Tác giả bản dịch: Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn bản gốc Tiếng Đức: tại Website chính thức của
Bundeszentrale für politische Bildung (BPB), truy cập tại đây
Nội dung và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản là linh hồn của bất kỳ một bản Hiến pháp nào.
19 Điều đầu tiên của Luật cơ bản năm 1949 là 19 qui định về quyền cơ bản và cũng chính là 19 viên đá tảng gắn kết tạo dựng nên nền dân chủ bền vững ở Đức.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của những điều luật, tác giả xin trân trọng công bố và giới thiệu đến bạn đọc bản dịch tham khảo Tiếng Việt từ nguyên bản Tiếng Đức 19 quyền cơ bản trong Luật cơ bản (Grundgesetz) của CHLB Đức này.
Bản dịch Tiếng Việt dưới đây cũng như những bản dịch khác đã giới thiệu trên trang blog cá nhân này chỉ mang tính chất tham khảo. Tác
giả bản dịch hoàn toàn không chịu trách nhiệm pháp lý về bất cứ sự
trùng lặp, sao chép hay suy luận nào khác đáng tiếc liên quan đến bản
dịch này có thể xảy ra. Tác
giả bản dịch rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiện chí của bạn đọc gửi về địa chỉ email nguyenminhtuan_hn@yahoo.com để hoàn thiện bản dịch này và các bản dịch văn bản pháp luật khác. (NMT)
I. CÁC QUYỀN CƠ BẢN (I. GRUNDRECHTE)
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 1
[Menschenwürde;
Grundrechtsbindung der staatlichen Gewalt]
(1) Die Würde des Menschen ist unantastbar. Sie zu achten und zu schützen ist
Verpflichtung aller staatlichen Gewalt.
(2) Das Deutsche Volk bekennt sich darum zu unverletzlichen und
unveräußerlichen Menschenrechten als Grundlage jeder menschlichen Gemeinschaft,
des Friedens und der Gerechtigkeit in der Welt.
(3) Die nachfolgenden Grundrechte binden Gesetzgebung, vollziehende Gewalt und
Rechtsprechung als unmittelbar geltendes Recht.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 1
Bảo vệ nhân phẩm;
Sự ràng buộc của quyền lực nhà nước
bởi các quyền cơ bản
(1) Nhân phẩm là bất khả xâm phạm (unantastbar). Coi trọng và bảo vệ nhân phẩm là nghĩa vụ của tất cả các nhánh
quyền lực nhà nước.
(2) Nhân dân Đức vì thế thừa nhận việc nhân quyền (Menschenrechte) là bất khả
xâm phạm và không thể bị lạm dụng hay áp đặt (unveräußerlichen) như là nền tảng của mỗi một cộng đồng, hoà bình và
công lý trên toàn thế giới.
(3) Các quyền hạn cơ bản dưới đây ràng buộc các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với tính chất là quyền có hiệu lực trực tiếp (unmittelbar geltendes Recht).
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 2
[Allgemeine Handlungsfreiheit;
Recht auf Leben; Körperliche Unversehrtheit,
Freiheit
der Person]
(1) Jeder hat das Recht auf die freie Entfaltung seiner Persönlichkeit, soweit
er nicht die Rechte anderer verletzt und nicht gegen die verfassungsmäßige
Ordnung oder das Sittengesetz verstößt.
(2) Jeder hat das Recht auf Leben und körperliche Unversehrtheit. Die Freiheit
der Person ist unverletzlich. In diese Rechte darf nur auf Grund eines Gesetzes
eingegriffen werden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 2
Quyền tự do hành động,
quyền sống, quyền bất khả xâm phạm thân thể,
quyền tự do cá nhân.
(1). Mỗi người ai cũng có quyền phát triển tính cách riêng của mình trong phạm
vi mà người đó không xâm phạm đến quyền tự do của những người khác, không vi phạm
trật tự hợp hiến hay luân lý đạo đức (Sittengesetz).
(2). Mỗi người ai cũng có quyền sống và bất khả xâm phạm về
thân thể. Quyền tự do của con người là bất khả xâm phạm. Chỉ có dựa trên cơ sở
của một đạo luật (Gesetz) mới có thể can thiệp (Eingriff) vào những quyền này.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 3
[Gleichheit vor dem Gesetz;
Gleichberechtigung von Männern und Frauen;
Diskriminierungsverbote]
(1) Alle Menschen sind vor dem Gesetz gleich.
(2) Männer und Frauen sind gleichberechtigt. Der Staat fördert die tatsächliche
Durchsezung der Gleichberechtigung von Frauen und Männern und wirkt auf die
Beseitigung bestehender Nachteile hin.
(3) Niemand darf wegen seines Geschlechtes, seiner Abstammung, seiner Rasse,
seiner Sprache, seiner Heimat und Herkunft, seines Glaubens, seiner religiösen
oder politischen Anschauungen benachteiligt oder bevorzugt werden. Niemand
darf wegen seiner Behinderung benachteiligt werden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 3
Bình đẳng trước pháp luật;
bình quyền giữa nam và nữ;
cấm phân biệt đối xử
(1) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
(2) Nam và nữ là bình quyền (gleichberechtigt). Nhà nước thúc đẩy việc thực
thi quyền bình đẳng nam nữ và từng bước loại bỏ những hạn chế hiện còn đang tồn
tại.
(3) Không ai bị thiên vị hoặc bị phân biệt đối xử vì
giới tính, dòng dõi, chủng tộc, ngôn ngữ, quê quán và nguồn gốc, tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc các quan điểm chính trị. Không ai bị phân biệt đối xử vì tàn tật.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 4
[Glaubens-, Gewissens-
und Bekenntnisfreiheit]
(1) Die Freiheit des Glaubens, des Gewissens und die Freiheit des religiösen
und weltanschaulichen Bekenntnisses sind unverletzlich.
(2) Die ungestörte Religionsausübung wird gewährleistet.
(3) Niemand darf gegen sein Gewissen zum Kriegsdienst mit der Waffe gezwungen
werden. Das Nähere regelt ein Bundesgesetz.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 4
Tự do tôn giáo,
tự do nhận thức và
tự do tín ngưỡng
(1) Tự do về tín ngưỡng, nhận thức và tự do theo một
tôn giáo hoặc tự do theo một thế giới quan nào đó là bất khả xâm phạm.
