Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

SÁCH CHUYÊN KHẢO TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, cùng các tác giả  Võ Trí Hảo, Bùi Ngọc Sơn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Cảnh Bình 


Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều mang tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến. Cuốn sách này là tài liệu hữu ích cho các giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên...cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này. 

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

SÁCH CHUYÊN KHẢO: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU HẬU LÊ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên)
Tập thể tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Duyên Thảo, ThS NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS NCS. Phan Thị Lan Phương, ThS NCS. Lê Thị Phương Nga


 Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789)[1] lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

KĨ NĂNG ĐỌC TÀI LIỆU KHOA HỌC HIỆU QUẢ


Nguyễn Minh Tuấn
SQ3R (hay còn được viết là SQRRR) là một từ viết tắt bởi 5 chữ cái đầu của 5 từ Tiếng Anh là Survey, Question, Read, Recite và Review. Đây là những từ dùng để chỉ 5 bước đọc hiệu quả, cụ thể bao gồm: Quan sát, Hỏi, Đọc, Trả bài và Xem lại. Phương pháp này được tác giả người Mỹ Francis Pleasant Robinson nêu ra trong cuốn sách học tập hiệu quả (Effective Study) năm 1946 và đến nay đã trở thành phương pháp rèn luyện kĩ năng rất nổi tiếng trên thế giới. Bài viết dưới đây chia sẻ cùng bạn đọc nội dung căn bản của phương pháp này.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

ĐỒNG TIỀN VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC

Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo tại lớp học. Ảnh: Báo Giáo dục Việt nam

Nguyễn Minh Tuấn
Đọc bài viết “Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo ngay trên lớp học” đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam ngày 20/4/2012 tôi thực sự bất ngờ, vì không hiểu tại sao học viên Lê Trần Công - một học viên đã lớn tuổi, học ở bậc học cao như vậy lại có thể nghĩ nông cạn và có cách ứng xử thiếu suy nghĩ như vậy. Không hiểu lý do gì mà học viên này tự cho mình cái quyền vô lễ với thầy giáo và lớn tiếng trước lớp rằng “Tôi đóng tiền, tôi học". Không biết có bao nhiêu người như học viên này vẫn lầm tưởng rằng đồng tiền là thước đo mọi chuẩn mực của xã hội, có tiền là có tất cả? 

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ MICHAEL SANDEL VỀ CÔNG LÝ

GS Michael Sandel, Ảnh: NewStatesman
GS Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard. Bài giảng dưới đây của ông bàn về nhiều vấn đề như công lý, bình đẳng, dân chủ, đạo đức, pháp luật v.v... 
Đây là những vấn đề mà lâu nay vẫn thường được nhiều người hiểu là khô khan, phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên khi nghe GS Michael Sandel giảng người ta thấy điều ngược lại, vấn đề trở nên thú vị, sinh động và thiết thực đến không ngờ. Thông qua việc đưa ra các ví dụ, các câu hỏi mở, cùng lối dẫn dắt vấn đề đầy thuyết phục, ông đã đưa tất cả người học cùng tham gia vào một cuộc chơi khoa học - một cuộc chơi mà ai cũng muốn tham gia, khi tham gia ai cũng phải tư duy, phải suy nghĩ và mọi người đều cùng được hưởng lợi từ cuộc chơi ấy. 

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

CON HÁT MẸ KHEN HAY VÀ THÔNG ĐIỆP CẦN VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

Nguyễn Minh Tuấn

Quỳnh Anh và phụ huynh. Ảnh: Vietnamgottalent.info
Tài năng đích thực hay chỉ là con hát mẹ khen hay?

Chương trình giải trí trên truyền hình có tên Vietnam‘s got Talent đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Sau khi chương trình tuần vừa qua khép lại, đã có rất nhiều người bàn luận về tiết mục biểu diễn của thí sinh Quỳnh Anh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sẽ chẳng có gì đáng để „ồn ào“ như thế, nếu như chỉ thuần túy là việc dự thi và không được lựa chọn để đi tiếp vào vòng sau. Tuy nhiên trường hợp „không được lựa chọn“ này lại không bình thường như những trường hợp khác.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

