Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản trị nhà nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản trị nhà nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, ÁP DỤNG LUẬT MỀM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, ÁP DỤNG LUẬT MỀM 

Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Nguyễn Minh Tuấn

Tống Thị Phương

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 12 (491)/2024, tr. 3-9

Trên thế giới đương đại và đặc biệt trong xu thế mở rộng nguồn của pháp luật hiện nay, luật mềm ngày càng trở nên phổ biến. Thuật ngữ này được sử dụng để nói đến các công cụ không chính thức xác lập hiệu lực pháp lý, nhưng trên thực tế có thể đem lại những ảnh hưởng pháp lý nhất định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận và áp dụng. Trong bài viết này, các tác giả phân tích các quan niệm hiện nay về luật mềm, thực trạng nhận thức, áp dụng luật mềm ở Việt Nam và đề xuất một số khuyên nghị. 

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Bàn về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước nhằm bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế

 


Bàn về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước nhằm bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế


PGS. TS, NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

THS. TRẦN TUẤN KIỆT

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Quản trị nhà nước được tiến hành dựa trên sự đồng thuận xã hội - sự đồng thuận của các nhóm có lợi ích, quan điểm và tầm nhìn khác biệt. Tuy nhiên, trong xã hội có những nhóm sở hữu nguồn lực và năng lực thua kém, những nhóm gặp khó khăn trong việc bảo đảm quyền lợi của mình trong các cuộc thương thảo mở. Vì thế, bảo vệ các nhóm yếu thế là một vấn đề đáng lưu tâm trong nghiên cứu về quản trị nhà nước hiện đại. Trong bài viết này, các tác giả phân tích, làm rõ các cách tiếp cận về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước, từ đó đưa ra các gợi mở nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các nhóm yếu thế.
Từ khóa: Quản trị nhà nước, đồng thuận xã hội, nhóm yếu thế.
Abstract: State governance is implemented based on social consensus - the consensus of groups with varying interests, views and visions. However, it is inevitable that there are groups with inferior resources and capabilities, groups that face with difficulty in ensuring their interests in public negotiations. Therefore, protecting such disadvantaged groups is an noticable topic in modern state governance studies. Within this article, the authors give out an analysis of the approaches about social consensus to find out appropriate suggestions to better protect the rights of disadvantaged groups.
Keywords: State governance; social consensus; disadvantaged groups. 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) AND VIETNAM’S ROLE

THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) 

AND VIETNAM’S ROLE

Kết quả của hành trình 55 năm - động lực để ASEAN phát triển lên một tầm

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan

School of law, Vietnam National University, Hanoi

Source: Nguyen Minh Tuan. "THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) AND VIETNAM’S ROLE." International Journal of Social Science and Economic Research, 7, no. 11 (November 2022), 3743-3766. Accessed November, 2022. https://doi.org/10.46609/IJSSER.2022.v07i11.014

Download Full Text PDF: https://ijsser.org/2022files/ijsser_07__260.pdf

ABSTRACT:

In this article, the author focuses on analyzing two main contents: The first one is an overview of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). The second one is the role of Vietnam in ASEAN for the objective of legal cooperation, harmonization and unification. In the first part, the author analyzes issues such as: an overview of the history of formation and development of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), the organizational structure of ASEAN, and the current principles of ASEAN. In the second part, the author clarifies the role of Vietnam in ASEAN. In this part, the author analyzes and clarifies Vietnam's integration and contribution to ASEAN. At the end of this paper, he also points out some challenges and prospects of Vietnam in this process.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp

 

Thực hiện nguyên tắc pháp quyền 

ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp


PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội



Tóm tắt: Nguyên tắc pháp quyền là một trong cấu thành quan trọng của quản trị tốt. Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
Từ khoá: Nguyên tắc pháp quyền, thực hiện nguyên tắc pháp quyền, Dự án Tư pháp thế giới.
Abstract: The rule of law is one of the important components of good governance. The enforcement of this principle in practice in Vietnam still faces with a number of shortcomings and constraints, and it is necessary to indentify the causes and give out recommendatiosn for further improvements.
Keywords: The rule of law; enforcement of the rule of law; The World Justice Project

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH 

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 

Nguyễn Minh Tuấn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (438), Tháng 7/2021


Tóm tắt: Sự ra đời của Hội đồng Bầu cử quốc gia  cho thấy các nhà lập hiến Việt Nam mong muốn khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử, chuyên nghiệp hoá hoạt động tổ chức bầu cử thời gian tới. Hội đồng Bầu cử quốc gia ra đời cũng nhằm góp phần bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành, phần nào đảm bảo được tính chuyên nghiệp trong tổ chức công tác bầu cử. Tuy nhiên, chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia theo pháp luật hiện hành còn có những khoảng trống, những bất cập xuất phát từ thực tế khách quan triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ rõ những bất cập của chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia và đưa ra quan điểm về phương hướng hoàn thiện chế định này. 

