Nguyễn Minh TuấnNguồn: Báo NguoiViet.de,đăng ngày 8/3/2012,truy cập đường link gốc tại đây
Đã qua lâu rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ một kỉ niệm mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đó là ngày 8/3 đầu tiên sống trên nước Đức.
Hôm đó, vì nghĩ là ngày quốc tế phụ nữ, tôi hồ hởi đến trường từ rất sớm, chúc mừng bà thư ký và các bạn nữ đồng nghiệp. Khi tôi chúc mừng mọi người ai cũng ngỡ ngàng, ngạc nhiên và...cười, vì chẳng ai nhớ hôm đó là ngày quốc tế phụ nữ cả. (!?)
Ngày hôm đó tôi đã có một buổi trao đổi thật sự rất thú vị với bạn đồng nghiệp của mình. Bạn chia sẻ rằng đã có một thời ở Đông Đức (DDR) người ta rêu rao khẩu hiệu "bình đẳng" (Gleichheit), nhưng thực tế đây là một khái niệm mơ hồ, không tưởng, những điều chỉ tồn tại ở trên thiên đường, còn ở Tây Đức (BRD) thì người ta thực tế hơn, họ đấu tranh đòi các quyền tự do (Freiheit) như tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đình công, tự do nghiên cứu khoa học, quyền được tham gia vào đời sống chính trị.... Sau này khi nước Đức thống nhất và cho đến hôm nay, phụ nữ Đức đã được hưởng những quyền tự do như thế, không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật mà được thực thi, hiện hữu trong cuộc đời thực.
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
XIN HÃY LÀ MỘT NGÀY BÌNH THƯỜNG
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
GÓP BÀN VỀ TỘI DANH GIẾT NGƯỜI VÀ VỤ VIỆC ĐOÀN VĂN VƯƠN
Liên quan đến tội giết người, TS. Nguyễn Sỹ Phương đã có loạt bài viết đăng trên Tia sáng phân tích các khía cạnh khác nhau của tội phạm này theo Luật hình sự Việt nam và Luật hình sự Đức. Tiếp tục góp bàn về chủ đề này, trong phần trình bày dưới đây tôi xin chia sẻ hai vấn đề: So sánh qui định về vấn đề tội phạm, tội giết người đã hoàn thành và tội giết người chưa đạt căn cứ theo Bộ luật hình sự (BLHS) Đức và Bộ luật hình sự Việt nam và đưa ra quan điểm riêng về việc có hay không hành vi phòng vệ chính đáng của Đoàn Văn Vươn theo pháp luật hình sự Việt Nam.
1. So sánh vấn đề tội phạm, tội giết người và phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự Đức và Bộ luật hình sự Việt nam
a. Vấn đề tội phạm
TS. Nguyễn Sỹ Phương trong bài viết “Bàn định tội danh giết người”[1] đã cho rằng: "Ở Đức, những tội hình sự liên quan tới tính mạng con người, nếu chia theo dấu hiệu hậu qủa tội phạm, có thể phân loại thành 2 nhóm tội danh, nhóm tội danh chấm dứt sự sống của nạn nhân, tức phải có dấu hiệu người chết, và nhóm tội danh không chấm dứt sự sống nạn nhân, không có dấu hiệu người chết. Nhóm tội danh có động cơ chấm dứt sự sống con người nhưng không có dấu hiệu chết người, gồm tội danh, như: – Tội mưu sát (khi chưa hành động). – Tìm cách giết người, hay còn gọi giết người bất thành (hành vi giống tội giết người, nhưng nạn nhân may mắn không chết)."
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
TRAO ĐỔI VỀ BÀI VIẾT: “TỘI GIẾT NGƯỜI KHÔNG CÓ NGƯỜI CHẾT?”
Tạp chí Tia sáng ngày 20/2/2012 có đăng bài viết Tội "giết người" không có người chết? của tác giả TS. Nguyễn Sỹ Phương. Bài viết có rất nhiều thông tin thú vị, đề cập đến những vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, sau khi đọc bài viết, tôi thấy có một vài vấn đề còn chưa rõ, rất mong được trao đổi, học hỏi thêm về mặt khoa học cùng với tác giả và bạn đọc dưới đây:
- Cần phân biệt “tội giết người đã hoàn thành” và “tội giết người chưa đạt”
TS. Nguyễn Sỹ Phương cho rằng: "Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết. [….]Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.”
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012
CON HÁT MẸ KHEN HAY VÀ THÔNG ĐIỆP CẦN VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
Nguyễn Minh Tuấn
Quỳnh Anh và phụ huynh. Ảnh: Vietnamgottalent.info Tài năng đích thực hay chỉ là con hát mẹ khen hay?Chương trình giải trí trên truyền hình có tên Vietnam‘s got Talent đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Sau khi chương trình tuần vừa qua khép lại, đã có rất nhiều người bàn luận về tiết mục biểu diễn của thí sinh Quỳnh Anh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sẽ chẳng có gì đáng để „ồn ào“ như thế, nếu như chỉ thuần túy là việc dự thi và không được lựa chọn để đi tiếp vào vòng sau. Tuy nhiên trường hợp „không được lựa chọn“ này lại không bình thường như những trường hợp khác.