LUẬN VỀ TRÍ THỨC

Ảnh chụp dòng chữ in trên đường Thanh Niên, 
dịp Hà Nội có diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội
Nguồn: Ảnh của Nguyễn Hồng Kiên.
Nguyễn Minh Tuấn

Về lý thuyết từ lâu trên thế giới người ta đã phân biệt hai khái niệm trí thức (intellectuals) và trí thức của công chúng (public intellectuals). Hiểu một cách khái quát nhất thì bất kỳ ai có cống hiến, làm giàu cho sự hiểu biết chung của nhân loại (life of mind) đều có thể được coi là trí thức (intellectuals). Một người được coi là trí thức của công chúng - public intellectuals, khi người trí thức ấy, ngoài chuyên môn của mình, còn là người trí thức dấn thân, người dùng cái TRÍ của mình để PHẢN BIỆN, DẪN DẮT, THỨC TỈNH XÃ HỘI.


Tuy nhiên đi vào cụ thể, vấn đề rắc rối nằm ở chỗ căn cứ vào tiêu chí nào để gọi là "trí thức", dựa vào mức độ nào để đo sự "cống hiến, làm giàu cho sự hiểu biết chung của nhân loại"? Căn cứ vào trình độ học vấn, khả năng nhận thức, công việc họ đang làm, đóng góp cụ thể về khoa học hay dựa trên sự phản biện xã hội, tinh thần dấn thân vì xã hội của người đó hay tất cả những tiêu chí đó?

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

GỬI CÁC BẠN SINH VIÊN LUẬT NĂM THỨ NHẤT

Nguyễn Minh Tuấn 

Bạn là sinh viên luật năm thứ nhất?

Bạn còn bỡ ngỡ, lúng túng và chưa biết phải bắt đầu như thế nào để học luật có hiệu quả nhất?
 
Hôm nay, tôi có vài lời chia sẻ - những lời chia sẻ chân thành từ kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi - gửi đến bạn. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy điều gì đó có ích cho mình từ những chia sẻ này.

Muốn đi đến một cái đích nào đó, có rất nhiều cách khác nhau. Có người đi bộ, có người đi xe máy, có người đi ô tô, có người đi máy bay và...có người đi mãi, đi mãi nhưng đi lạc đường và không bao giờ đến. 

Làm thế nào để đi đến đúng đích, một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất? Đây chính là vấn đề tôi muốn chia sẻ với bạn - vấn đề phương pháp, cụ thể hơn là cách thức, chiến lược học luật sao cho hiệu quả nhất. 

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

HÀNG NGÀN ĐIỂM KHÔNG THI ĐẠI HỌC MÔN SỬ: CHUYỆN BÌNH THƯỜNG?

 Nguyễn Minh Tuấn


Trước kết quả thê thảm của môn lịch sử trong kì thi đại học vừa qua, trả lời báo Tuổi trẻ ngày 30/7, người đứng đầu Bộ giáo dục đã cho rằng: "Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém. Vì vậy, qua quá trình thi lộ ra những học sinh kém là bình thường."


Tôi thực sự không hiểu ngài Bộ trưởng nói "bình thường" là theo nghĩa nào. Đúng là kì thi nào cũng cần phải mang tính phân loại, tìm ra người giỏi, người khá, người yếu kém. Nhưng vấn đề là số lượng, là tỉ lệ bài thi yếu kém đó là bao nhiêu trong tổng thể những người dự thi? Nếu tỉ lệ bài thi yếu kém quá nhiều, hàng nghìn thí sinh không làm được một chút nào, sau khi đã có một thời gian dài ôn luyện, đó chắc chắn phải được xem là việc rất bất bình thường và phải nghiêm túc xem xét lại từ cách dạy, cách học và cách đánh giá. Đơn giản hơn là giáo viên, nếu môn học giáo viên đó dạy mà có quá nhiều điểm 0, điểm yếu kém, thì việc đầu tiên người giáo viên cần làm là phải tự xem lại mình, mà có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Huống chi đây lại là người đứng đầu ngành giáo dục của cả một nước, kết quả thi thấp như thế, một thực trạng đáng báo động như thế, vậy mà ngài Bộ trưởng lại thản nhiên cho rằng đó là việc BÌNH THƯỜNG.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

NỤ CƯỜI CỦA BÀ THỊ TRƯỞNG



Nguyễn Minh Tuấn
 
Người phụ nữ với nụ cười tươi rạng rỡ trong ảnh là thị trưởng của thành phố Saarbrücken, thành phố có trường Đại học nơi tôi đang theo học. 