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Nguyễn Minh Tuấn

Nghiên cứu lập pháp, Số 23/2020, tr.31-36

Thực tiễn ở Việt Nam những năm qua cho thấy, đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí phát hiện, đưa tin, sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Một câu hỏi lớn đặt ra là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào? Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng đã đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thực tiễn chưa và cần phải có những giải pháp nào để phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng? Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về vai trò của cơ quan báo chí, nhà báo trong phòng, chống tham nhũng; tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng. Tác giả bài viết cho rằng để phát huy vai trò của báo chí, báo chí cần phải được trao quyền, được đặt ở vị trí khách quan, độc lập để phản biện, đấu tranh chống tham nhũng. Những vụ tham nhũng lớn thường diễn ra ở khu vực công, do đó báo chí chỉ có thể độc lập phơi bày những vụ việc tham nhũng ra ánh sáng khi báo chí được nhìn nhận là một thiết chế xã hội, với sự đồng hành của người dân.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945




PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS.  Nguyễn Minh Tuấn, 
PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách này được biên soạn bởi Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội trong khuôn khổ Chương trình đào tạo thạc sĩ "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng", với sự tài trợ của Irish Aid thông qua Chương trình hợp tác Giáo dục Việt Nam - Ireland (VIBE). Đây cũng là kết quả của cuộc Hội thảo ngày 30/6/2020 về chủ đề "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trước năm 1945". Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện và nghiên cứu, giảng dạy về chính sách, pháp luật, về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng. 

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản trị công gồm 2 phần. Phần 1 về những vấn đề lý luận về quản trị công và phần 2 về kinh nghiệm quản trị công ở trên thế giới. Cuốn sách này là kết quả của Hội thảo khoa học với chủ đề Các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế về quản trị công và những giá trị tham khảo cho Việt Nam được tổ chức ngày 23/3/2019. Chỉ một số bài viết được chọn lọc xuất bản trong cuốn sách này. Nhiều bài viết mang tính chất gợi mở cho nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới về chủ đề này. 

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách tham khảo Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay được xuất bản năm 2019 là cuốn sách giới thiệu các cơ sở lý thuyết và chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng, các thiết chế, môi trường và giám sát xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Đây là cuốn sách có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia, trong đó có nhiều bài viết rất sâu sắc về chủ đề này. 

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC "RECHTSSTAAT" Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
in trong sách: "Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb chính trị quốc gia sự thật, Hà nội, 2019, tr. 290-309. 
Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc Rechtsstaat ở Cộng hòa liên bang Đức. Tác giả đã chỉ ra những yếu tố hình thức và những yếu tố nội dung của nguyên tắc "Rechtsstaat" và so sánh nguyên tắc này với nguyên tắc "Rule of law" để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. Từ việc phân tích thực tiễn thực hiện nguyên tắc pháp quyền, tác giả đã rút ra những bài học quan trọng như chính việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hạn chế sự chuyên quyền của nhà nước, tạo ra sự an toàn pháp lý và thiết lập nền tảng cho việc đối xử một cách bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. 

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

CHỐNG THAM NHŨNG: TỪ NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG ĐẾN CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHAP

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Số 23 (399), Kỳ 1 tháng 12/2019, tr. 56-64
Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có sự giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố trục lợi, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ VỀ GIỚI HẠN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Số 7 (375)/2019, tr. 3-7, 73.

Giới hạn quyền con người, quyền công dân là một vấn đề pháp lý đã được ghi nhận ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề pháp lý bỏ ngỏ cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Giới hạn quyền hoàn toàn không phải là để vi phạm quyền, mà thực chất là để bảo vệ quyền một cách tốt hơn.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TRONG XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn, 
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư Pháp, 
truy cập tại đây


Hiện nay, những vấn đề khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố… diễn ra một cách đa dạng, phức tạp cả về quy mô và tính chất, mức độ. Mỗi quốc gia tùy từng điều kiện, hoàn cảnh có thể đưa ra cách thức, biện pháp xử lý khác nhau về vấn đề này, thậm chí có nhiều nước đã thể chế hóa thành quy tắc và có hiện thực khá “sinh động” trong việc xử lý những trường hợp này.

