thị Lan Phương, ThS NCS. Lê Thị Phương Nga


 Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789)[1] lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA CON NGƯỜI

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 
Số 1 (281), Tháng 1/2015, tr. 25-30.
Một trong những điểm tiến bộ của pháp luật triều Lê (1428-1788) nói riêng và pháp luật Việt Nam thời trung đại nói chung là đã có "một bộ luật tố tụng riêng biệt" - Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ. Nếu như ở Phương Đông thời trung đại nói chung thường có những Bộ tổng luật - tức những Bộ luật tổng hợp chứa đựng những quy định thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, thì sự tồn tại của Quốc triều khám tụng điều lệ với tính chất là Bộ luật riêng, độc lập về phương diện tố tụng cũng nói lên tính chất độc đáo, hiếm có của Bộ luật này. Nội dung của Bộ luật này thể hiện rõ nét tinh thần vì con người, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của con người. Tinh thần ấy được thể hiện thường trực ở hầu hết các quy định trong các thông lệ. Tất cả các giai đoạn từ nộp đơn kiện, đơn tố cáo, bước khám nghiệm hiện trường, xét xử, thi hành án, cho đến quy định về thời hiệu đều được thiết kế kèm theo những quy định nhằm ngăn chặn sự vi phạm từ phía quan lại, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con người. 

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ VÀ VIỆC MỞ RỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 6 (314)/ 2014, tr. 35-42, 62

Bài viết dưới đây góp phần thảo luận những tư duy căn bản về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, những ưu điểm và  hạn chế của những hình thức này, đồng thời đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra  phương hướng mở rộng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT?


Lịch sử pháp luật là những gì đã xảy ra rồi nên kém hấp dẫn? Không. Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại. Quá khứ là một kho kinh nghiệm. Muốn tìm những lời giải cho những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ.

Học lịch sử pháp luật chỉ là học thuộc? Không. Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc, không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.

Học lịch sử pháp luật là học nhiều? Không. Bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt, biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA DUY NHẤT VỀ NHÀ NƯỚC?

Nguyễn Minh Tuấn


Từ xưa đến nay, các vấn đề về nhà nước luôn là tâm điểm tranh luận của triết học, luật học, chính trị học trên thế giới, bởi lẽ nhà nước là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, đa dạng, và đặc biệt luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không có sự nhận thức toàn diện về nhà nước, thì khó có thể quản lý xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững và vì con người. Do vậy, việc xem xét, đánh giá về các học thuyết, tư tưởng khác nhau về nhà nước, cả trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Bài viết dưới đây đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về nhà nước, đồng thời góp bàn về xu hướng vận động của nhà nước trên thế giới hiện nay.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUỒN GỐC VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8 (304) năm 2013, tr. 3–9.
 
Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều những học thuyết khác nhau lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Những học thuyết này rất đa dạng và khác biệt. Sở dĩ xuất hiện nhiều học thuyết như vậy trước tiên là do khả năng nhận thức của con người mỗi thời kì là khác nhau, ngoài ra quá trình hình thành nhà nước lại diễn ra rất phức tạp, đa dạng ở mỗi khu vực địa lí và mỗi một nhà nước. Bên cạnh đó, lý giải nguồn gốc nhà nước còn phản ánh ý thức hệ, trong nhiều trường hợp đã có thời cách lý giải đó chỉ nhằm phục vụ lợi ích của bộ phận những người thống trị.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

CƠ SỞ CHO NIỀM TIN

Thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thời khắc đặc biệt đáng nhớ trong lịch sử Việt nam.
Thời khắc này đáng nhớ ít nhất bởi hai lẽ: chưa lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại nghèo khó đến như thế nhưng cũng chưa có lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại có NIỀM TIN đối với chính quyền, với tương lai của đất nước lớn lao đến như thế. 

Hãy cùng nhớ lại, sau Cách mạng, quốc khố lúc đó gần như trống rỗng, cả kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng, quá nửa trong số đó là tiền rách, nát, không tiêu được. Vậy mà chỉ trong Tuần lễ Vàng, trong một thời gian rất ngắn, nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Đáng lưu ý là riêng gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời lúc đó là 5.147 lượng vàng, một số tiền gấp đôi ngân khố của cả nước bấy giờ. 

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

ĐỘC LẬP MÀ DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC, TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ


Nguyễn Minh Tuấn

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ. Giá trị của độc lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". (1)
 
Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. “Tự do” của sáu mươi sáu năm trước hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.(2) Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

HÀNG NGÀN ĐIỂM KHÔNG THI ĐẠI HỌC MÔN SỬ: CHUYỆN BÌNH THƯỜNG?

 Nguyễn Minh Tuấn


Trước kết quả thê thảm của môn lịch sử trong kì thi đại học vừa qua, trả lời báo Tuổi trẻ ngày 30/7, người đứng đầu Bộ giáo dục đã cho rằng: "Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém. Vì vậy, qua quá trình thi lộ ra những học sinh kém là bình thường."


Tôi thực sự không hiểu ngài Bộ trưởng nói "bình thường" là theo nghĩa nào. Đúng là kì thi nào cũng cần phải mang tính phân loại, tìm ra người giỏi, người khá, người yếu kém. Nhưng vấn đề là số lượng, là tỉ lệ bài thi yếu kém đó là bao nhiêu trong tổng thể những người dự thi? Nếu tỉ lệ bài thi yếu kém quá nhiều, hàng nghìn thí sinh không làm được một chút nào, sau khi đã có một thời gian dài ôn luyện, đó chắc chắn phải được xem là việc rất bất bình thường và phải nghiêm túc xem xét lại từ cách dạy, cách học và cách đánh giá. Đơn giản hơn là giáo viên, nếu môn học giáo viên đó dạy mà có quá nhiều điểm 0, điểm yếu kém, thì việc đầu tiên người giáo viên cần làm là phải tự xem lại mình, mà có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Huống chi đây lại là người đứng đầu ngành giáo dục của cả một nước, kết quả thi thấp như thế, một thực trạng đáng báo động như thế, vậy mà ngài Bộ trưởng lại thản nhiên cho rằng đó là việc BÌNH THƯỜNG.

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

100% TIẾN SĨ VÀ SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÀM TIẾN SĨ Ở MỸ KHÔNG BIẾT TIẾNG ANH

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận chưa hết phản cảm, bức xúc về việc Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cán bộ cấp thành ủy quản lý đến năm 2020 phải có bằng Tiến sĩ, thì gần đây lại phát hiện ra việc một cán bộ có tên là Nguyễn Ngọc Ân lấy được bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không cần biết tiếng Anh. Từ một cử nhân tốt nghiệp tại chức kinh tế- quốc dân đặt tại Phú Thọ, vị này đã bỏ ra số tiền 17.000 USD để có được bằng Tiến sĩ. Trong thời gian làm TS (từ tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học chỉ có hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (nhưng có người phiên dịch sang tiếng Việt). Khi bảo vệ luận án, cũng có người phiên dịch cho ông từ đầu đến cuối. Ông đã cho biết rằng Trường Đại học Nam Thái Bình Dương không đặt điều kiện những nghiên cứu sinh như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào, mà chỉ cần gửi đề cương sang để nhà trường chỉnh sửa.

Từ thực tế trên, có hai câu hỏi cần đặt ra để bàn luận: I) Khi giá trị của bằng cấp bị hiểu sai sẽ dẫn đến hệ quả, tác hại gì cho xã hội? và II) Tiến sĩ là ai và thực chất học Tiến sĩ để làm gì?