(2) Hoạt động tôn giáo một cách ôn hòa được bảo vệ.
(3) Không ai bị ép buộc cầm vũ khí phục vụ chiến
tranh. Các điều khoản chi tiết do một đạo luật của liên bang qui định.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 5
[Meinungs-, Informations-,
Pressefreiheit; Kunst und Wissenschaft]
(1) Jeder hat das Recht, seine Meinung in Wort, Schrift und Bild frei zu äußern
und zu verbreiten und sich aus allgemein zugänglichen Quellen ungehindert zu
unterrichten. Die Pressefreiheit und die Freiheit der Berichterstattung durch
Rundfunk und Film werden gewährleistet. Eine Zensur findet nicht statt.
(2) Diese Rechte finden ihre Schranken in den Vorschriften der allgemeinen
Gesetze, den gesetzlichen Bestimmungen zum Schutze der Jugend und in dem Recht
der persönlichen Ehre.
(3) Kunst und Wissenschaft, Forschung und Lehre sind frei. Die Freiheit der
Lehre entbindet nicht von der Treue zur Verfassung.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 5
Tự do ngôn luận,
tự do thông tin, tự do báo chí;
tự do nghệ thuật và tự do khoa học
(1) Mọi công dân đều có quyền tự do thể hiện suy nghĩ của mình bằng lời nói,
chữ viết, hình ảnh, có quyền mở rộng và phổ biến nó từ các nguồn có thể truy cập phổ thông không bị hạn
chế hay ngăn cấm (ungehindert). Tự do báo chí và tự do thông tin (Berichterstattung) qua truyền thanh và phim ảnh được bảo đảm.
Không có bất cứ sự kiểm duyệt nào.
(2) Những quyền này bị giới hạn trong những qui định của
những đạo luật chung, trong các điều khoản luật bảo vệ thanh thiếu niên (Jugend), và quyền tôn
trọng danh dự cá nhân.
(3) Nghệ thuật và khoa học, nghiên cứu và giảng dạy đều được tự do. Tự do giảng dạy phải trung thành với Hiến pháp.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 6
[Ehe und Familie;
nichteheliche Kinder]
(1) Ehe und Familie stehen unter dem besonderen Schutze der staatlichen
Ordnung.
(2) Pflege und Erziehung der Kinder sind das natürliche Recht der Eltern und
die zuvörderst ihnen obliegende Pflicht. Über ihre Betätigung wacht die
staatliche Gemeinschaft.
(3) Gegen den Willen der Erziehungsberechtigten dürfen Kinder nur auf Grund
eines Gesetzes von der Familie getrennt werden, wenn die Erziehungsberechtigten
versagen oder wenn die Kinder aus anderen Gründen zu verwahrlosen drohen.
(4) Jede Mutter hat Anspruch auf den Schutz und die Fürsorge der Gemeinschaft.
(5) Den unehelichen Kindern sind durch die Gesetzgebung die gleichen
Bedingungen für ihre leibliche und seelische Entwicklung und ihre Stellung in
der Gesellschaft zu schaffen wie den ehelichen Kindern.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 6
Hôn nhân và gia đình;
con ngoài giá thú
(1) Hôn nhân và gia đình được hưởng sự bảo vệ đặc biệt
của nhà nước.
(2) Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em là quyền tự
nhiên của cha mẹ và là trách nhiệm ràng buộc của cha mẹ. Nhà nước giám sát cha
mẹ trong việc thực hiện trách nhiệm này.
(3) Trẻ em được tách khỏi gia đình mà không theo nguyện
vọng của cha mẹ hoặc người bảo hộ của chúng chỉ dựa trên cơ sở của một đạo luật,
hoặc khi cha mẹ hay người giám hộ không thực hiện trách nhiệm của họ hoặc khi trẻ
em bị ngược đãi.
(4) Mọi bà mẹ đều có quyền yêu cầu sự chăm sóc và bảo
vệ của cộng đồng.
(5) Cơ quan lập pháp sẽ qui định để đảm bảo việc con
ngoài giá thú cũng giống như con trong giá thú đều được nhận những cơ hội để phát
triển thể chất và tinh thần và có vị trí xã hội.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 7
[Schulwesen]
(1) Das gesamte Schulwesen steht unter der Aufsicht des Staates.
(2) Die Erziehungsberechtigten haben das Recht, über die Teilnahme des Kindes
am Religionsunterricht zu bestimmen.
(3) Der Religionsunterricht ist in den öffentlichen Schulen mit Ausnahme der
bekenntnisfreien Schulen ordentliches Lehrfach. Unbeschadet des staatlichen
Aufsichtsrechtes wird der Religionsunterricht in Übereinstimmung mit den Grundsätzen
der Religionsgemeinschaften erteilt. Kein Lehrer darf gegen seinen Willen
verpflichtet werden, Religionsunterricht zu erteilen.
(4) Das Recht zur Errichtung von privaten Schulen wird gewährleistet. Private
Schulen als Ersatz für öffentliche Schulen bedürfen der Genehmigung des Staates
und unterstehen den Landesgesetzen. Die Genehmigung ist zu erteilen, wenn die
privaten Schulen in ihren Lehrzielen und Einrichtungen sowie in der
wissenschaftlichen Ausbildung ihrer Lehrkräfte nicht hinter den öffentlichen
Schulen zurückstehen und eine Sonderung der Schüler nach den
Besitzverhältnissen der Eltern nicht gefördert wird. Die Genehmigung ist zu
versagen, wenn die wirtschaftliche und rechtliche Stellung der Lehrkräfte nicht
genügend gesichert ist.
(5) Eine private Volksschule ist nur zuzulassen, wenn die Unterrichtsverwaltung
ein besonderes pädagogisches Interesse anerkennt oder, auf Antrag von
Erziehungsberechtigten, wenn sie als Gemeinschaftsschule, als Bekenntnis- oder
Weltanschauungsschule errichtet werden soll und eine öffentliche Volksschule
dieser Art in der Gemeinde nicht besteht.
(6) Vorschulen bleiben aufgehoben.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 7
Hệ thống giáo dục
(1) Toàn bộ hệ thống giáo dục đều chịu sự giám sát của
nhà nước.
(2) Cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền quyết định con họ
có tham dự các bài giảng tôn giáo hay không.
