Bàn về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước nhằm bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế
PGS. TS, NGUYỄN MINH TUẤN
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
THS. TRẦN TUẤN KIỆT
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS. TS, NGUYỄN MINH TUẤN
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
THS. TRẦN TUẤN KIỆT
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số chuyên đề 20 năm thành lập Ban dân nguyện, xây dựng, phát triển và đổi mới, Số chuyên đề 24, năm 2023, tr. 54-60.
Tóm tắt: Ủy ban Dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức là một mô hình điển hình trên thế giới với tính chất là một ủy ban Hiến định, một ủy ban chuyên môn về dân nguyện. Sự độc đáo của mô hình này chính là ở việc tạo ra một cơ chế vừa bảo đảm quyền thỉnh nguyện của người dân, vừa giám sát thi hành pháp luật và giám sát văn bản pháp luật thống nhất, vừa giúp Hạ viện thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa tránh được việc mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, thẩm quyền với các cơ quan nhà nước khác. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ vị trí pháp lý, thẩm quyền, quy trình hoạt động của Ủy ban dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở ở Việt Nam.Từ khoá: Uỷ ban dân nguyện, Ban dân nguyện, quyền thỉnh cầu.Abstract: The Petition Committee in the Federal Republic of Germany is a typical modality in the world as a Constitutional committee, a specialized committee on civil petition. The uniqueness of this modality is that it establishes a mechanism that both ensures the people's right to petition, supervises law enforcement and supervises unified legal documents, and helps the House of Representatives to enforce the law with their functions and tasks, while it is to avoid the conflicts and overlaps in functions and authority with other state agencies. Within this article, the author provides an analysis and clarification of the legal position, authority, and operation mechanism of the Petition Committee in the Federal Republic of Germany, thereby also make comparisons and suggestions for Vietnam.Keywords: The Petitions Committee (Der Petitionsausschuss); the Committee on People’s Aspiration; right to petition.
The Ensuring Conditions of LGBT Right to Adopt in Vietnam: Inadequacies and Recommendations
Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, Nguyen Thi Nhat Thao, Dang Thi Nhu Quynh,
Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Thi Tuoi, Nguyen Thi Huong
University of Law, Vietnam National University, Hanoi (VNU-UL)
*Corresponding Author: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, University of Law, Vietnam National University, Hanoi (VNU-UL).
Source: A.Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, Nguyen Thi Nhat Thao, Dang Thi Nhu Quynh, Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Thi Tuoi, Nguyen Thi Huong, "The Ensuring Conditions of LGBT Right to Adopt in Vietnam: Inadequacies and Recommendations", International Journal of Research in Humanities and Social Studies, 9(6), 2022, pp. 13-19. Download Full Text PDF: https://www.ijrhss.org/papers/v9-i6/3.pdf
ABSTRACT
The LGBT right to adopt is an issue, which is extremely necessary to research in the context of Vietnam. There are some controversial problems relating to the LGBT right to adopt, including: Should this right be legalized? How have their rights been limited in Vietnam? What should we do to protect this right for LGBT in Vietnam? In our opinion, these questions should be answered clearly and comprehensively, especially in the political, social, and economical contexts of Vietnam. There have been some scientific publications in Vietnam over the past few years concerning this topic. They show that LGBT persons wish to adopt children, but this right has not been legalized under Vietnamese law yet. In fact, some LGBT persons, especially same-sex couples, are still living together as a family without legal guarantees such as conditions of personality, mutual property, as well as the nurturing and taking care of children. In this paper, the authors analyze and evaluate the shortcomings of ensuring conditions for the LGBT right to adopt as well as the reasons why they exist. At the end of this paper, the authors point out some long-term and urgent solutions, as well as the ways to actualize them in the conditions of Vietnam in order to protect better the LGBT right to adopt.
Keywords: Right to adopt, LGBT, sexual equality, sexual orientation, gender identity.
NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (438), Tháng 7/2021
Tóm tắt: Sự ra đời của Hội đồng Bầu cử quốc gia cho thấy các nhà lập hiến Việt Nam mong muốn khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử, chuyên nghiệp hoá hoạt động tổ chức bầu cử thời gian tới. Hội đồng Bầu cử quốc gia ra đời cũng nhằm góp phần bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành, phần nào đảm bảo được tính chuyên nghiệp trong tổ chức công tác bầu cử. Tuy nhiên, chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia theo pháp luật hiện hành còn có những khoảng trống, những bất cập xuất phát từ thực tế khách quan triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ rõ những bất cập của chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia và đưa ra quan điểm về phương hướng hoàn thiện chế định này.
