Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn pháp luật và cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn pháp luật và cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (Đồng chủ biên), 

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, 

PGS.TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Thị Duyên Thảo

Tủ sách khoa học: MS: 602-KHXH-2024, 

ISBN: 978-604-43-2297-1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2024

Xã hội học pháp luật là một trong những lĩnh vực cơ bản của khoa học pháp lý và đào tạo luật học. Trên phương diện thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng, xã hội học pháp luật ngày càng có vị trí, vai trò, giá trị hữu ích trong xây dựng, thực hiện, áp dụng pháp luật, tạo lập văn hóa pháp luật; đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, quản trị quốc gia, quản trị địa phương. 

Nội dung Giáo trình này bao gồm những kiến thức cơ bản của xã hội học lý thuyết và xã hội học ứng dụng tập trung vào các lĩnh vực xây dựng pháp luật, thưucj hiện, áp dụng pháp luật, xã hội học vi phạm pháp luật, xã hội học tội phạm, xã hội học văn hóa pháp luật và giáo dục pháp luật, xã hội học về xung đột xã hội. Đồng thời trong cơ cấu của Giáo trình này còn có hợp phần về lịch sử hình thành, phát triển xã hội học pháp luật; các trường phái xã hội học pháp luật cơ bản; xã hội học trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật tư và xã hội học xung đột xã hội. 

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình này tới bạn đọc và mong muốn nhận được sự góp ý, gợi mở của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, sinh viên và đông đảo bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này trong các lần tái bản tiếp theo.

Trân trọng giới thiệu!

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 11 (367), tr. 11-19.
Dân chủ đại diện là một trong những hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề phạm vi, hình thức, các điều kiện thực hiện và giải pháp để hoàn thiện dân chủ đại diện như thế nào ở Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất. Bài viết phân tích, làm rõ các hình thức thực hiện dân chủ đại diện trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẦU CỬ

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 9/4/2015,
truy cập đường link gốc tại đây

Sự anh minh chính trị của một quốc gia nằm ở khả năng thiết lập và vận hành cơ chế bầu cử công bằng, chân thực để lựa chọn được người đại diện xứng đáng, phản ánh được chính xác ý chí và nguyện vọng của cử tri. Những ý kiến dưới đây được chia sẻ nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND sửa đổi đang được bàn thảo rộng rãi lấy ý kiến nhân dân, trước khi Quốc hội xem xét lần cuối để thông qua dự thảo luật này vào tháng 6 tới.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

QUỐC HỘI LẬP PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Góc nhìn,
Vnexpress, đăng ngày 8/5/2014,
truy cập đường link gốc tại đây.
Lập pháp là chức năng vốn có của Quốc hội. Thế nhưng ở Việt Nam việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật lại do rất nhiều cơ quan thực hiện.
Tính riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành một Hiến pháp sửa đổi, 17 luật, 22 nghị quyết của Quốc hội; 3 pháp lệnh, 8 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 215 nghị định của Chính phủ; 703 thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 106 thông tư liên tịch. Như vậy, tính sơ bộ trong một năm các văn bản được ban hành đã vượt con số 1.000 văn bản, chưa kể lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

VIỆT - ĐỨC ALUMNITALK: "CẢI CÁCH HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM - NHỮNG KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN"

Nguồn (Quelle):
Website của GS.TS. Thomas Schmitz,
truy cập đường link gốc tại địa chỉ:
http://www.thomas-schmitz-hanoi.vn/

Hơn hai thập niên sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992, Việt Nam mong muốn hóa giải những thách thức phải đối diện trong thế kỷ XXI trước tiên bằng việc cải cách toàn diện Hiến pháp. Việc làm này nhằm tạo ra những cơ sở tốt hơn nữa cho việc phát triển một nhà nước pháp quyền, nhà nước hợp hiến, ổn định và bền vững. Đầu năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Từ thời điểm đó đến mùa thu năm nay đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, rộng rãi, công khai và dân chủ về sửa đổi Hiến pháp. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, mà về cơ bản dựa trên cơ sở của bản dự thảo công bố ngày 17 tháng 10 năm 2013. Vậy đợt sửa đổi Hiến pháp này đã có những điểm mới quan trọng nào và những vấn đề gì vẫn chưa được ghi nhận? Liệu những sửa đổi này đã đáp ứng được kỳ vọng của các cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp? Đây chính là nội dung trọng tâm của cuộc Hội thảo Việt - Đức dành cho các cựu lưu học sinh đã từng học tập tại Đức vào ngày 12 tháng 12 năm 2013 tại Viện Goethe, Hà Nội. 