(3) Các bài giảng tôn giáo là một phần trong chương
trình học của các trường công lập, trừ các trường học không liên quan đến tôn
giáo. Kiến thức tôn giáo được trang bị phù hợp với những nguyên lý của cộng đồng
tôn giáo có liên quan, không định kiến hay mâu thuẫn với việc giám sát của nhà
nước. Giáo viên không bị ép buộc phải giảng dạy các kiến thức tôn giáo.
(4) Quyền xây dựng các trường tư thục được bảo vệ. Các
trường tư thục ra đời thay thế các trường công lập phải được phép của Nhà nước
và chịu sự qui định bởi luật của bang. Nhà
nước sẽ cho phép thành lập các trường tư thục trong trường hợp trường tư thục
không thua kém các trường công lập về mục tiêu giáo dục, cơ sở vật chất hoặc đội
ngũ giáo viên được đào tạo chuyên nghiệp và học sinh không bị phân biệt đối xử
theo nguồn gốc của bố mẹ. Giấy phép hoạt động sẽ bị thu hồi nếu vị trí kinh tế
và pháp lý của đội ngũ giáo viên không được bảo đảm đầy đủ.
(5) Một trường tư thục được chấp thuận chỉ khi cơ quan
quản lý giáo dục thấy được trường đó phục vụ lợi ích sư phạm đặc biệt hoặc theo
đề nghị của phụ huynh, khi trường đầy đủ điều kiện như trường công hoặc
được xây dựng dựa trên một triết lý riêng và khi không tồn tại trường công lập nào
như vậy trong khu vực đó.
(6) Các trường dự bị bị xoá bỏ.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 8
[Versammlungsfreiheit]
(1) Alle Deutschen haben das Recht, sich ohne Anmeldung oder Erlaubnis
friedlich und ohne Waffen zu versammeln.
(2) Für Versammlungen unter freiem Himmel kann dieses Recht durch Gesetz oder
auf Grund eines Gesetzes beschränkt werden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 8
Quyền tự do biểu tình
(1) Mọi công dân Đức đều có quyền biểu tình một cách
hoà bình và không sử dụng vũ khí mà không phụ thuộc vào việc cấp phép của nhà
nước.
(2) Trong trường hợp biểu tình ngoài trời thì quyền
này có thể bị giới hạn bởi đạo luật cụ thể hoặc trên căn cứ của một đạo luật.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 9
[Vereinigungsfreiheit,
Verbot von Maßnahmen gegen Arbeitskämpfe]
(1) Alle Deutschen haben das Recht, Vereine und Gesellschaften zu bilden.
(2) Vereinigungen, deren Zwecke oder deren Tätigkeit den Strafgesetzen
zuwiderlaufen oder die sich gegen die verfassungsmäßige Ordnung oder gegen den
Gedanken der Völkerverständigung richten, sind verboten.
(3) Das Recht, zur Wahrung und Förderung der Arbeits- und
Wirtschaftsbedingungen Vereinigungen zu bilden, ist für jedermann und für alle
Berufe gewährleistet. Abreden, die dieses Recht einschränken oder zu behindern
suchen, sind nichtig, hierauf gerichtete Maßnahmen sind rechtswidrig. Maßnahmen
nach den Artikeln 12a, 35 Abs. 2 und 3, Artikel 87a Abs. 4 und Artikel 91
dürfen sich nicht gegen Arbeitskämpfe richten, die zur Wahrung und Förderung
der Arbeits- und Wirtschaftsbedingungen von Vereinigungen im Sinne des Satzes 1
geführt werden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 9
Tự do lập hội,
nghiêm cấm các biện pháp chống lại việc đình công
(1) Mọi công dân Đức đều có quyền thành lập hội và các
tổ chức xã hội khác.
(2) Những hiệp hội, mà mục đích hoặc hoạt động vi phạm
luật hình sự hoặc trực tiếp trái với trật tự hợp hiến hoặc làm tổn hại đến sự đoàn
kết dân tộc đều bị cấm.
(3) Quyền lập hội để bảo đảm và hỗ trợ các điều kiện
làm việc và kinh tế được đảm bảo cho mọi cá nhân và mọi nghề nghiệp. Các thoả ước
có hạn chế hoặc làm giảm đi hiệu lực của quyền này đều bị tuyên vô hiệu và các
biện pháp áp dụng bị tuyên là trái luật. Các biện pháp được thực hiện theo điều
12a, các khoản 2 và 3 của điều 35, khoản 4 điều 87a, và điều 91 không được
áp dụng nhằm chống lại các cuộc đình
công để đảm bảo và cải thiện các điều kiện làm việc và kinh tế của các hiệp hội trong nội dung của Câu 1 khoản
này.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 10
[Brief-, Post- und Fernmeldegeheimnis]
(1) Das Briefgeheimnis sowie das Post- und Fernmeldegeheimnis sind
unverletzlich.
(2) Beschränkungen dürfen nur auf Grund eines Gesetzes angeordnet werden. Dient
die Beschränkung dem Schutze der freiheitlichen demokratischen Grundordnung
oder des Bestandes oder der Sicherung des Bundes oder eines Landes, so kann das
Gesetz bestimmen, daß sie dem Betroffenen nicht mitgeteilt wird und daß an die
Stelle des Rechtsweges die Nachprüfung durch von der Volksvertretung bestellte
Organe und Hilfsorgane tritt.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 10
Bí mật thư tín, điện tín và viễn thông
(1) Quyền bí mật riêng tư về thư từ cũng như điện
tín, viễn thông (Fernmeldegeheimnis) là bất khả xâm phạm.
(2) Các giới hạn của quyền này chỉ trên cơ sở của một
đạo luật. Nếu trong trường hợp đặc biệt, việc hạn chế nhằm bảo đảm trật tự tự do
dân chủ cơ bản hoặc bảo vệ chứng cứ hoặc bảo vệ sự an toàn của liên bang hay của
một tiểu bang, thì một đạo luật riêng có thể quy định việc can thiệp của nhà nước mà người có quyền lợi liên
quan sẽ không được thông báo trước và sau đó chứng cứ sẽ được chuyển đến Tòa án để xem xét và được giải quyết thông qua
con đường tố tụng, có sự giám sát của cơ quan dân cử và tổ chức hỗ trợ khác.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 11
[Freizügigkeit]
(1) Alle Deutschen genießen Freizügigkeit im ganzen Bundesgebiet.