Labels:
Giáo dục,
Thông tin đa chiều
Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012
CÂU CHUYỆN TRÍ THỨC HAY LÀ BÀN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HIỂU BIẾT
Tác giả: Giản Tư TrungNguồn: Tạp chí Tia sáng,Bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết.“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012
LUẬN VỀ TRÍ THỨC
Ảnh chụp dòng chữ in trên đường Thanh Niên,dịp Hà Nội có diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.Nguồn: Ảnh của Nguyễn Hồng Kiên.Nguyễn Minh Tuấn
Về lý thuyết từ lâu trên thế giới người ta đã phân biệt hai khái niệm trí thức (intellectuals) và trí thức của công chúng (public intellectuals). Hiểu một cách khái quát nhất thì bất kỳ ai có cống hiến, làm giàu cho sự hiểu biết chung của nhân loại (life of mind) đều có thể được coi là trí thức (intellectuals). Một người được coi là trí thức của công chúng - public intellectuals, khi người trí thức ấy, ngoài chuyên môn của mình, còn là người trí thức dấn thân, người dùng cái TRÍ của mình để PHẢN BIỆN, DẪN DẮT, THỨC TỈNH XÃ HỘI.
Tuy nhiên đi vào cụ thể, vấn đề rắc rối nằm ở chỗ căn cứ vào tiêu chí nào để gọi là "trí thức", dựa vào mức độ nào để đo sự "cống hiến, làm giàu cho sự hiểu biết chung của nhân loại"? Căn cứ vào trình độ học vấn, khả năng nhận thức, công việc họ đang làm, đóng góp cụ thể về khoa học hay dựa trên sự phản biện xã hội, tinh thần dấn thân vì xã hội của người đó hay tất cả những tiêu chí đó?
Labels:
Giáo dục,
Thông tin đa chiều
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012
SỰ KIỆN TIÊN LÃNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
Liên quan đến vụ việc thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã trả lời phóng viên báo Người lao động rằng: Ông không theo dõi vụ việc này.Với câu trả lời này, có thể có hai khả năng xảy ra:- Khả năng thứ nhất: vị Phó chủ nhiệm này không đọc báo, không nghe đài, không xem truyền hình nên hoàn toàn không có thông tin gì để trả lời;- Khả năng thứ hai: có nghe, có biết về vụ việc, nhưng vì sợ trách nhiệm, sợ rằng nếu trả lời không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến cái ghế Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của ông, vì thế ông đã trả lời là "không theo dõi vụ việc này".
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012
VỤ VIỆC NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA
Vụ việc liên quan đến nhà báo Hoàng Khương đang trong quá trình điều tra. Khi không phải người trong cuộc, chưa có phán quyết chính thức của Tòa, mới chỉ dựa vào những thông tin sơ bộ mà cảnh sát điều tra đưa ra, cũng như qua bản tường trình của Hoàng Khương, tôi nghĩ để tránh cảm tính có lẽ cũng không nên vội vàng kết luận bất cứ điều gì về vụ việc này.
Tôi xin đưa ra một số giả thiết (câu hỏi trao đổi) để bạn đọc quan tâm tiếp tục bàn thảo, suy ngẫm. Cùng nhau nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, càng có nhiều ý kiến, chắc chắn vấn đề sẽ rõ ràng, sáng tỏ hơn:
1. Theo luật có cần thiết phải tiến hành bắt giam phóng viên Hoàng Khương không? Bắt phóng viên Hoàng Khương là về việc "tham gia đưa hối lộ" hay việc "gài bẫy"? hay cả hai?
2. Xem xét toàn diện hành vi vi phạm (nếu có):
- Xem xét động cơ thực hiện hành vi (nếu có) của nhà báo Hoàng Khương là gì?
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đến đâu?
- Có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không hay chỉ dừng lại ở việc vi phạm pháp luật hành chính với hành vi “đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 26 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ) hay hoàn toàn không vi phạm pháp luật?
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
SỨC MẠNH CỦA BÁO CHÍ Ở ĐỨC
Nội dung vụ việc có thể được tóm lược như sau:
Trung tuần tháng 12, báo Bild đã đưa tin Tổng thống Wulff vào năm 2008 đã vay 520.000 Euro từ vợ của một doanh nhân với mức lãi suất thấp hơn thị trường. Sau đó ông đã dùng khoản tiền này để xây nhà.