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

ÁN OAN 10 NĂM VÀ LỜI NHẮC "CÔNG BỘC"

    TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam,
đăng ngày 8/11/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Thượng tôn pháp luật là không có ai ở trên pháp luật và cũng không có ai không được pháp luật bảo vệ.
Ngày nào cũng cần là Ngày pháp luật
Bắt đầu từ năm nay, ngày 9/11 được chọn là Ngày pháp luật VN [1]. Khi ngày kỷ niệm đang đến gần cũng là lúc trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập hình ảnh người tù oan 10 năm vừa được trở về nhà. Sự việc này càng khiến chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của Ngày pháp luật.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

LUẬN BÀN VỀ SỰ CÔNG BẰNG

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 4/9/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Công bằng (justice) là một khái niệm luôn gây ra sự tranh cãi. Quan niệm thế nào cho đúng về sự công bằng? Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, cần phải nhìn nhận vấn đề công bằng như thế nào, và khả năng vận dụng vào thực tế ra sao để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho xã hội.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

VỤ BA TRẺ SƠ SINH TỬ VONG VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM

Ảnh: Vietnamnet

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận trong nước đang vô cùng bức xúc và đau lòng về vụ ba trẻ sơ sinh tử vong sau khi được tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Hôm nay, một Hội đồng chuyên môn gồm những Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành của Bộ Y Tế đã tuyên bố một kết luận rất mơ hồ: „nguyên nhân tử vong do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân…và đang chờ giám định[1]
Phải chăng chỉ cần tuyên bố „chưa rõ nguyên nhân“ và „chờ giám định“ là xong? Bộ Y Tế vốn "độc quyền" về thuốc các loại liên quan đến sống chết của bao người…nay lại kiêm luôn „độc quyền“ cả việc kết luận nguyên nhân tử vong hay sao?

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

QUYỀN BIỂU TÌNH Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Văn phòng Quốc hội, 
Số 12 (224)/ Tháng 6/2013, tr. 56-64



Biểu tình là quyền tự do của công dân. Cách ứng xử với quyền biểu tình của công dân từ phía công quyền phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp. [1] Mặc dù biểu tình là một quyền hiến định, nhưng ở Việt Nam, nhiều người còn tránh dùng từ này, thậm chí còn coi đây là một chủ đề “nhạy cảm”, không nên bàn. Biểu tình có thực sự “đáng sợ” thế không? Ở các nước văn minh hiện nay người ta quan niệm và có những cách thức nào để đưa hoạt động này vào trật tự, nề nếp? Trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm lập hiến, lập pháp ở CHLB Đức, bài viết đưa ra các đề xuất hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

GIỚI HẠN CỦA CÁC QUYỀN CƠ BẢN

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 31/5/2013,
truy cập đường link gốc tại đây


Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Ở Việt Nam, chủ đề này dường như vẫn còn bỏ ngỏ, ít được bàn thảo, quan tâm. Bài viết dưới đây chia sẻ một số thông tin căn bản về phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức.
Điều 15 Khoản 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.” Đây là một qui định rất mới, một bước tiến mới của dự thảo Hiến pháp, vì lần đầu tiên trong Hiến pháp có một qui định về giới hạn các quyền cơ bản. Tuy nhiên có thể dễ dàng thấy ngay hạn chế của qui định này là không định lượng rõ mức độ giới hạn ra sao đối với các quyền cơ bản và bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

QUYỀN BIỂU TÌNH: NÊN QUI ĐỊNH THẾ NÀO?

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 14/3/2013, 
truy cập đường link tại đây (Dưới đây là bản gốc gửi Tia sáng)
Hiến pháp là nền tảng tạo nên sự an toàn pháp lý cho cả một hệ thống pháp luật. An toàn pháp lý trong Hiến pháp chỉ tồn tại khi người dân thấy được mình ở trong đó, thấy mình được bảo vệ thông qua sự minh bạch, rạch ròi, và có thể tiên liệu trước ở ngay chính trong từng Điều luật. Biểu tình là môt quyền căn bản trong số rất nhiều những quyền khác cần thiết phải có một sự an toàn pháp lý như thế.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

ÁN LỆ TRONG TƯƠNG LAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Luật thành văn dù có chặt chẽ, rõ ràng, ổn định, song cũng ẩn chứa những hạn chế cố hữu là cứng nhắc, giáo điều và nhiều khi đi sau thực tiễn cuộc sống. Án lệ chính là một dạng nguồn quan trọng của pháp luật[1], bổ khuyết cho những nhược điểm đó.  
Không phải đến bây giờ vấn đề án lệ mới được đặt ra ở Việt Nam, mà thực tế trong lịch sử pháp luật Việt Nam, từ thế kỷ thứ 15, Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều điều khoản mang dấu ấn, hay là sự tổng kết t “án lệ”. Chẳng hạn như Điều 396 qui định: “Ông tổ là Phạm Giáp sinh con giai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa 2 mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn 5 sào để cho con trai của Phạm ất giữ làm hương hỏa. Con trai của Phạm Ất lại sinh toàn con gái mà con thứ là Phạm Bình có con trai lại có cháu trai, thì số 5 sào hương hỏa hiện tại phải giao lại cho con trai, cháu trai Phạm Bình. Nhưng không được đòi lại cho đủ 2 mẫu hương hỏa của tổ trước mà sinh cạnh tranh.”