Nguyễn Minh Tuấn
Nghiên cứu lập pháp, Số 23/2020, tr.31-36
Thực tiễn ở Việt Nam những năm qua cho thấy, đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí phát hiện, đưa tin, sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Một câu hỏi lớn đặt ra là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào? Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng đã đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thực tiễn chưa và cần phải có những giải pháp nào để phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng? Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về vai trò của cơ quan báo chí, nhà báo trong phòng, chống tham nhũng; tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng. Tác giả bài viết cho rằng để phát huy vai trò của báo chí, báo chí cần phải được trao quyền, được đặt ở vị trí khách quan, độc lập để phản biện, đấu tranh chống tham nhũng. Những vụ tham nhũng lớn thường diễn ra ở khu vực công, do đó báo chí chỉ có thể độc lập phơi bày những vụ việc tham nhũng ra ánh sáng khi báo chí được nhìn nhận là một thiết chế xã hội, với sự đồng hành của người dân.
German-speaking jurists from 6 East Asian countries (Korea, Japan, China, Taiwan, Vietnam, Mongolia) describe constitutional law and private law after 1945 in a comparison with Germany and Europe, candidly and with a great deal of foresight, for example in relation to China's future business law/ Der vorliegende Tagungsband versammelt die Ergebnisse der 4. Konferenz deutschsprachiger Juristen in Ostasien, die 2019 an der Chungnam-Universität in Daejeon (Korea) stattfand. Enthalten sind Beiträge zum Verfassungsrecht und Privatrecht in Bezug auf Deutschland und auf Europa, vor allem aber spannungsvolle und informative Analysen aus Süd-Korea, Taiwan, Japan, der Volksrepublik China, der Mongolei und Vietnam. Die deutschsprachigen Autoren aus Ostasien gehen von der Verfassungslage und ihren Vorbildern aus und widmen sich dann der Umsetzung in der politischen Praxis und der Rechtsprechung. Es folgen parallele Analysen zum Zivilrecht dieser Länder. Defizite kommen dabei ebenso zur Sprache wie Aussichten auf künftige Entwicklungen.
SÁCH CHUYÊN KHẢO TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, cùng các tác giả Võ Trí Hảo, Bùi Ngọc Sơn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Cảnh Bình
Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều mang tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến. Cuốn sách này là tài liệu hữu ích cho các giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên...cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này.
Nguyễn Minh Tuấnin trong sách: "Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb chính trị quốc gia sự thật, Hà nội, 2019, tr. 290-309.
Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc Rechtsstaat ở Cộng hòa liên bang Đức. Tác giả đã chỉ ra những yếu tố hình thức và những yếu tố nội dung của nguyên tắc "Rechtsstaat" và so sánh nguyên tắc này với nguyên tắc "Rule of law" để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. Từ việc phân tích thực tiễn thực hiện nguyên tắc pháp quyền, tác giả đã rút ra những bài học quan trọng như chính việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hạn chế sự chuyên quyền của nhà nước, tạo ra sự an toàn pháp lý và thiết lập nền tảng cho việc đối xử một cách bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội.
Nguyễn Minh TuấnTạp chí Nghiên cứu lập pháp,Số 23 (399), Kỳ 1 tháng 12/2019, tr. 56-64Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có sự giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố trục lợi, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.
Nguyễn Minh Tuấn
Những vấn đề đặt ra sau hơn 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, in trong sách: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Thi hành Hiến pháp năm 2013 thực trạng và những vấn đề đặt ra (Sách tham khảo), Nxb chính trị quốc gia sự thật, năm 2019, tr. 645-663.
Trong bài viết này tác giả đã làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã chỉ ra tính thiếu khách quan trong cơ chế bảo hiến khi Quốc hội vừa là cơ quan "thực hiện quyền lập hiến", vừa là cơ quan có quyền "bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp". Thứ hai, tác giả cũng đã nêu những bất cập trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ Hiến pháp, đưa ra những con số đáng báo động về vi phạm Hiến pháp, những hình thức vi phạm Hiến pháp và cuối cùng thứ ba, tác giả đã đề xuất 5 vấn đề nhằm xây dựng và phát triển cơ chế bảo hiến ở Việt Nam bao gồm: 1) Xây dựng tinh thần chủ nghĩa Hiến pháp; 2) Xây dựng cơ chế tài phán Hiến pháp; 3) Xác định rõ nội dung được bảo vệ trong Hiến pháp, các nguyên tắc xét xử vi phạm Hiến pháp và thiết lập các cơ chế cho việc giải thích Hiến pháp; 4) Thiết lập các điều kiện bảo đảm cho cơ chế bảo hiến và 5)Tiếp thu và áp dụng nguyên tắc tương xứng.
Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nhà nước và pháp luật,Số 7 (375)/2019, tr. 3-7, 73.
