Nguyễn Minh Tuấn
Tình huống pháp luật dưới đây đã có lịch sử hơn
một thế kỷ ở Đức. Vào khoảng năm 1905, tức là 5 năm sau khi Bộ dân luật
của Đức (1900) có hiệu lực, người ta bắt đầu
tranh luận tình huống này. Trong lịch sử pháp luật ở Đức, đây được coi
là một trong những tình huống pháp lý gây
tranh luận nhiều nhất.
Tình huống đó như sau:
Trong
môt nhà hàng ở Hamburg của người chủ R, một
người đàn ông tên là H đã mời người đồng
nghiệp tên là B một món trai luộc (Austern). Trong khi
thưởng thức món ăn, B phát hiện ra trong một con trai có
viên ngọc trai (Perle) mà giá trị của viên ngọc trai này
là một số tiền rất lớn thời điểm đó. Câu hỏi đặt
ra: Ai là người sở hữu viên ngọc trai này? (Nguồn: Ch. Fahl, Sieben unterhaltsame Lektionen,
1. Aufl., 2010, S. 43f.)
Xung quanh tình huống này đã có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn.
Dưới đây là 5 trong số những quan điểm đó:
Quan
điểm 1: Trên tạp chí Luật học số 7 năm 1905, GS.
Karl Gareis (1844-1923) cho rằng viên ngọc trai đó là thuộc
về H, vì H mới chính là người đã bỏ tiền ra mua.
(Xem: Gareis, DJZ 1905, Heft 7, Spalte 347).
Quan
điểm 2: GS. Otto von Gierke (1841-1921) lại cho rằng người
đồng nghiệp B mới là người sở hữu tài sản này, vì
H đã mời B, vậy thì tài sản đó phải thuộc về
B.(Xem: Otto v. Gierke, DJZ 1905, Heft 8).
Quan
điểm 3: Cũng trong năm đó, GS. Justus Wilhelm Hedemann đã
đưa ra quan điểm của mình trên báo Tư pháp ở Bayern
(Zeitschrift für Rechtspflege
in Bayern) rằng: Viên ngọc trai đó phải trả lại cho chủ
nhà hàng là R, vì R bán món trai luộc chứ không bán ngọc
trai. H ở đây chỉ đặt món và trả tiền mua đồ ăn.
Những gì không thuộc về H trong phạm vi quán ăn đó phải
trả lại cho chủ nhà hàng. (Xem: Hedemann, BayZRPfl.,
1905, S.238).
Quan
điểm 4: GS. Schlossmann trong một bài tham luận đã đưa
ra quan điểm: Phải dựa vào “qui định của nhà hàng (Wirtshausrecht)
và lý thuyết pháp luật về vật vô chủ (herrenslose Sache)” để xem
xét. (Xem: Schloßmann,
Jherings Jahrbücher 49 (1906), S. 139 ff.)
Quan
điểm 5: GS. Josef dựa trên
lý thuyết nguồn gốc của vật lại đưa ra quan
điểm hoàn toàn khác: Cả H, B, R, cả ba người đó đếu
không là người có quyền sở hữu viên ngọc trai này, mà một
người khác – đó là người đánh cá (F), người đã
bán những con trai đó cho ông chủ nhà hàng R. Chính F mới
là người đầu tiên bắt được con trai này. Vậy viên
ngọc trai đó phải thuộc về người đầu tiên tìm thấy
nó là người đánh cá. (Xem: Quan điểm của Josef
đăng trên tạp chí Das Recht, 1906, S. 307).
Câu
hỏi cho các nhà luật học:
Bạn
thử dự đoán diễn biến tiếp theo cuộc tranh luận này sẽ đi đến
đâu? Bạn có quan điểm riêng hay có đồng ý với
quan điểm nào trong số 5 quan điểm kể trên không? Giải
thích vì sao?