Trước khi Wulff trở thành Tổng thống, ông đã không công bố khoản vay này. Người ta cũng đặt ra những nghi vấn liệu có vấn về mờ ám giữa ông và người đã cho vay hay không khi mức lãi suất thấp như vậy?
Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi Tổng thống Wulff đã trực tiếp gọi điện cho Tổng biên tập báo Bild. Không nói chuyện được trực tiếp, ông đã để lại tin nhắn trong hộp thư trên điện thoại di động với những lời lẽ tức giận, yêu cầu tờ báo phải rút lại bài viết về khoản vay của ông.
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
HIẾN PHÁP 1946: THỂ HIỆN CƠ CHẾ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
Nguyễn Minh TuấnNguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 14/12/2011,truy cập tại đây
Ngày 12/12/2011, Tạp chí Tia sáng có đăng tải bài viết: "Học từ Hiến pháp 1946: Cần nhìn nhận cả ưu điểm và hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị Hường. Trong bài viết này, tác giả cho rằng “hạn chế của Hiến pháp 1946: tập quyền chứ không phải phân quyền” và đưa ra những căn cứ mà theo tôi chưa thực sự thuyết phục.
1. Khi đọc bài viết, tôi không rõ tác giả bài viết hiểu “phân quyền” và “tập quyền” là theo nghĩa nào.
Montesquieu cha đẻ học thuyết phân quyền trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" hoàn toàn không dùng khái niệm "phân chia quyền lực tuyệt đối” (Séperation des pouvois), mà là “phân công quyền lực” (Distribution des pouvois)[1]. Ông cho rằng bản chất khi có quyền lực là dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, vì vậy cần phải phân công, kiểm soát và giới hạn quyền lực để tránh lạm quyền và bảo vệ dân quyền[2]. Thực tế ngày nay ngay cả ở Mỹ, một nước theo chủ thuyết "phân quyền cứng rắn" cũng không tồn tại một sự "phân quyền tuyệt đối" giữa lập pháp và hành pháp, điều này một phần do quan hệ ràng buộc của hai viện và Chính phủ trong hoạt động lập pháp, một phần do tính chất quan hệ giữa các đảng phái không tĩnh mà luôn động[3]. Đưa ra những căn cứ lịch sử và thực tế như vậy để thấy rằng không có sự phân quyền tuyệt đối, mà chỉ tồn tại sự phân công tương đối, tồn tại song hành với việc kiểm soát và cân bằng quyền lực.
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Bên cạnh việc được nhìn nhận dưới góc độ là những định chế, pháp luật còn có xu hướng được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, mục đích là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới – những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.
Lâu nay pháp luật thường được nhìn nhận dưới góc độ là những định chế có tính chất “quan phương” từ phía nhà nước hay nói cách khác pháp luật được hiểu là tổng thể các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tồn tại một xu hướng tiếp cận pháp luật khác – xu hướng nhìn pháp dưới góc độ văn hóa1, mục đích là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới –những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
KHÔNG THỂ NHÂN RỘNG MỘT CÁCH LÀM ĐỘC ÁC VÀ TÙY TIỆN
Công an quăng lưới
bắt người vi phạm giao thông
Ảnh: Pháp luật TPHCMNguyễn Minh Tuấn
Thực hiện Chỉ thị 04 của UBND Thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công an thành phố này đã áp dụng hình thức quăng lưới bắt người vi phạm giao thông. Họ còn cho biết thêm là sau khi nghiên cứu và kiểm nghiệm, sáng kiến này sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc (Xem đầy đủ bài viết tại đây).Thật lạ kỳ. Không ở đâu trên thế giới, trong thế kỷ 21 này mà cảnh sát giao thông bỗng trở thành "những người đánh bắt cá" trên cạn và người vi phạm giao thông trở thành những "con cá mắc lưới" phản cảm, hài hước như ở thành phố Thanh Hóa này.Không rõ việc "quăng lưới bắt người" của công an thành phố này là dựa trên cơ sở qui phạm pháp luật nào của nhà nước. Khi áp dụng các biện pháp xử lý, chủ thể áp dụng pháp luật (cụ thể ở đây là công an thành phố Thanh Hóa) bắt buộc phải căn cứ vào "tính chất và mức độ" của hành vi vi phạm (Điều 3, Khoản 5, Pháp lệnh xử lý VPHC 2002, sửa đổi 2007, 2008). Hành vi vi phạm giao thông, nếu chỉ dừng lại là vi phạm hành chính thông thường, thì không có bất cứ lý do gì có thể áp dụng các biện pháp dành cho tội phạm nguy hiểm và trong tình thế cấp thiết được. Việc áp dụng biện pháp giăng lưới bắt người như ở TP Thanh Hóa kể trên rõ ràng là rất nguy hiểm và không tương xứng với một hành vi vi phạm hành chính thông thường.Có người cho rằng đây là cách làm "độc đáo"(!?). "Độc đáo" hay "độc ác" khi việc quăng lưới của cảnh sát giao thông có thể khiến người