(2) Dieses Recht darf nur durch Gesetz oder auf Grund eines Gesetzes und nur
für die Fälle eingeschränkt werden, in denen eine ausreichende Lebensgrundlage
nicht vorhanden ist und der Allgemeinheit daraus besondere Lasten entstehen
würden oder in denen es zur Abwehr einer drohenden Gefahr für den Bestand oder
die freiheitliche demokratische Grundordnung des Bundes oder eines Landes, zur
Bekämpfung von Seuchengefahr, Naturkatastrophen oder besonders schweren
Unglücksfällen, zum Schutze der Jugend vor Verwahrlosung oder um strafbaren
Handlungen vorzubeugen, erforderlich ist.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 11
Quyền tự do đi lại
(1) Mọi công dân Đức đều có quyền tự do đi lại trên
toàn lãnh thổ liên bang.
(2) Quyền này bị hạn chế bởi một đạo luật hoặc trên cơ
sở một đạo luật tương ứng trong các trường hợp như khi điều kiện sống gặp nguy
cấp, không quyết định ngay sẽ dẫn đến một
gánh nặng đặc biệt cho cộng đồng, hoặc trong các trường hợp cần thiết để
ngăn chặn tai họa sắp xảy ra đối với cộng đồng hoặc xâm phạm trật tự tự do dân
chủ cơ bản của liên bang hoặc của một tiểu bang, hoặc để chống lại nguy cơ dịch
bệnh, đối phó với tai nạn nghiêm trọng hoặc thảm hoạ tự nhiên, để bảo vệ thanh thiếu
niên khỏi kỳ thị hoặc để ngăn chặn những hành vi phạm tội.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 12
[Berufsfreiheit;
Verbot der
Zwangsarbeit]
(1) Alle Deutschen haben das Recht, Beruf, Arbeitsplatz und Ausbildungsstätte
frei zu wählen. Die Berufsausübung kann durch Gesetz oder auf Grund eines
Gesetzes geregelt werden.
(2) Niemand darf zu einer bestimmten Arbeit gezwungen werden, außer im Rahmen
einer herkömmlichen allgemeinen, für alle gleichen öffentlichen
Dienstleistungspflicht.
(3) Zwangsarbeit ist nur bei einer gerichtlich angeordneten Freiheitsentziehung
zulässig.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 12
Quyền tự do nghề nghiệp;
cấm lao động cưỡng bức
(1) Mọi công dân Đức đều có quyền tự do lựa chọn ngành
nghề, nơi làm việc và nơi đào tạo. Việc hành nghề sẽ căn cứ vào một đạo luật
riêng hoặc trên cơ sở một đạo luật riêng.
(2) Không ai bị ép buộc thực hiện một loại công việc cụ
thể, trừ khi việc thực hiện lao động công ích là nghĩa vụ bình đẳng cho tất cả
mọi người.
(3) Chỉ những người bị tước quyền tự do theo phán quyết của
Toà án mới có thể bị lao động bắt buộc.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 12a
[Wehr- und Dienstpflicht]
(1) Männer können vom vollendeten achtzehnten Lebensjahr an zum Dienst in den
Streitkräften, im Bundesgrenzschutz oder in einem Zivilschutzverband
verpflichtet werden.
(2) Wer aus Gewissensgründen den Kriegsdienst mit der Waffe verweigert, kann zu
einem Ersatzdienst verpflichtet werden. Die Dauer des Ersatzdienstes darf die
Dauer des Wehrdienstes nicht übersteigen. Das Nähere regelt ein Gesetz, das die
Freiheit der Gewissensentscheidung nicht beeinträchtigen darf und auch eine
Möglichkeit des Ersatzdienstes vorsehen muß, die in keinem Zusammenhang mit den
Verbänden der Streitkräfte und des Bundesgrenzschutzes steht.
(3) Wehrpflichtige, die nicht zu einem Dienst nach Absatz 1 oder 2 herangezogen
sind, können im Verteidigungsfalle durch Gesetz oder auf Grund eines Gesetzes
zu zivilen Dienstleistungen für Zwecke der Verteidigung einschließlich des
Schutzes der Zivilbevölkerung in Arbeitsverhältnisse verpflichtet werden;
Verpflichtungen in öffentlich-rechtliche Dienstverhältnisse sind nur zur
Wahrnehmung polizeilicher Aufgaben oder solcher hoheitlichen Aufgaben der
öffentlichen Verwaltung, die nur in einem öffentlich-rechtlichen
Dienstverhältnis erfüllt werden können, zulässig. Arbeitsverhältnisse nach Satz
1 können bei den Streitkräften, im Bereich ihrer Versorgung sowie bei der
öffentlichen Verwaltung begründet werden; Verpflichtungen in
Arbeitsverhältnisse im Bereiche der Versorgung der Zivilbevölkerung sind nur
zulässig, um ihren lebensnotwendigen Bedarf zu decken oder ihren Schutz
sicherzustellen.
(4) Kann im Verteidigungsfalle der Bedarf an zivilen Dienstleistungen im
zivilen Sanitäts- und Heilwesen sowie in der ortsfesten militärischen
Lazarettorganisation nicht auf freiwilliger Grundlage gedeckt werden, so können
Frauen vom vollendeten achtzehnten bis zum vollendeten fünfundfünfzigsten Lebensjahr
durch Gesetz oder auf Grund eines Gesetzes zu derartigen Dienstleistungen
herangezogen werden. Sie dürfen auf keinen Fall zum Dienst mit der Waffe
verpflichtet werden.
(5) Für die Zeit vor dem Verteidigungsfalle können Verpflichtungen nach Absatz
3 nur nach Maßgabe des Artikels 80a Abs. 1 begründet werden. Zur Vorbereitung
auf Dienstleistungen nach Absatz 3, für die besondere Kenntnisse oder
Fertigkeiten erforderlich sind, kann durch Gesetz oder auf Grund eines Gesetzes
die Teilnahme an Ausbildungsveranstaltungen zur Pflicht gemacht werden. Satz 1
findet insoweit keine Anwendung.