1. Kinh nghiệm về phân định rõ chức năng, thẩm quyền của liên bang và tiểu bang đối với việc xử lý các trường hợp khẩn cấp

Từ rất sớm các nhà lập hiến Đức đã dự liệu trước các vấn đề mà Nhà nước phải ứng phó, xử lý khi xảy ra những trường hợp bất thường do thiên tai, thảm họa hoặc khủng bố. Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức năm 1949 đã quy định trực tiếp về vấn đề quản trị nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp (bao gồm cả những trường hợp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố…). Những điều khoản này hiện thực hóa khả năng ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, bất thường xảy ra ở cả cấp liên bang và tiểu bang.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG NƯỚC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tạp chí dân chủ và pháp luật, 
Bộ Tư Pháp, truy cập: tại đây

Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề cập đến việc đề cao và phát huy “nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả những yếu tố khách quan như: Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội và những yếu tố chủ quan liên quan đến con người cụ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ những tác động của các nhân tố trong nước đến việc thực hiện nguyên tắc này.
1. Tác động từ yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội bao gồm: Các hệ chuẩn mực chính trị; chủ chương, đường lối, chính sách của đảng phái chính trị, chế độ chính trị… Những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thực hiện nguyên tắc pháp quyền, trong đó, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng chính trị là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Minh Tuấn, Sự thay đổi chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay, in trong sách: Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019, tr. 125-144.

Chức năng nhà nước là một vấn đề động, bởi lẽ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì số lượng, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước luôn có sự biến đổi liên tục. Trong một thế giới hiện đại ngày nay, việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ những thay đổi căn bản của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam.

NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013


Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (Đồng chủ biên), các tác giả: Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Thiều Hoa, Hòa Thị Thủy, Sách chuyên khảo: Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Văn Hiển làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu và giảng viên chúng tôi đã công bố cuốn sách chuyên khảo: "Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013". Đây là công trình khoa học tâm huyết, tiếp nối chuỗi nghiên cứu về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân - một trong những chủ đề còn rất mới mẻ và rất đáng được tập trung nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp xu hướng bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA THEO HÌNH THỨC QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 9/2018, tr. 79-89.
Kiểm soát quyền lực chính trị là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời sự hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ đặc trung của mô hình kiểm soát quyền lực chính trị ở một số quốc gia theo hình thức quân chủ lập hiến trên thế giới như Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Thái Lan, từ đó rút ra một số nội dung có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 11 (367), tr. 11-19.
Dân chủ đại diện là một trong những hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề phạm vi, hình thức, các điều kiện thực hiện và giải pháp để hoàn thiện dân chủ đại diện như thế nào ở Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất. Bài viết phân tích, làm rõ các hình thức thực hiện dân chủ đại diện trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

SÁCH CHUYÊN KHẢO: GIỚI HẠN CHÍNH ĐÁNG ĐỐI VỚI CÁC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 
TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên)
Nhóm tác giả: PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Nguyễn Minh Tuấn,
TS. Phạm Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng, ThS NCS. Bùi Tiến Đạt, ThS NCS. Đỗ Giang Nam, SV chất lượng cao Đặng Duy Anh
(Sách chuyên khảo này là công trình khoa học của Khoa Luật, ĐHQGHN, được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch)


Ngay khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có hiệu lực, chúng tôi - một nhóm giảng viên Khoa Luật - ĐHQGHN đã chú ý và bàn thảo nhiều về một điểm mới rất quan trọng của bản Hiến pháp này là vấn đề „giới hạn quyền con người, quyền công dân“ ở Điều 14 Khoản 2: „Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.“ 
Chúng tôi cho rằng: Hiến pháp sinh ra là để giới hạn quyền lực nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước. Do vậy một bản Hiến pháp tốt không thể trao quyền quá rộng hoặc bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định việc giới hạn các quyền cơ bản của công dân một cách tùy tiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giới hạn đến đâu thì vừa, giới hạn đến đâu để không làm mất đi bản chất của những quyền cơ bản hiến định này? Cơ chế giải quyết xung đột, tranh chấp về việc giới hạn quyền con người, quyền công dân ở các nước khác họ xử lý ra sao? Cách thức nào để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự xâm phạm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan công quyền...

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

GIỚI HẠN QUYỀN CƠ BẢN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Nguyễn Minh Tuấn, Bùi Tiến Đạt,
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14 (294), tháng 7/2015, tr. 55-64.
Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là một trong những vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Sự phức tạp của vấn đề nằm chính trong lý do, cách thức và phạm vi giới hạn những quyền này. Ở nhiều quốc gia khác nhau, trong nhiều trường hợp cụ thể, mặc dù đã tồn tại những nguyên tắc giới hạn quyền nhất định, nhưng vẫn không dễ để đo lường chính xác sự giới hạn, chính vì thế luôn có nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn về câu hỏi: giới hạn quyền, nhưng những quyền nào và đến đâu thì vừa? Chính điều này khiến cho việc nghiên cứu cơ chế giới hạn quyền cơ bản trở nên lý thú, mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả và những người làm công tác thực tiễn trên thế giới. Bài viết phân tích phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức, từ đó đưa ra các nhận định riêng và giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế giới hạn quyền mới được quy định tại Hiến pháp Việt Nam năm 2013.