vi phạm giao thông bị ngã, dẫn đến tử vong hoặc người vi phạm có thể đâm vào người đi đường khác gây tai nạn. Hậu quả này là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?Từ góc độ quản lý xã hội, cách làm này thể hiện lối nghĩ thiển cận và phản ánh sự bất lực của thành phố Thanh Hóa trong việc xử lý vi phạm. Người tham gia giao thông dù có vi phạm hành chính thì họ vẫn là người. Là người chứ không phải là "cá" mà tùy tiện dùng lưới để quăng bắt.Về xử lý những hành vi vi phạm giao thông, có lẽ nên học tập cách làm văn minh ở các nước tân tiến hiện nay. Một mặt chỉ dẫn, giáo dục và quản lý chặt chẽ các dữ liệu của người tham gia giao thông, mặt khác kiên quyết xử lý người vi phạm, tăng mức phạt đối với những người cố tình không chịu nộp phạt, bất chấp, coi thường pháp luật (Mời bạn đọc tham khảo cách làm ở Đức hiện nay mà tôi đã phần nào bình luận trong bài viết "An toàn và trật tự xã hội - nhìn từ hệ thống các biển báo ở Đức", đăng trên Tia sáng ngày 23/4/2011, để thấy rõ với cùng một vấn đề, nước họ xử lý như thế nào và ta thì xử lý như thế nào, cách làm nào sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân tốt hơn, cách làm nào sẽ khiến cho cảnh sát giao thông nhàn hơn mà hiệu quả vẫn cao hơn).
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
GỬI CÁC BẠN SINH VIÊN LUẬT NĂM THỨ NHẤT
Nguyễn Minh Tuấn
Bạn là sinh viên luật năm thứ nhất?Bạn còn bỡ ngỡ, lúng túng và chưa biết phải bắt đầu như thế nào để học luật có hiệu quả nhất?Hôm nay, tôi có vài lời chia sẻ - những lời chia sẻ chân thành từ kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi - gửi đến bạn. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy điều gì đó có ích cho mình từ những chia sẻ này.
Muốn đi đến một cái đích nào đó, có rất nhiều cách khác nhau. Có người đi bộ, có người đi xe máy, có người đi ô tô, có người đi máy bay và...có người đi mãi, đi mãi nhưng đi lạc đường và không bao giờ đến.
Làm thế nào để đi đến đúng đích, một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất? Đây chính là vấn đề tôi muốn chia sẻ với bạn - vấn đề phương pháp, cụ thể hơn là cách thức, chiến lược học luật sao cho hiệu quả nhất.
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
ĐẠI DIỆN CHO NHÂN DÂN CẢ NƯỚC
ĐBQH Nguyễn Minh Hồng, Ảnh: Đại biểu quốc hội. Nguyễn Minh Tuấn*Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho lợi ích, cho tiếng nói của nhân dân cả nước. Để làm được nhiệm vụ này, các đại biểu quốc hội cần được đảm bảo về mặt vật chất, đảm bảo thời gian và đảm bảo tự do đề xuất ý kiến của mình.
Khi trình dự luật nhà văn, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Hồng đã từng trả lời báo chí rằng: "nếu phải lựa chọn giữa Luật biểu tình và Luật nhà văn thì ông vẫn chọn Luật nhà văn”.1 Gần đây nhất khi phóng viên Báo Đất Việt đặt câu hỏi vì sao cần phải có Luật nhà văn, thì ông lại trả lời rằng: "…tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra… Tôi chỉ muốn bảo vệ quyền lợi các nhà văn, vì tôi cũng là nhà văn”.2
Vậy là đã rõ Đại biểu Nguyễn Minh Hồng “chưa nghĩ ra vì sao cần dự luật đó” nhưng vẫn cứ trình và mục đích của ông là để bảo vệ quyền lợi của Hội Nhà văn.
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011
CẤM CHƠI GOLF NGÀY NGHỈ VÀ NHỮNG NHẦM LẪN VỀ PHÁP LUẬT
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 28/10/2011, truy cập tại đây.
Báo chí những ngày gần đây bàn nhiều về chủ đề quyết định cấm chơi golf mà bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng đưa ra. Có người khen, có người chê, có người đồng tình, có người phản đối. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là thay vì bàn về tính hợp pháp của lệnh cấm, nhiều bài báo lại bàn sang những căn cứ khác như chơi golf là xa xỉ trong khi kinh tế đất nước còn khó khăn... (1)
Thực chất đây là hai vấn đề khác nhau, tôi nghĩ rằng cần phải tách bạch để trao đổi. Cá nhân tôi cho rằng tính hợp pháp trong mọi quyết định quản lý nhà nước phải được đặt lên hàng đầu. Cũng dưới khía cạnh này, có thể thấy quyết định cấm chơi golf của Bộ trưởng có ít nhất ba sự nhầm lẫn sau đây:
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
19 ĐIỀU VỀ QUYỀN CƠ BẢN - 19 YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN DÂN CHỦ BỀN VỮNG Ở ĐỨC
Tác giả bản dịch: Nguyễn Minh TuấnNguồn bản gốc Tiếng Đức: tại Website chính thức củaBundeszentrale für politische Bildung (BPB), truy cập tại đây
Nội dung và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản là linh hồn của bất kỳ một bản Hiến pháp nào.