(6) Kann im Verteidigungsfalle der Bedarf an Arbeitskräften für die in Absatz 3
Satz 2 genannten Bereiche auf freiwilliger Grundlage nicht gedeckt werden, so
kann zur Sicherung dieses Bedarfs die Freiheit der Deutschen, die Ausübung
eines Berufs oder den Arbeitsplatz aufzugeben, durch Gesetz oder auf Grund
eines Gesetzes eingeschränkt werden. Vor Eintritt des Verteidigungsfalles gilt
Absatz 5 Satz 1 entsprechend.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 12a
Nghĩa vụ quân sự
và các nghĩa vụ công ích khác
(1) Nam giới đủ 18 tuổi có thể được yêu cầu phục vụ
trong Lực lượng vũ trang, trong lực lượng cảnh sát liên bang, hoặc trong một tổ
chức dân quân tự vệ.
(2) Bất cứ ai vì lý do nhận thức cá nhân mà từ chối thực
hiện nghĩa vụ quân sự liên quan đến việc dùng vũ khí thì sẽ phải thực hiện
nghĩa vụ lao động công ích. Khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công
ích không vượt quá thời gian thực hịên nghĩa vụ quân sự. Các qui định chi tiết
được quy định trong một đạo luật riêng, đạo luật này sẽ không xâm phạm đến quyền
tự do quyết định theo lương tâm và quy định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ lao
động công ích thay thế nghĩa vụ quân sự không liên quan tới các đơn vị thuộc Lực
lượng vũ trang hoặc Cảnh sát liên bang.
(3) Những người đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự mà không bị kêu gọi
phục vụ nghĩa vụ theo Khoản 1 hay khoản 2 của điều này có thể được phân công làm việc
liên quan đến dân quân tự vệ theo pháp luật vì các mục đích quốc phòng
khi tình trạng quốc phòng đang có hiệu lực; họ được phân công làm việc cho nhà
nước chỉ vì mục đích thực hiện các chức năng cảnh sát hoặc các chức năng tối
cao khác trong việc quản lý nhà nước có thể được thực hiện bởi những người làm
việc cho nhà nước. Công việc được nói đến trong Câu đầu của khoản này bao gồm
các nghĩa vụ trong Lực lượng vũ trang, trong điều khoản về cung cấp quân sự, hoặc
các cơ quan quản lý nhà nước; những nhiệm vụ đối với công việc liên quan đến
cung cấp và phục vụ nhân dân cho phép đáp ứng các yêu cầu cơ bản hoặc để
đảm bảo sự an toàn của họ.
(4) Trong tình trạng quốc phòng nếu có nhu cầu cần các dân quân tự vệ trong hệ thống sức khoẻ nhân dân hoặc trong các bệnh viện
quân sự tại chỗ không thể được đáp ứng trên cơ sở tự nguyện, thì phụ nữ ở độ tuổi
từ 18 đến 55 được kêu gọi phục vụ các nghĩa vụ ấy căn cứ theo pháp luật. Trong
bất kỳ trường hợp nào thì họ cũng không làm công việc liên quan đến sử dụng vũ
khí.
(5) Trước khi tồn tại tình trạng quốc phòng, các nhiệm
vụ theo Khoản 3 của điều này được đưa ra chỉ nếu các yêu cầu Khoản 1 Điều 80a
được đáp ứng. Để chuẩn bị cho điều khoản về các nghĩa vụ theo Khoản 3 điều
này yêu cầu kiến thức đặc biệt hoặc các kỹ năng, thì việc tham gia vào các khoá
đào tạo được yêu cầu theo pháp luật.
Trong trường hợp này điểm đầu tiên của khoản này không được áp dụng.
(6) Nếu như quốc phòng có nhu cầu về công
nhân trong các phạm vi được quy định tại Câu 2 khoản 3 điều này không được
đáp ứng trên cơ sở tự nguyện, thì quyền từ bỏ nghề hoặc thay thế công việc của
mọi công dân Đức bị giới hạn theo pháp luật để đáp ứng nhu cầu này. Trước khi gia nhập quân ngũ nhằm bảo vệ lợi ích quốc phòng thì áp dụng Khoản 5 Câu 1 của điều này.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 13
[Unverletzlichkeit der Wohnung]
(1) Die Wohnung ist unverletzlich.
(2) Durchsuchungen dürfen nur durch den Richter, bei Gefahr im Verzuge auch
durch die in den Gesetzen vorgesehenen anderen Organe angeordnet und nur in der
dort vorgeschriebenen Form durchgeführt werden.
(3) Begründen bestimmte Tatsachen den Verdacht, daß jemand eine durch Gesetz
einzeln bestimmte besonders schwere Straftat begangen hat, so dürfen zur
Verfolgung der Tat auf Grund richterlicher Anordnung technische Mittel zur
akustischen Überwachung von Wohnungen, in denen der Beschuldigte sich
vermutlich aufhält, eingesetzt werden, wenn die Erforschung des Sachverhalts
auf andere Weise unverhältnismäßig erschwert oder aussichtslos wäre. Die
Maßnahme ist zu befristen. Die Anordnung erfolgt durch einen mit drei Richtern
besetzten Spruchkörper. Bei Gefahr im Verzuge kann sie auch durch einen
einzelnen Richter getroffen werden.
(4) Zur Abwehr dringender Gefahren für die öffentliche Sicherheit, insbesondere
einer gemeinen Gefahr oder einer Lebensgefahr, dürfen technische Mittel zur
Überwachung von Wohnungen nur auf Grund richterlicher Anordnung eingesetzt
werden. Bei Gefahr im Verzuge kann die Maßnahme auch durch eine andere
gesetzlich bestimmte Stelle angeordnet werden; eine richterliche Entscheidung
ist unverzüglich nachzuholen.
(5) Sind technische Mittel ausschließlich zum Schutze der bei einem Einsatz in
Wohnungen tätigen Personen vorgesehen, kann die Maßnahme durch eine gesetzlich
bestimmte Stelle angeordnet werden. Eine anderweitige Verwertung der hierbei
erlangten Erkenntnisse ist nur zum Zwecke der Strafverfolgung oder der
Gefahrenabwehr und nur zulässig, wenn zuvor die Rechtmäßigkeit der Maßnahme
richterlich festgestellt ist; bei Gefahr im Verzuge ist die richterliche
Entscheidung unverzüglich nachzuholen.
(6) Die Bundesregierung unterrichtet den Bundestag jährlich über den nach
Absatz 3 sowie über den im Zuständigkeitsbereich des Bundes nach Absatz 4 und,
soweit richterlich überprüfungsbedürftig, nach Absatz 5 erfolgten Einsatz
technischer Mittel. Ein vom Bundestag gewähltes Gremium übt auf der Grundlage
dieses Berichts die parlamentarische Kontrolle aus. Die Länder gewährleisten
eine gleichwertige parlamentarische Kontrolle.