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

VẤN ĐỀ “XE KHÔNG CHÍNH CHỦ” VÀ NHỮNG HỆ LỤY


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 12/11/2012, truy cập đường link gốc tại đây
Về quy định xử phạt đối với chủ sở hữu phương tiện “không chuyển quyền sở hữu theo quy định” mới đây, tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, trừng phạt thật nặng, tăng mức phạt thật cao đối với người vi phạm là đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh, hiện đại. Luật pháp muốn được thực hiện nghiêm minh trước hết phải thấu tình, đạt lý, người dân phải thấy được lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng mà qua đó tự nguyện chấp hành.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

KHI HIẾN PHÁP LÀ CÔNG CỤ BẢO VỆ DÂN QUYỀN



Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, Ảnh: Báo Lao động
Nguyễn Minh Tuấn
Chiều ngày 17/4/2012, người phát ngôn của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ.[1] Nội dung các câu hỏi và trả lời về Bản báo cáo này xoay quanh các vấn đề như: có nên đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai không, quyền cơ bản của công dân nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng nào, tổ chức quyền lực nên được sửa đổi ra sao để vừa chống nguy cơ lạm quyền, vừa bảo vệ dân quyền.
Liên quan đến những câu trả lời của Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, tôi thấy còn một số vấn đề chưa thực sự sáng tỏ, cần tiếp tục trao đổi để làm rõ như sau:

ĐỒNG TIỀN VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC

Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo tại lớp học. Ảnh: Báo Giáo dục Việt nam

Nguyễn Minh Tuấn
Đọc bài viết “Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo ngay trên lớp học” đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam ngày 20/4/2012 tôi thực sự bất ngờ, vì không hiểu tại sao học viên Lê Trần Công - một học viên đã lớn tuổi, học ở bậc học cao như vậy lại có thể nghĩ nông cạn và có cách ứng xử thiếu suy nghĩ như vậy. Không hiểu lý do gì mà học viên này tự cho mình cái quyền vô lễ với thầy giáo và lớn tiếng trước lớp rằng “Tôi đóng tiền, tôi học". Không biết có bao nhiêu người như học viên này vẫn lầm tưởng rằng đồng tiền là thước đo mọi chuẩn mực của xã hội, có tiền là có tất cả? 

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

VÌ SAO CƠ CHẾ BẢO HIẾN THÀNH CÔNG Ở ĐỨC?

Nguyễn Minh Tuấn

Trong bài viết "Thêm một lời bàn về thể chế bảo hiến" đăng trên Tạp chí Tia sáng ngày 29/3/2012, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa đã chỉ ra rằng chúng ta có thể dễ dàng vay mượn một mô hình nào đó giống như một chiếc vương miện vào xứ mình, nhưng vấn đề đặt ra là liệu vương miện ấy có  tỏa sáng quyền uy, có bảo vệ được dân quyền thực sự được hay không mới là điều thực sự cần bàn. Tôi hoàn toàn đồng tình và chia sẻ với những trăn trở này. Cơ chế bảo hiến thực tế chỉ có thể ra đời và phát huy tác dụng tích cực khi nó được đặt trong những điều kiện của một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, cùng với những đảm bảo cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Nhiều học giả hiện nay đánh giá cao cơ chế bảo hiến ở Đức, coi đây là một trong những mô hình thành công trên thế giới và rất đáng tham khảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là vì sao cơ chế bảo hiến lại có thể thành công ở Đức, ẩn sau thành công ấy là những điều kiện, tiền đề nào? Bài viết dưới đây tôi xin chia sẻ quan điểm cá nhân cùng góp bàn, lý giải về vấn đề này.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng sở dĩ cơ chế bảo hiến ở Đức có thể thành công là do cơ chế này đã hội tụ được đầy đủ cả ba điều kiện cơ bản sau đây:

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM CHO THẤY DÂN QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: BBC Vietnamese, đăng ngày 26/3/2012, đường link gốc tại đây
Theo dự thảo đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa thống nhất việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm với các chức danh do Quốc hội bầu, bao gồm cả Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Dự thảo này được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo ngày thứ sáu 23/3, sau khi Ủy ban Thường vụ có phiên thảo luận đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.[1]