19 Điều đầu tiên của Luật cơ bản năm 1949 là 19 qui định về quyền cơ bản và cũng chính là 19 viên đá tảng gắn kết tạo dựng nên nền dân chủ bền vững ở Đức.Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của những điều luật, tác giả xin trân trọng công bố và giới thiệu đến bạn đọc bản dịch tham khảo Tiếng Việt từ nguyên bản Tiếng Đức 19 quyền cơ bản trong Luật cơ bản (Grundgesetz) của CHLB Đức này.Bản dịch Tiếng Việt dưới đây cũng như những bản dịch khác đã giới thiệu trên trang blog cá nhân này chỉ mang tính chất tham khảo. Tác giả bản dịch hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý về bất cứ sự trùng lặp, sao chép hay suy luận nào khác đáng tiếc liên quan đến bản dịch này có thể xảy ra. Tác giả bản dịch rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiện chí của bạn đọc gửi về địa chỉ email nguyenminhtuan_hn@yahoo.com để hoàn thiện bản dịch này và các bản dịch văn bản pháp luật khác. (NMT)
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011
BÀN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1992
Nguyễn Minh TuấnChế định quyền của công dân được coi là linh hồn của bất cứ bản Hiến pháp dân chủ nào. Lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới là cơ hội để chúng ta nhìn lại các quy định của Hiến pháp hiện hành, cùng bàn thảo, đánh giá một cách toàn diện và đưa ra phương án sửa đổi hợp lý.Trên cơ sở xem xét cách quy định của Hiến pháp 1992 hiện hành và quy định cụ thể của Hiến pháp một số nước trên thế giới về vấn đề này, tác giả Nguyễn Minh Tuấn, NCS Đại học Saarland, CHLB Đức, đưa ra quan điểm cá nhân và những đề xuất nhằm hoàn thiện chế định này. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng tải bài viết.
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
VỤ ÁN HIẾN PHÁP NỔI TIẾNG VỀ BIỂU TÌNH Ở ĐỨC NĂM 1986
Ảnh 1: Năng lượng mặt trời thay vì chất phóng xạ (Nguồn ảnh: tại đây) Nguyễn Minh Tuấn
Phần 1. Tóm tắt nội dung vụ ánVào một ngày đẹp trời, một người có quốc tịch Đức tên là M đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo luật định sẽ cùng một số người khác tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Wackersdorf. Mục đích của đoàn biểu tình là: "mong muốn những người xây dựng nhà máy và người dân thấy được sự nguy hiểm, tác hại của nhà máy điện hạt nhân." Tiêu ngữ của đoàn biểu tình này là: "Năng lượng mặt trời thay vì chất phóng xạ" (Sonne statt Plutonium) (Xem ảnh 1).Vào ngày 23/6/1986, khoảng 6h sáng, một nhóm khoảng 30 người đã tiến hành biểu tình dưới hình thức ngồi xếp hàng dài (Sitzblockade) ở nhà máy tại Wackersdorf. Từ 6h30 đến 8h30, một vài người trong số đó có M xếp hàng trước cả lối ra vào nhà máy nhằm không cho những người công nhân đi xe tải vào khu đất xây dựng nhà máy. (Xem ảnh 2)
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ CÓ LỊCH SỬ HƠN MỘT THẾ KỶ Ở ĐỨC
Nguyễn Minh Tuấn
Tình huống pháp luật dưới đây đã có lịch sử hơn một thế kỷ ở Đức. Vào khoảng năm 1905, tức là 5 năm sau khi Bộ dân luật của Đức (1900) có hiệu lực, người ta bắt đầu tranh luận tình huống này. Trong lịch sử pháp luật ở Đức, đây được coi là một trong những tình huống pháp lý gây tranh luận nhiều nhất.Tình huống đó như sau:
Trong môt nhà hàng ở Hamburg của người chủ R, một người đàn ông tên là H đã mời người đồng nghiệp tên là B một món trai luộc (Austern). Trong khi thưởng thức món ăn, B phát hiện ra trong một con trai có viên ngọc trai (Perle) mà giá trị của viên ngọc trai này là một số tiền rất lớn thời điểm đó. Câu hỏi đặt ra: Ai là người sở hữu viên ngọc trai này? (Nguồn: Ch. Fahl, Sieben unterhaltsame Lektionen, 1. Aufl., 2010, S. 43f.)