(7) Eingriffe und Beschränkungen dürfen im übrigen nur zur Abwehr einer
gemeinen Gefahr oder einer Lebensgefahr für einzelne Personen, auf Grund eines
Gesetzes auch zur Verhütung dringender Gefahren für die öffentliche Sicherheit
und Ordnung, insbesondere zur Behebung der Raumnot, zur Bekämpfung von
Seuchengefahr oder zum Schutze gefährdeter Jugendlicher vorgenommen werden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 13
Bất khả xâm phạm về chỗ ở
(1) Chỗ ở là bất khả xâm phạm.
(2) Việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thẩm phán hoặc
trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn bởi các cơ quan khác được pháp luật quy định và theo các hình thức luật định nghiêm ngặt.
(3) Nếu có những cơ sở thực tế xác đáng từ sự nghi ngờ rằng ai đó phạm một tội đặc biệt nghiêm trọng cụ thể theo luật định, thì được phép áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ về khám xét chỗ ở, căn cứ
theo lệnh của toà án. Các biện pháp này chỉ có thời hạn
nhất định. Quyết định khám xét được Tòa án thông qua bởi một Hội đồng gồm ba thẩm phán có hội thẩm tham gia.
Trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn, lệnh có thể được ban hành bởi một thẩm phán.
(4) Để ngăn chặn các nguy hiểm nghiêm trọng đến trật tự công, đặc biệt là các
nguy hiểm đối với cuộc sống hoặc đối với dân chúng, thì các biện pháp nghiệp vụ kĩ thuật khám xét nhà ở có thể được thực hiện chỉ trên cơ sở lệnh toà án. Trong trường hợp nguy hiểm không thể trì hoãn, các biện pháp như vậy được ra lệnh bởi một cơ quan quyền lực khác
theo luật định; Quyết định của toà án sẽ được thực thi ngay không trì hoãn.
(5) Nếu các biện pháp nghiệp vụ được cân nhắc để bảo
vệ con người được triển khai chính thức ở một chỗ ở nào đó, thì các biện pháp này chỉ được thực thi tại những địa điểm mà luật cho phép. Do đó, thông tin thu được chỉ được
sử dụng cho các mục đích truy tố tội phạm hay ngăn chặn sự nguy hiểm, và các biện pháp này phải được luật cho phép;
trong thời điểm quan trọng khẩn cấp thì quyết định của toà án được thi hành ngay không trì hoãn.
(6) Chính phủ liên bang báo cáo Hạ viện liên bang
hàng năm về việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo khoản (3) cũng như về thẩm quyền xét xử của liên bang theo khoản 4 và trong phạm vi mà yêu cầu sự đồng ý của
toà án theo khoản (5) điều này. Một hội đồng do Hạ viện bầu ra trên cơ sở báo cáo này sẽ thực thi quyền giám sát của Nghị viện. Các tiểu bang cũng bảo vệ quyền giám sát Nghị viện tương ứng của mình.
(7) Những can thiệp và hạn chế khác chỉ được phép áp dụng để
ngăn chặn tổn hại đến cộng đồng
và cuộc sống của mỗi cá nhân, hoặc căn cứ theo một đạo luật để loại trừ tác hại
nghiêm trọng đến trật tự và an toàn chung, đặc biệt là để làm giảm thiểu tình trạng thiếu nhà ở, chống lại nguy cơ dịch
bệnh hoặc để bảo vệ những thanh thiếu niên.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 14
[Eigentum,
Erbrecht, Enteignung]
(1) Das Eigentum und das Erbrecht werden gewährleistet. Inhalt und Schranken
werden durch die Gesetze bestimmt.
(2) Eigentum verpflichtet. Sein Gebrauch soll zugleich dem Wohle der
Allgemeinheit dienen.
(3) Eine Enteignung ist nur zum Wohle der Allgemeinheit zulässig. Sie darf nur
durch Gesetz oder auf Grund eines Gesetzes erfolgen, das Art und Ausmaß der
Entschädigung regelt. Die Entschädigung ist unter gerechter Abwägung der
Interessen der Allgemeinheit und der Beteiligten zu bestimmen. Wegen der Höhe
der Entschädigung steht im Streitfalle der Rechtsweg vor den ordentlichen
Gerichten offen.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 14
Quyền tài sản,
quyền thừa kế, việc sung công
(1) Quyền tài sản và quyền thừa kế tài sản được bảo vệ. Nội
dung và các giới hạn của quyền này được quy định rõ trong một đạo luật cụ thể.
(2) Tài sản cá nhân có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Việc sử dụng tài sản cá nhân cũng nên đồng thời phục
vụ cho lợi ích chung của cộng đồng.
(3) Tịch thu tài sản sung công chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích chung. Cách thức bồi hoàn sẽ do một đạo luật riêng hoặc trên cơ sở của đạo luật riêng qui định. Việc bồi thường được thực hiện trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung và lợi ích của các bên liên quan. Trong trường hợp có tranh chấp về mức tiền bồi
thường thì có thể cầu viện đến các toà án thường để giải quyết.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 15
[Sozialisierung]
Grund und Boden, Naturschätze und Produktionsmittel können zum Zwecke der
Vergesellschaftung durch ein Gesetz, das Art und Ausmaß der Entschädigung
regelt, in Gemeineigentum oder in andere Formen der Gemeinwirtschaft überführt
werden. Für die Entschädigung gilt Artikel 14 Absatz 3 Satz 3 und 4
entsprechend.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 15
Vấn đề xã hội hoá
Thông qua một đạo luật cụ thể, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản
xuất có thể được qui định vì mục đích xã hội hóa, đạo luật này sẽ qui định cách thức bồi hoàn, dựa trên cơ sở tính toán nguồn công quĩ hoặc các hình thức, công cụ khác của kinh tế công. Điều 14 Khoản 3 Câu 3 và câu 4 sẽ được áp dụng tương ứng cho việc bồi thường.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 16
[Verbot der Ausbürgerung,
Auslieferung]
(1) Die deutsche Staatsangehörigkeit darf nicht entzogen werden. Der Verlust
der Staatsangehörigkeit darf nur auf Grund eines Gesetzes und gegen den Willen
des Betroffenen nur dann eintreten, wenn der Betroffene dadurch nicht
staatenlos wird.