Giới hạn quyền con người, quyền công dân là một vấn đề pháp lý đã được ghi nhận ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề pháp lý bỏ ngỏ cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Giới hạn quyền hoàn toàn không phải là để vi phạm quyền, mà thực chất là để bảo vệ quyền một cách tốt hơn.
Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (Đồng chủ biên), các tác giả: Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Thiều Hoa, Hòa Thị Thủy, Sách chuyên khảo: Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Văn Hiển làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu và giảng viên chúng tôi đã công bố cuốn sách chuyên khảo: "Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013". Đây là công trình khoa học tâm huyết, tiếp nối chuỗi nghiên cứu về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân - một trong những chủ đề còn rất mới mẻ và rất đáng được tập trung nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp xu hướng bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.
Dân chủ đại diện là một trong những hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề phạm vi, hình thức, các điều kiện thực hiện và giải pháp để hoàn thiện dân chủ đại diện như thế nào ở Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất. Bài viết phân tích, làm rõ các hình thức thực hiện dân chủ đại diện trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên)Nhóm tác giả: PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Nguyễn Minh Tuấn,TS. Phạm Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng, ThS NCS. Bùi Tiến Đạt, ThS NCS. Đỗ Giang Nam, SV chất lượng cao Đặng Duy Anh(Sách chuyên khảo này là công trình khoa học của Khoa Luật, ĐHQGHN, được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch)
Ngay khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có hiệu lực, chúng tôi - một nhóm giảng viên Khoa Luật - ĐHQGHN đã chú ý và bàn thảo nhiều về một điểm mới rất quan trọng của bản Hiến pháp này là vấn đề „giới hạn quyền con người, quyền công dân“ ở Điều 14 Khoản 2: „Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.“Chúng tôi cho rằng: Hiến pháp sinh ra là để giới hạn quyền lực nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước. Do vậy một bản Hiến pháp tốt không thể trao quyền quá rộng hoặc bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định việc giới hạn các quyền cơ bản của công dân một cách tùy tiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giới hạn đến đâu thì vừa, giới hạn đến đâu để không làm mất đi bản chất của những quyền cơ bản hiến định này? Cơ chế giải quyết xung đột, tranh chấp về việc giới hạn quyền con người, quyền công dân ở các nước khác họ xử lý ra sao? Cách thức nào để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự xâm phạm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan công quyền...
Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Vận động chính sách công: "Nhánh quyền lực thứ năm" ở Cộng hòa liên bang Đức, in trong sách: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên), Vận động chính sách công - lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản lao động, Hà nội, 2015, tr. 277-291.
Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, vận động chính sách công (hay vận động hành lang) đang được nhìn nhận như một hiện tượng xã hội có tính thời sự. Ở Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, vận động chính sách công được nhìn nhận như một nhánh quyền lực thứ năm, bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí. Không những thế, hoạt động này còn được nhìn nhận một cách tích cực, được pháp luật bảo hộ và có những tiêu chuẩn nhất định. Bài viết dưới đây góp phần làm sáng tỏ lịch sử ra đời, các quan niệm về vận động chính sách, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động này ở CHLB Đức hiện nay.
Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tuần Việt Nam,
Đăng ngày: 30/5/2015,
truy cập đường link gốc tại đâyNhân loại đã, đang và sẽ còn nhắc đến bản Đại hiến chương Tự do Carta của nước Anh vì tầm quan trọng và ý nghĩa khởi nguồn của tư tưởng pháp quyền và tư tưởng bảo vệ những giá trị cơ bản nhất của con người.Tháng 6 tới, lễ kỷ niệm 800 năm bản Đại hiến chương này sẽ được tổ chức rộng khắp. Nội dung chính của bản Đại hiến chương Magna Carta đề cập đến hai vấn đề lớn: (1) tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – bất kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật; (2) bảo vệ các quyền của những người tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.
TS. Nguyễn Minh TuấnNguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý,Số 6(85)/2014, tr.53-61.
Trong tất cả các bộ phận cấu thành nên quyền lực nhà nước, hành pháp là nhánh quyền lực thể hiện rõ nhất bản tính nhà nước, hành pháp là thiết chế duy nhất nắm cả biên chế và ngân sách. Tuy nhiên, đây không phải là nhánh quyền lực hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện hoặc đứng trên các nhánh quyền lực khác, mà xét về bản chất là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ bản chất của hành pháp thông qua tìm hiểu mối liên hệ giữa hành pháp và các cơ quan khác ở trung ương của Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, từ đó tham chiếu, bước đầu đưa ra những gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên)Tập thể tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Duyên Thảo, ThS NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS NCS. Phan Thị Lan Phương, ThS NCS. Lê Thị Phương Nga
Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789)[1] lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.