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011
TINH THẦN HIẾN PHÁP Ở ĐỨC
Nguyễn Minh Tuấn
Bức ảnh mà quí vị xem ở trên là bức ảnh miêu tả quang cảnh những buổi trao đổi, thảo luận về Hiến pháp tại "nhà thờ thánh Paul" (Paulskirche/ St. Paul's Church) ở Frankfurt. Nhà thờ này được xem như là nơi khởi nguồn, là biểu tượng cho Tinh thần Hiến pháp ở Đức.Tại đây, ngày 28 tháng 3 năm 1849, bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Đức đã được thông qua bởi một Quốc hội lập hiến mà thành viên là những nhà trí thức hàng đầu thời đó. Họ đã trao đổi rất kĩ lưỡng và kiến thiết ra một bản Hiến pháp dân chủ không thua kém bất cứ một bản Hiến pháp thành văn nào trên thế giới thời điểm đó. Có được thành quả ấy cũng bởi khi xây dựng Hiến pháp này, các nhà lập hiến đã ý thức được rằng Hiến pháp trước hết phải chứa đựng những giá trị pháp quyền, Hiến pháp sinh ra là để ghi nhận, bảo vệ quyền con người và chống lại sự lạm quyền của nhà nước. (Xem: Edel/Thielmann, Rechtsgeschichte, 3. Aufl., 2003, Rn.526f.)Đọc Hiến pháp này, người ta không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị của nó, vì gần như tất cả các quyền tự do dân chủ mà hiện nay người Đức đang được hưởng đều đã được qui định một cách đầy đủ, chi tiết ở Chương VI của Hiến pháp như: quyền tự do ngôn luận (Điều 143), quyền tự do biểu tình (Điều 161), quyền tự do lập hội (Điều 162), quyền tự do tôn giáo (Điều 147), quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 158), quyền tự do khoa học (Điều 152), quyền sở hữu tài sản, quyền tự do cư trú, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 133), quyền bất khả xâm phạm về thư tín, quyền bình đẳng (Điều 137), các quyền tố tụng, liên quan đến việc bắt giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (Điều 175), bãi bỏ hình phạt tử hình (Điều 139)...
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011
THUẾ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở ĐỨC
Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 21/9/2011 tại đây. (Quí vị quan tâm có thể tham khảo bài viết đầy đủ tại đây)
Ở Đức cũng như nhiều nước khác hiện nay, người lao động phải nộp thuế khá cao. Trung bình một người đi làm phải đóng các loại thuế và bảo hiểm từ 40 đến 60% thu nhập, tùy từng loại công việc. Việc người lao động phải đóng thuế, đóng bảo hiểm cao như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả tích cực đối với hệ thống phúc lợi xã hội.
Dưới đây là bảng kê thu nhập của một người lao động ở Đức (số liệu hiện tại năm 2011) thu nhập trước thuế là 5.000 Euro. Ví dụ, với cấp độ thuế số 2 (Steuerklasse 2), cấp độ trung bình trong tổng số 6 cấp độ, nếu thu nhập trước thuế là 5.000 Euro, người lao động cuối cùng chỉ được nhận 2.819,84 Euro do phải đóng các loại thuế, bảo hiểm.(2)
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
HỌC Ở HIẾN PHÁP NĂM 1946
Muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền trước hết phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Bản Hiến pháp dân chủ là bản Hiến pháp phải do toàn dân hoặc Quốc hội lập hiến thông qua và phải được đặt ở vị trí cao hơn nhà nước. Nói một cách khác muốn tránh lạm quyền thì quyền lực nhà nước phải bị giới hạn bởi chính bản Hiến pháp dân chủ đó. Trong lịch sử chúng ta đã từng có một bản Hiến pháp được xây dựng trên tinh thần dân chủ như thế đó là Hiến pháp năm 1946.Ý kiến của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng trong bài viết dưới đây một lần nữa khẳng định cần phải "học ở Hiến pháp 1946", học ở những giá trị lập hiến mà chúng ta đã có trong lịch sử từ cách đây hơn 60 năm. Rất nhiều những nhà khoa học khác cũng đã lên tiếng đồng tình với việc cần phải trở lại với những giá trị của Hiến pháp 1946, trở lại với những giá trị đích thực của Hiến pháp.Mong rằng quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân sẽ được qui định và được hiện thực hóa trong lần sửa đổi Hiến pháp tới đây.Đất nước này là đất nước của hơn 90 triệu đồng bào. Vì thế xây dựng một nhà nước của dân thì không thể khác hơn nhân dân phải có quyền được phúc quyết Hiến pháp.NMT
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
BẢN DỊCH TUYÊN NGÔN VỀ QUYỀN CỦA BANG VIRGINIA NĂM 1776
(George Mason [1725 - 1792] - đồng tác giả
Tuyên ngôn về quyền của bang Virginia 1776)Giới thiệu và dịch sang Tiếng Việt: Nguyễn Minh Tuấn
Virginia Declaration of Rights - Tuyên ngôn về quyền của bang Virginia năm 1776 là văn bản pháp lý quan trọng trong lịch sử pháp luật thế giới. Đây là văn bản pháp lý có tính khởi nguồn về quyền con người, khởi nguồn về phân quyền và là văn bản pháp lý có ảnh hưởng sâu sắc đến các văn bản pháp lý khác sau này như: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền của Mỹ và Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp cũng như nhiều văn bản pháp lý khác.