Hàng ngày người phụ nữ ấy vẫn đi về trên một chiếc xe đạp không mới và cũng chưa bao giờ thấy xung quanh có người bảo vệ. 

Không cần phải cưỡi "trên mấy ngàn con trâu" như ngài thị trưởng ở một nước nghèo nọ mà sao tôi thấy người phụ nữ ấy vẫn rất đẹp, vẫn rất sang trọng? Không cần có bất cứ người bảo vệ nào mà sao người phụ nữ ấy vẫn cười tươi, ung dung đạp xe trong một chiều nắng đẹp? Trước đủ loại công việc, sao người phụ nữ ấy vẫn có thể hoàn thành tốt, để rồi thanh thản đạp xe rời nhiệm sở trước 4 giờ chiều về với tổ ấm thân yêu?

Thành phố nơi tôi đang sống có một bà thị trưởng như thế. Thành phố ấy tuy không có những danh hiệu mĩ miều, nhưng sao tôi thấy nó vẫn thật đẹp, thật an toàn và đặc biệt luôn để lại cho tôi những ấn tượng thật sâu sắc về những con người mà tôi đã từng gặp. 

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

NGƯỜI HỌC ĐÃ THỰC SỰ Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM KHI ĐÀO TẠO TÍN CHỈ?

 

Nguyễn Minh Tuấn

Đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng từ rất lâu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Vài năm trở lại đây, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã bước đầu áp dụng mô hình này. 
Hướng đi thì đúng, nhưng liệu cách làm đã đúng?
Qua quan sát và cảm nhận, tôi thấy nếu như đào tạo tín chỉ ở nước ngoài (cụ thể ở Đức trong bài viết tôi đã trình bày tại đây) thực chất là
kết quả của một sự hối thúc liên tục "từ dưới lên" tức là từ phía người học buộc nhà trường, buộc người thầy phải thay đổi, đáp ứng nhu cầu của họ, thì dường như ở Việt Nam lại đang làm ngược lại là áp đặt "từ trên xuống"

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

BA YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA PHILIPP RÖSLER


Nguyễn Minh Tuấn
Đăng ngày 9/4/2011
Philipp Rösler là một cái tên mà đến nay không còn xa lạ với chính trường nước Đức, cũng như người dân Đức. 
Xuất thân là một cậu bé mồ côi người Việt, Rösler được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức khi mới 9 tháng tuổi.[1] Từ tháng 10 năm 2009, Rösler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đức. Trong Đại hội Đảng toàn liên bang của Đảng dân chủ tự do FDP dự kiến tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011 sắp tới, Rösler sẽ chính thức trở thành người kế nhiệm Westerwelle trong cương vị là Chủ tịch Đảng FDP, đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của nước Cộng hòa liên bang Đức.[2]
Năm nay Rösler 38 tuổi, là Bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Đức và có thể sẽ là Chủ tịch Đảng FDP trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Đảng này vào tháng 5 tới đây.  
Điều gì tạo nên thành công của Rösler hôm nay? 
Tôi cho rằng, thành công của Rösler là sự tổng hợp đầy đủ của ba yếu tố sau đây:

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

100% TIẾN SĨ VÀ SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÀM TIẾN SĨ Ở MỸ KHÔNG BIẾT TIẾNG ANH

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận chưa hết phản cảm, bức xúc về việc Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cán bộ cấp thành ủy quản lý đến năm 2020 phải có bằng Tiến sĩ, thì gần đây lại phát hiện ra việc một cán bộ có tên là Nguyễn Ngọc Ân lấy được bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không cần biết tiếng Anh. Từ một cử nhân tốt nghiệp tại chức kinh tế- quốc dân đặt tại Phú Thọ, vị này đã bỏ ra số tiền 17.000 USD để có được bằng Tiến sĩ. Trong thời gian làm TS (từ tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học chỉ có hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (nhưng có người phiên dịch sang tiếng Việt). Khi bảo vệ luận án, cũng có người phiên dịch cho ông từ đầu đến cuối. Ông đã cho biết rằng Trường Đại học Nam Thái Bình Dương không đặt điều kiện những nghiên cứu sinh như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào, mà chỉ cần gửi đề cương sang để nhà trường chỉnh sửa.