(2) Kein Deutscher darf an das Ausland ausgeliefert werden. Durch Gesetz kann
eine abweichende Regelung für Auslieferungen an einen Mitgliedstaat der
Europäischen Union oder an einen internationalen Gerichtshof getroffen werden,
soweit rechtsstaatliche Grundsätze gewahrt sind.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 16
Cấm tước quyền có quốc tịch;
việc dẫn độ
(1) Quốc tịch Đức không được phép bị tước bỏ. Mất quốc tịch chỉ có
thể trên cơ sở một đạo luật cụ thể và khi người liên quan tự nguyện từ bỏ và người đó đã có một quốc tịch khác.
(2) Không một công dân Đức nào bị dẫn độ ra nước
ngoài. Ngoại lệ dẫn độ sang nước thành viên trong Cộng đồng châu Âu hay đến một
Tòa án quốc tế có thể được thực hiện theo một đạo luật cụ thể, nếu như đạo luật
đó phù hợp với các nguyên tắc nhà nước pháp quyền.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 16a
[Asylrecht]
(1) Politisch Verfolgte genießen Asylrecht.
(2) Auf Absatz 1 kann sich nicht berufen, wer aus einem Mitgliedstaat der
Europäischen Gemeinschaften oder aus einem anderen Drittstaat einreist, in dem
die Anwendung des Abkommens über die Rechtsstellung der Flüchtlinge und der
Konvention zum Schutze der Menschenrechte und Grundfreiheiten sichergestellt
ist. Die Staaten außerhalb der Europäischen Gemeinschaften, auf die die
Voraussetzungen des Satzes 1 zutreffen, werden durch Gesetz, das der Zustimmung
des Bundesrates bedarf, bestimmt. In den Fällen des Satzes 1 können
aufenthaltsbeendende Maßnahmen unabhängig von einem hiergegen eingelegten Rechtsbehelf
vollzogen werden.
(3) Durch Gesetz, das der Zustimmung des Bundesrates bedarf, können Staaten
bestimmt werden, bei denen auf Grund der Rechtslage, der Rechtsanwendung und
der allgemeinen politischen Verhältnisse gewährleistet erscheint, daß dort weder
politische Verfolgung noch unmenschliche oder erniedrigende Bestrafung oder
Behandlung stattfindet. Es wird vermutet, daß ein Ausländer aus einem solchen
Staat nicht verfolgt wird, solange er nicht Tatsachen vorträgt, die die Annahme
begründen, daß er entgegen dieser Vermutung politisch verfolgt wird.
(4) Die Vollziehung aufenthaltsbeendender Maßnahmen wird in den Fällen des
Absatzes 3 und in anderen Fällen, die offensichtlich unbegründet sind oder als
offensichtlich unbegründet gelten, durch das Gericht nur ausgesetzt, wenn
ernstliche Zweifel an der Rechtmäßigkeit der Maßnahme bestehen; der
Prüfungsumfang kann eingeschränkt werden und verspätetes Vorbringen
unberücksichtigt bleiben. Das Nähere ist durch Gesetz zu bestimmen.
(5) Die Absätze 1 bis 4 stehen völkerrechtlichen Verträgen von Mitgliedstaaten
der Europäischen Gemeinschaften untereinander und mit dritten Staaten nicht
entgegen, die unter Beachtung der Verpflichtungen aus dem Abkommen über die
Rechtsstellung der Flüchtlinge und der Konvention zum Schutze der
Menschenrechte und Grundfreiheiten, deren Anwendung in den Vertragsstaaten
sichergestellt sein muß, Zuständigkeitsregelungen für die Prüfung von
Asylbegehren einschließlich der gegenseitigen Anerkennung von
Asylentscheidungen treffen.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 16a
Quyền tỵ nạn
(1) Những người bị ngược đãi về chính trị đều có quyền
tỵ nạn.
(2) Khoản 1
điều này không được viện dẫn áp dụng đối với người vào lãnh thổ liên bang từ một
nước thành viên Cộng đồng Châu Âu hoặc từ nước thứ ba khác mà việc áp dụng hiệp
định liên quan đến tình trạng tỵ nạn và hiệp định về bảo vệ nhân quyền và các
quyền tự do cơ bản được bảo đảm. Các nước ngoài khối Cộng đồng Châu Âu theo
tiêu chí áp dụng của Câu 1 khoản này được
định rõ bởi một đạo luật riêng, đạo luật đó cần phải có sự đồng ý phê chuẩn của Thượng nghị viện (Bundesrat). Trong các trường
hợp được quy định tại Câu 1 khoản này thì các biện pháp trục xuất người tỵ nạn có thể được áp dụng bất cứ khi nào,
không phụ thuộc vào bất cứ sự phản đối pháp lý nào.
(3) Một đạo luật cụ thể, trên cơ sở có sự đồng thuận của Thượng viện, có thể liệt kê các nhà nước, mà ở đó dựa trên hệ thống pháp luật, áp dụng pháp luật không có tình trạng khủng bố chính trị hoặc đối xử vô nhân đạo hay đối xử tàn ác. Có thể giả định rằng, một người nước ngoài từ một nước
như vậy không bị ngược đãi theo dõi về chính trị, nếu người đó không có chứng cứ chứng
minh cho kết luận người đó bị ngược đãi vì lý do chính trị.
(4) Việc áp dụng biện pháp trục xuất có hiệu lực đối với các trường hợp của khoản 3 và các trường hợp mà không thể có được bằng chứng xác thực thì việc thực hiện
các biện pháp để chấm dứt thời hạn ở lại của một người tỵ nạn có thể bị đình chỉ
bởi toà án chỉ khi có các nghi ngờ nghiêm trọng về tính hợp pháp; phạm vi xem
xét có thể được giới hạn và những phản hồi chậm sẽ không được xem xét đến. Luật
quy định các điều khoản chi tiết.