Quá trình chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn này bắt đầu từ đầu năm 1776, tại thời điểm mà cuộc cách mạng tư sản Mỹ chống thực dân Anh vẫn đang diễn ra và được thông qua vào ngày 12/06/1776. Những người có công lao lớn tham gia soạn thảo bản Tuyên ngôn này là George Mason, Thomas Jefferson and James Madison. Trong đó, người có công đặc biệt là George Mason - người đã soạn thảo các qui định bảo vệ các quyền tự do của con người và xác định rõ mục đích cơ bản của chính quyền.
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
15 NGHÌN ĐỒNG MỘT NGÀY CÔNG: GIÁO VIÊN SỐNG SAO ĐÂY?
Nguyễn Minh Tuấn
Sự việc ba mươi giáo viên trường mầm non xã Mậu Lâm,huyện Như Thanh, Thanh Hóa đồng loạt xin nghỉ việc với lý do là mức lương quá thấp vừa qua thực sự là một việc đau lòng. Theo bài báo, trung bình một giáo viên mầm non đứng lớp ngày hai buổi ở đây được nhận 15 nghìn đồng, cả tháng trừ tất cả các khoản phải đóng họ được nhận khoảng 500 nghìn đồng.Thưa quí vị, 500 nghìn đồng một tháng, số tiền ấy chưa bằng một nửa bát phở bò "Kobe" mà một người giàu tiêu chỉ cho một bữa sáng.Phàm là con người, không ai có thể uống nước lã, hưởng khí trời mà sống mãi. Tại sao một người lao động làm việc cả ngày cật lực như vậy mà chỉ được nhận 15 nghìn đồng? Thử hỏi với tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá như hiện nay, nếu là quí vị, quí vị sẽ uống gì, ăn gì và sẽ sống như thế nào với số tiền đó? quí vị có đủ tiền cho con ăn học, có đủ kiên nhẫn để tiếp tục say mê với công việc, với lý tưởng của mình không?Hiện tại mức chênh lệnh giàu nghèo ở Việt Nam đã quá lớn, mà nguyên nhân trực tiếp không gì khác hơn là do tham nhũng, lãng phí và do người giàu phải đóng thuế nhưng đóng thuế thấp hoặc nhiều khoản thu nhập chưa phải đóng thuế.
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011
ĐỘC LẬP MÀ DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC, TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ
Nguyễn Minh Tuấn
Sáu mươi sáu năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ. Giá trị của độc lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". (1)“Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. “Tự do” của sáu mươi sáu năm trước hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.(2) Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa.
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011
HÀNG NGÀN ĐIỂM KHÔNG THI ĐẠI HỌC MÔN SỬ: CHUYỆN BÌNH THƯỜNG?
Nguyễn Minh Tuấn
Trước kết quả thê thảm của môn lịch sử trong kì thi đại học vừa qua, trả lời báo Tuổi trẻ ngày 30/7, người đứng đầu Bộ giáo dục đã cho rằng: "Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém. Vì vậy, qua quá trình thi lộ ra những học sinh kém là bình thường."
Tôi thực sự không hiểu ngài Bộ trưởng nói "bình thường" là theo nghĩa nào. Đúng là kì thi nào cũng cần phải mang tính phân loại, tìm ra người giỏi, người khá, người yếu kém. Nhưng vấn đề là số lượng, là tỉ lệ bài thi yếu kém đó là bao nhiêu trong tổng thể những người dự thi? Nếu tỉ lệ bài thi yếu kém quá nhiều, hàng nghìn thí sinh không làm được một chút nào, sau khi đã có một thời gian dài ôn luyện, đó chắc chắn phải được xem là việc rất bất bình thường và phải nghiêm túc xem xét lại từ cách dạy, cách học và cách đánh giá. Đơn giản hơn là giáo viên, nếu môn học giáo viên đó dạy mà có quá nhiều điểm 0, điểm yếu kém, thì việc đầu tiên người giáo viên cần làm là phải tự xem lại mình, mà có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Huống chi đây lại là người đứng đầu ngành giáo dục của cả một nước, kết quả thi thấp như thế, một thực trạng đáng báo động như thế, vậy mà ngài Bộ trưởng lại thản nhiên cho rằng đó là việc BÌNH THƯỜNG.