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ THĂM DÒ TÍN NHIỆM Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 26/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây

Bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ của Nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Bỏ phiếu tín nhiệm phải mang trong nó ý nghĩa cải tổ, xây dựng, ngăn chặn sự tồn tại kéo dài một Chính phủ yếu kém.
Ở CHLB Đức, công cụ quan trọng nhất của Hạ nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực Chính phủ là Hạ viện có quyền tuyên bố bất tín nhiệm Thủ tướng.
Lần đầu tiên trong lịch sử của Đức vấn đề Hạ nghị viện có quyền bỏ phiếu  tín nhiệm Thủ tướng được đặt ra tại Điều 54 Hiến pháp dân chủ của Cộng hòa Weimar năm 1919. Sau một thời gian thực hiện, qui định này tỏ ra bất cập, vì theo qui định này Hạ viện có quyền bất tín nhiệm Thủ tướng, nhưng không qui định nghĩa vụ của Hạ viện phải đồng thời tìm ra được một người kế nhiệm thay thế Thủ tướng xứng đáng hơn. Những nhà khoa học và các chính trị gia cho rằng qui định này không chứa đựng trong đó yếu tố xây dựng hay cải tổ (destruktives Missvertrauensvotum) và có thể dẫn tới nguy cơ chia rẽ nội bộ hoặc duy trì một Chính phủ yếu, thiếu bền vững.[1]
Rút kinh nghiệm từ Hiến pháp cộng hòa Weimar, Luật cơ bản (LCB) của Cộng hòa liên bang Đức[2] sau này tại Điều 67 Khoản 1 Câu 1 đã qui định Hạ viện chỉ có thể tuyên bố chính thức bất tín nhiệm Thủ tướng khi Hạ nghị viện đã bầu ra được một Thủ tướng kế nhiệm mới với tỷ lệ đa số tuyệt đối. Quy định này được gọi là bỏ phiếu tín nhiệm có tính chất xây dựng và cải tổ (konstruktives Missvertrauensvotum).[3]

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

KHI PHÁI ĐẸP KHÔNG CÒN LÀ CHÍNH HỌ


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de
đăng ngày 10/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Phụ nữ là ai? Phụ nữ là người có nhiều thiệt thòi, nhưng...họ cũng là người có những ưu ái mà đàn ông không thể có, đó là họ xinh đẹp, họ là phái đẹp và có thiên chức làm vợ, làm mẹ. 

Nhiều ưu ái thế, nhưng nhiều người vẫn không ngừng đấu tranh cho cái gọi là bình đẳng nam nữ một cách thái quá. Liệu họ có biết rằng THẾ GIỚI NÀY KHÔNG CÓ VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ SỰ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TUYỆT ĐỐI hay không?

Nam nữ sinh ra vốn đã là khác nhau và bất bình đẳng. Tự nhiên đã là như thế. Phụ nữ đấu tranh cho bình đẳng, vậy thì xin hãy cứ tiếp tục đấu tranh, hãy cứ làm những gì mình muốn, nhưng hãy cẩn thận, HỌ SẼ KHÔNG CÒN LÀ PHỤ NỮ NỮA, nếu như họ cứ muốn cái gì cũng phải như nam giới hoặc là hơn nam giới.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

XIN HÃY LÀ MỘT NGÀY BÌNH THƯỜNG

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de,
đăng ngày 8/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây


Đã qua lâu rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ một kỉ niệm mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đó là ngày 8/3 đầu tiên sống trên nước Đức.

Hôm đó, vì nghĩ là ngày quốc tế phụ nữ, tôi hồ hởi đến trường từ rất sớm, chúc mừng bà thư ký và các bạn nữ đồng nghiệp. Khi tôi chúc mừng mọi người ai cũng ngỡ ngàng, ngạc nhiên và...cười, vì chẳng ai nhớ hôm đó là ngày quốc tế phụ nữ cả. (!?)

Ngày hôm đó tôi đã có một buổi trao đổi thật sự rất thú vị với bạn đồng nghiệp của mình. Bạn chia sẻ rằng đã có một thời ở Đông Đức (DDR) người ta rêu rao khẩu hiệu "bình đẳng" (Gleichheit), nhưng thực tế đây là một khái niệm mơ hồ, không tưởng, những điều chỉ tồn tại ở trên thiên đường, còn ở Tây Đức (BRD) thì người ta thực tế hơn, họ đấu tranh đòi các quyền tự do (Freiheit) như tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đình công, tự do nghiên cứu khoa học, quyền được tham gia vào đời sống chính trị.... Sau này khi nước Đức thống nhất và cho đến hôm nay, phụ nữ Đức đã được hưởng những quyền tự do như thế, không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật mà được thực thi, hiện hữu trong cuộc đời thực.