(5) Các Khoản từ 1 đến 4 của điều này không ngăn cản các hiệp định quốc tế của các nước thành viên trong khối Cộng đồng
Châu Âu với nhau hoặc với các nước thứ
ba để ý tới những nghĩa vụ phát sinh từ Hiệp định về tình trạng tỵ nạn và Hiệp
định về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản mà việc thi hành các hiệp định
đó phải được đảm bảo trong các nước có ký kết thông qua các quy tắc thẩm quyền thực thi pháp luật để xem xét các đơn đăng ký tỵ nạn bao gồm việc công
nhận giữa các bên về các quyết định tỵ nạn.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 17
[Petitionsrecht]
Jedermann hat das Recht, sich einzeln oder in Gemeinschaft mit anderen
schriftlich mit Bitten oder Beschwerden an die zuständigen Stellen und an die
Volksvertretung zu wenden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 17
Quyền kiến nghị
Mọi người đều có quyền tự mình hoặc cùng với những người
khác gửi các đề nghị cá nhân hoặc các đơn khiếu nại tới các cơ quan có thẩm
quyền liên quan và đến cơ quan dân cử.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 17a
[Grundrechtsbeschränkungen im Wehrbereich]
(1) Gesetze über Wehrdienst und Ersatzdienst können bestimmen, daß für die
Angehörigen der Streitkräfte und des Ersatzdienstes während der Zeit des Wehr-
oder Ersatzdienstes das Grundrecht, seine Meinung in Wort, Schrift und Bild
frei zu äußern und zu verbreiten (Artikel 5 Absatz 1 Satz 1 erster Halbsatz),
das Grundrecht der Versammlungsfreiheit (Artikel 8) und das Petitionsrecht
(Artikel 17), soweit es das Recht gewährt, Bitten oder Beschwerden in
Gemeinschaft mit anderen vorzubringen, eingeschränkt werden.
(2) Gesetze, die der Verteidigung einschließlich des Schutzes der
Zivilbevölkerung dienen, können bestimmen, daß die Grundrechte der
Freizügigkeit (Artikel 11) und der Unverletzlichkeit der Wohnung (Artikel 13)
eingeschränkt werden.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 17a
Giới hạn
về các quyền cơ bản cụ thể
trong lĩnh vực an ninh
(1) Các đạo luật về nghĩa vụ quân sự và lao động công
ích có thể quy định các giới hạn cụ thể quyền cơ bản của những người tham gia lực lượng vũ trang và lao động công ích trong thời gian phục vụ, như quyền được tự do ngôn luận thể hiện bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh (Điều 5 khoản
1 câu 1), quyền biểu tình (Điều 8), và quyền kiến nghị (Điều 17) trong phạm vi
mà quyền này cho phép có thể đệ trình các kiến nghị tập thể.
(2) Các đạo luật, mà phục vụ lợi ích quốc phòng nhằm mục đích bảo vệ nhân dân, có thể
quy định giới hạn các quyền cơ bản như quyền tự do đi lại (Điều 11) và bất khả
xâm phạm nơi ở (Điều 13).
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 18
[Verwirkung
von Grundrechten]
Wer die Freiheit der Meinungsäußerung, insbesondere die Pressefreiheit (Artikel
5 Absatz 1), die Lehrfreiheit (Artikel 5 Absatz 3), die Versammlungsfreiheit
(Artikel 8), die Vereinigungsfreiheit (Artikel 9), das Brief-, Post- und Fernmeldegeheimnis
(Artikel 10), das Eigentum (Artikel 14) oder das Asylrecht (Artikel 16a) zum
Kampfe gegen die freiheitliche demokratische Grundordnung mißbraucht, verwirkt
diese Grundrechte. Die Verwirkung und ihr Ausmaß werden durch das
Bundesverfassungsgericht ausgesprochen.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 18
Tước các quyền cơ bản
Bất cứ ai lạm dụng quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là
tự do báo chí (Điều 5 khoản 1), tự do giảng dạy (Điều 5 khoản 3), tự do biểu
tình (Điều 8), tự do lập hội (Điều 9), quyền bí mật về thư tín, điện tín, viễn
thông (Điều 10), quyền về tài sản (Điều 14) hoặc quyền tỵ nạn (Điều 16a) để chống
lại trật tự tự do dân chủ cơ bản, người đó sẽ bị tước những quyền cơ bản này.
Việc tước quyền và phạm vi tước quyền sẽ được tuyên bởi Toà án Hiến pháp liên
bang.
----------------------------------------------------------
Nguyên bản Tiếng Đức (Deutsch):
Artikel 19
[Einschränkung von Grundrechten]
(1) Soweit nach diesem Grundgesetz ein Grundrecht durch Gesetz oder auf Grund
eines Gesetzes eingeschränkt werden kann, muß das Gesetz allgemein und nicht
nur für den Einzelfall gelten. Außerdem muß das Gesetz das Grundrecht unter
Angabe des Artikels nennen.
(2) In keinem Falle darf ein Grundrecht in seinem Wesensgehalt angetastet
werden.
(3) Die Grundrechte gelten auch für inländische juristische Personen, soweit
sie ihrem Wesen nach auf diese anwendbar sind.
(4) Wird jemand durch die öffentliche Gewalt in seinen Rechten verletzt, so
steht ihm der Rechtsweg offen. Soweit eine andere Zuständigkeit nicht begründet
ist, ist der ordentliche Rechtsweg gegeben. Artikel 10 Abs. 2 Satz 2 bleibt
unberührt.
Tiếng Việt (Vietnamesisch):
Điều 19
Giới hạn các quyền cơ bản
(1) Nếu một quyền cơ bản nào trong Luật cơ bản này bị
giới hạn bởi một đạo luật hoặc trên cơ sở một đạo luật nào cụ thể, thì đạo luật đó phải được áp dụng chung và không là ngoại lệ
dành riêng cho một trường hợp cá biệt nào. Ngoài ra, đạo luật đó phải trích dẫn rõ quyền cơ
bản với đầy đủ thông tin về điều khoản của Luật cơ bản này.
(2) Trong mọi
trường hợp một quyền cơ bản không được tự mâu thuẫn với chính nội dung bản chất
của quyền đó.
(3) Các quyền cơ bản cũng áp dụng cho những pháp nhân trong
nước, trong phạm vi các quyền đó về bản chất cho phép được áp dụng.
(4) Bất cứ ai cho rằng quyền cơ bản của mình bị xâm phạm
bởi công quyền, thì người đó có thể khởi kiện bằng con đường Toà án. Nếu không
có cơ quan xét xử nào phù hợp về mặt thẩm quyền, thì Toà án thường sẽ có thẩm
quyền giải quyết. Điều 10 Khoản 2 Câu 2 không bị ảnh hưởng bởi khoản này.