Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên)

Tiếp tục đổi mới Tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước là cuốn sách tiếp cận khái niệm Tư duy pháp lý theo nghĩa rộng. Cuốn sách này gồm 4 phần: Phần 1. Đổi mới tư duy pháp lý về xã hội, quyền lực chính trị, quyền con người, dân chủ; Phần II. Đổi mới tư duy về phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Phần III. Đổi mới tư duy về phát triển pháp luật và Phần IV. Đổi mới tư duy về nghiên cứu và đào tạo pháp luật. Đây là công trình chuyên khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với đổi mới Tư duy pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản trị công gồm 2 phần. Phần 1 về những vấn đề lý luận về quản trị công và phần 2 về kinh nghiệm quản trị công ở trên thế giới. Cuốn sách này là kết quả của Hội thảo khoa học với chủ đề Các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế về quản trị công và những giá trị tham khảo cho Việt Nam được tổ chức ngày 23/3/2019. Chỉ một số bài viết được chọn lọc xuất bản trong cuốn sách này. Nhiều bài viết mang tính chất gợi mở cho nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới về chủ đề này. 

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách tham khảo Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay được xuất bản năm 2019 là cuốn sách giới thiệu các cơ sở lý thuyết và chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng, các thiết chế, môi trường và giám sát xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Đây là cuốn sách có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia, trong đó có nhiều bài viết rất sâu sắc về chủ đề này. 

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Add caption
GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao, 
PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (Đồng chủ biên)

Cuốn sách Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay là một cuốn sách tuyển chọn các bài viết của các tác giả đang công tác tại Khoa Luật, ĐHQGHN, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thanh Tra Chính phủ...nhằm giới thiệu một cách hệ thống các quan điểm, tư tưởng về pháp luật khiếu nại, tố cáo, thực trạng hoạt động này, đồng thời đóng góp những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam hiện nay. 

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh (chủ biên), với sự tham gia của các tác giả GS.TS. Võ Khánh Vinh, ThS. Chu Thị Thanh An, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Linh Giang, PGS.TS. Đặng Minh Đức, GS.TS. Đỗ Tiến Sâm.

Cuốn sách chuyên khảo này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu luật học, chính trị học, quốc tế học, khu vực học có uy tín. Nội dung cuốn sách là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước: Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... thuộc chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020, mã số KX.04/16-20. Về nội dung, cuốn sách trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận về pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền và thực hiện nguyên tắc pháp quyền, những quan điểm, nhận thức về pháp quyền, sự cụ thể hóa nguyên tắc pháp quyền trong Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ba Lan, Hungary và Trung Quốc. Đồng thời tiến hành so sánh, tổng kết, rút ra những điểm chung và riêng trong nhận thức về pháp quyền, từ đó gợi mở cấu trúc nội dung của nguyên tắc pháp quyền cũng như đề xuất các giải pháp xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

SÁCH CHUYÊN KHẢO TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, cùng các tác giả  Võ Trí Hảo, Bùi Ngọc Sơn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Cảnh Bình 


Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều mang tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến. Cuốn sách này là tài liệu hữu ích cho các giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên...cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này.