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
NỤ CƯỜI CỦA BÀ THỊ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Tuấn
Người phụ nữ với nụ cười tươi rạng rỡ trong ảnh là thị trưởng của thành phố Saarbrücken, thành phố có trường Đại học nơi tôi đang theo học.Hàng ngày người phụ nữ ấy vẫn đi về trên một chiếc xe đạp không mới và cũng chưa bao giờ thấy xung quanh có người bảo vệ.Không cần phải cưỡi "trên mấy ngàn con trâu" như ngài thị trưởng ở một nước nghèo nọ mà sao tôi thấy người phụ nữ ấy vẫn rất đẹp, vẫn rất sang trọng? Không cần có bất cứ người bảo vệ nào mà sao người phụ nữ ấy vẫn cười tươi, ung dung đạp xe trong một chiều nắng đẹp? Trước đủ loại công việc, sao người phụ nữ ấy vẫn có thể hoàn thành tốt, để rồi thanh thản đạp xe rời nhiệm sở trước 4 giờ chiều về với tổ ấm thân yêu?Thành phố nơi tôi đang sống có một bà thị trưởng như thế. Thành phố ấy tuy không có những danh hiệu mĩ miều, nhưng sao tôi thấy nó vẫn thật đẹp, thật an toàn và đặc biệt luôn để lại cho tôi những ấn tượng thật sâu sắc về những con người mà tôi đã từng gặp.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
TỰ DO NGÔN LUẬN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Nguyễn Minh TuấnỞ Đức, cơ sở Hiến định của quyền tự do ngôn luận là Điều 5 Khoản 1 Câu 1 Đoạn 1 Luật cơ bản. Điều khoản này thừa nhận: „Bất cứ ai cũng có quyền tự do thể hiện và biểu đạt ý kiến của mình dưới dạng lời nói, chữ viết và hình ảnh (…) Không được phép tồn tại bất cứ một sự kiểm duyệt nào.“[1]
Tòa án Hiến pháp liên bang Đức đã giải thích: „Một ý kiến (Meinung) được hiểu là sự đánh giá có tính định tính (Werturteil), chứa đựng các yếu tố quan điểm, góc nhìn của cá nhân về một vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi tranh luận về mặt tinh thần (im Rahmen einer geistigen Auseinandersetzung). Đã là quan điểm cá nhân thì không phụ thuộc vào việc quan điểm đó là đúng hay sai, quan điểm đó có giá trị hay không có giá trị, cũng như không phụ thuộc vào mức độ xúc cảm ra sao“.[2]
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ TỰ DO NGÔN LUẬN?
(Bạn đã nhìn thấy gì trong bức ảnh này? Nguồn ảnh: tại đây) Bạn hãy dành khoảng 1 phút và nhìn vào bức hình trên.
Bạn đã thấy gì trong đó?
Có người sẽ nói rằng đó là một phụ nữ trẻ tuổi, có người phản đối nói rằng không, đó là một bà cụ.
Qua tranh luận, người ta mới phát hiện ra rằng thực chất đây là hình vẽ có tính mô phỏng, nhìn kĩ bạn sẽ thấy "cằm của người phụ nữ trẻ tuổi trong một góc nhìn khác đồng thời là mũi của một bà cụ".
Nữ văn sĩ người Pháp Anais Nin đã nói rằng: “chúng ta không nhìn mọi vật như chúng vốn có, chúng ta thường nhìn mọi vật theo cách chúng ta là ai” ("We don't see things as they are, we see things as we are").
Cùng là một con bò. Một cậu bé sinh ra ở quê, quen với đồng ruộng nghĩ ngay đến "sức kéo". Một cậu bé sinh ra ở thành phố hay được bố cho đi ăn nhà hàng sẽ nghĩ ngay rằng: "À, con bò này mà làm món bò bít tết thì ngon tuyệt". Một cậu bé sinh ra trong gia đình làm kinh doanh sẽ nghĩ rằng: "Con bò này ít cũng phải hai chục triệu".
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
NGƯỜI HỌC ĐÃ THỰC SỰ Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM KHI ĐÀO TẠO TÍN CHỈ?
Nguyễn Minh Tuấn
Đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng từ rất lâu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Vài năm trở lại đây, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã bước đầu áp dụng mô hình này.
Hướng đi thì đúng, nhưng liệu cách làm đã đúng?
Qua quan sát và cảm nhận, tôi thấy nếu như đào tạo tín chỉ ở nước ngoài (cụ thể ở Đức trong bài viết tôi đã trình bày tại đây) thực chất là kết quả của một sự hối thúc liên tục "từ dưới lên" tức là từ phía người học buộc nhà trường, buộc người thầy phải thay đổi, đáp ứng nhu cầu của họ, thì dường như ở Việt Nam lại đang làm ngược lại là áp đặt "từ trên xuống".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)