Từ thực tế trên, có hai câu hỏi cần đặt ra để bàn luận: I) Khi giá trị của bằng cấp bị hiểu sai sẽ dẫn đến hệ quả, tác hại gì cho xã hội? và II) Tiến sĩ là ai và thực chất học Tiến sĩ để làm gì?

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

VÀI NÉT VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ NGÀNH LUẬT (QUA VÍ DỤ ĐẠI HỌC SAARLAND, CHLB ĐỨC)


Nguyễn Minh Tuấn

Điều 5 khoản 3 câu 1 Luật cơ bản của Đức qui định: “Khoa học, giảng dạy và nghiên cứu là tự do”. Qui định quyền tự do về khoa học (die Wissenschaftsfreiheit) là quyền hiến định, một quyền tự vệ của cá nhân (Abwehrrecht) chống lại sự can thiệp từ phía nhà nước trong lĩnh vực khoa học, đồng thời là cơ sở bảo vệ sự tự chủ của các trường đại học (Hochschulautonomie). Quyền tự do về khoa học được đặt trong hệ thống các quyền tự do khác là các quyền tự do về tư tưởng (Meinungsfreiheit), tự do báo chí (Pressefreiheit) và tự do về nghệ thuật (Freiheit der Kunst) được qui định chung tại Điều 5 của Luật này.
 
Từ qui định cụ thể đến thực tế tổ chức giảng dạy, học tập và qui trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở Đức đều phải dựa trên cơ sở của Điều 5 khoản 3 câu 1 Luật cơ bản theo nguyên tắc: TÔN TRỌNG TỰ DO TRONG KHOA HỌC. Bản chất của đào tạo tín chỉ cũng là hoạt động tổ chức nhằm hiện thực hóa quyền tự do trong khoa học của các chủ thể hoạt động khoa học là các giáo sư, người nghiên cứu và học viên.

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

GIẤC MƠ ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ



Nguyễn Minh Tuấn

Bộ giáo dục và đào tạo Việt nam đặt mục tiêu 10 năm nữa sẽ có trường Đại học lọt vào top 200 các trường hàng đầu thế giới. Quả là một tham vọng lớn. Có tham vọng và phấn đấu hết mình cho những ước mơ để đi đến thành công là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên cứ đặt ra tham vọng, nhưng không hiểu mình đang đứng ở đâu, thì tham vọng sẽ chỉ là mơ mộng.

Trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt giữa các trường đại học trên thế giới hiện nay, việc phấn đấu trở thành trường đại học hàng đầu thế giới là một việc làm hết sức khó khăn. Thử kể ra một vài điều kiện và năng lực thực tế sẽ thấy ngay ta đang đứng ở đâu.

Các trường đại học hiện nay thường cạnh tranh, dựa vào các tiêu chí như:
(1) số lượng giáo sư có đẳng cấp quốc tế, có các thành tích nghiên cứu khoa học tầm quốc tế như giải Nobel và Fields,
(2) số lượng bài báo quốc tế được trích dẫn thường xuyên nhất,
(3) tỷ lệ giáo sư /sinh viên, giáo sư/sinh viên nước ngoài,
(4) chương trình giảng dạy, qui trình tuyển chọn giáo viên, qui trình tuyển chọn sinh viên,
(5) tiêu chuẩn về thư viện, điều kiện cơ sở vật chất, chi phí phục vụ nghiên cứu, phục vụ giảng dạy.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN?




Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 18/4/2009,
truy cập đường link gốc tại đây

(TuanVietNam)- Muốn thay đổi tình trạng NCKH trong sinh viên hiện nay phải có sự thay đổi từ cả ba chủ thể: Nhà trường – sinh viên – các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần sử dụng các sản phẩm khoa học. Không thể có sản phẩm khoa học chất lượng một khi nhà trường không định hướng, hỗ trợ; sinh viên không thiết tha với NCKH...
Đó có vẻ như là sự vô lý, nhưng tiếc thay lại là sự thật, khi nhìn vào ba điều kiện có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường ĐH nước ta hiện nay, nhất là các đề tài mang tính ứng dụng.