Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

NỤ CƯỜI CỦA BÀ THỊ TRƯỞNG



Nguyễn Minh Tuấn
 
Người phụ nữ với nụ cười tươi rạng rỡ trong ảnh là thị trưởng của thành phố Saarbrücken, thành phố có trường Đại học nơi tôi đang theo học. 

Hàng ngày người phụ nữ ấy vẫn đi về trên một chiếc xe đạp không mới và cũng chưa bao giờ thấy xung quanh có người bảo vệ. 

Không cần phải cưỡi "trên mấy ngàn con trâu" như ngài thị trưởng ở một nước nghèo nọ mà sao tôi thấy người phụ nữ ấy vẫn rất đẹp, vẫn rất sang trọng? Không cần có bất cứ người bảo vệ nào mà sao người phụ nữ ấy vẫn cười tươi, ung dung đạp xe trong một chiều nắng đẹp? Trước đủ loại công việc, sao người phụ nữ ấy vẫn có thể hoàn thành tốt, để rồi thanh thản đạp xe rời nhiệm sở trước 4 giờ chiều về với tổ ấm thân yêu?

Thành phố nơi tôi đang sống có một bà thị trưởng như thế. Thành phố ấy tuy không có những danh hiệu mĩ miều, nhưng sao tôi thấy nó vẫn thật đẹp, thật an toàn và đặc biệt luôn để lại cho tôi những ấn tượng thật sâu sắc về những con người mà tôi đã từng gặp. 

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

TỰ DO NGÔN LUẬN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC


Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, cơ sở Hiến định của quyền tự do ngôn luận là Điều 5 Khoản 1 Câu 1 Đoạn 1 Luật cơ bản. Điều khoản này thừa nhận: „Bất cứ ai cũng có quyền tự do thể hiện và biểu đạt ý kiến của mình dưới dạng lời nói, chữ viết và hình ảnh (…) Không được phép tồn tại bất cứ một sự kiểm duyệt nào.“[1] 

Tòa án Hiến pháp liên bang Đức đã giải thích: „Một ý kiến (Meinung) được hiểu là sự đánh giá có tính định tính (Werturteil), chứa đựng các yếu tố quan điểm, góc nhìn của cá nhân về một vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi tranh luận về mặt tinh thần (im Rahmen einer geistigen Auseinandersetzung). Đã là quan điểm cá nhân thì không phụ thuộc vào việc quan điểm đó là đúng hay sai, quan điểm đó có giá trị hay không có giá trị, cũng như không phụ thuộc vào mức độ xúc cảm ra sao“.[2]

VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ TỰ DO NGÔN LUẬN?

(Bạn đã nhìn thấy gì trong bức ảnh này? Nguồn ảnh: tại đây)
Bạn hãy dành khoảng 1 phút và nhìn vào bức hình trên. 

Bạn đã thấy gì trong đó?

Có người sẽ nói rằng đó là một phụ nữ trẻ tuổi, có người phản đối nói rằng không, đó là một bà cụ. 


Qua tranh luận, người ta mới phát hiện ra rằng thực chất đây là hình vẽ có tính mô phỏng, nhìn kĩ bạn sẽ thấy "cằm của người phụ nữ trẻ tuổi trong một góc nhìn khác đồng thời là mũi của một bà cụ". 

Nữ văn sĩ người Pháp Anais Nin đã nói rằng: “chúng ta không nhìn mọi vật như chúng vốn có, chúng ta thường nhìn mọi vật theo cách chúng ta là ai” ("We don't see things as they are, we see things as we are"). 

Cùng là một con bò. Một cậu bé sinh ra ở quê, quen với đồng ruộng nghĩ ngay đến "sức kéo". Một cậu bé sinh ra ở thành phố hay được bố cho đi ăn nhà hàng sẽ nghĩ ngay rằng: "À, con bò này mà làm món bò bít tết thì ngon tuyệt". Một cậu bé sinh ra trong gia đình làm kinh doanh sẽ nghĩ rằng: "Con bò này ít cũng phải hai chục triệu". 

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

NGƯỜI HỌC ĐÃ THỰC SỰ Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM KHI ĐÀO TẠO TÍN CHỈ?

 

Nguyễn Minh Tuấn

Đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng từ rất lâu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Vài năm trở lại đây, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã bước đầu áp dụng mô hình này. 
Hướng đi thì đúng, nhưng liệu cách làm đã đúng?
Qua quan sát và cảm nhận, tôi thấy nếu như đào tạo tín chỉ ở nước ngoài (cụ thể ở Đức trong bài viết tôi đã trình bày tại đây) thực chất là
kết quả của một sự hối thúc liên tục "từ dưới lên" tức là từ phía người học buộc nhà trường, buộc người thầy phải thay đổi, đáp ứng nhu cầu của họ, thì dường như ở Việt Nam lại đang làm ngược lại là áp đặt "từ trên xuống"

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

BÀI PHỎNG VẤN GS. ALAN D.J.MACFARLANE VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH



Alan Donald James Macfarlane là giáo sư của Đại học Cambridge, tiến sĩ chuyên ngành sử học hiện đại - modern history (năm 1967), tiến sĩ chuyên ngành nhân loại học - anthropology (năm 1972). GS. Macfarlane không phải là một nhà luật học, nhưng ông lại có nhiều bài viết, bài phỏng vấn, công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử luật pháp rất có giá trị. Dưới đây là một bài phỏng vấn GS. Macfarlane, tuy ngắn nhưng đã giới thiệu được những nét cơ bản nhất về lịch sử và những đặc trưng điển hình của hệ thống pháp luật Anh (Tiếng Anh).
Nguồn tham khảo (Source): 
http://www.alanmacfarlane.com/FILES/alanlongcv.html
http://www.alanmacfarlane.com/
http://www.alanmacfarlane.com/law/audiovisual.html

Xin trân trọng giới thiệu!

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

NHÀ NƯỚC ANH – QUÂN CHỦ MÀ DÂN CHỦ

Nguyễn Minh Tuấn
 
Nhiều người hiện nay vẫn hiểu: “Đã quân chủ thì không dân chủ”.
Hiểu như vậy là chưa đúng. Chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết, lẫn thực tế.
Trước hết về mặt lý thuyết, khi nói nhà nước quân chủ hay cộng hòa là nói đến phương diện hình thức chính thể (form of government), còn khi đề cập đến dân chủ hay độc tài là đề cập đến phương diện chế độ chính trị (political governance). Về phương diện thực tế, hình thức chính thể là quân chủ hay cộng hòa chưa nói lên được vấn đề nhà nước đó có dân chủ thực sự hay không.
Nước Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước quân chủ mà dân chủ. Muốn lý giải được tại sao nhà nước này lại có hình thức chính thể quân chủ lập hiến (constitutional monarchy), lý giải tại sao có chính thể quân chủ lập hiến nhưng vẫn là một nhà nước dân chủ thì cần phải trở lại tìm hiểu lịch sử ra đời và cả thực tế tổ chức, hoạt động của nhà nước này hiện nay.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

AN TOÀN VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI - NHÌN TỪ HỆ THỐNG CÁC BIỂN BÁO Ở ĐỨC


 

Nguyễn Minh Tuấn
Đăng ngày 23/4/2011

Ở nước Đức, khắp nơi từ ngoài đường phố, đến bệnh viện, trường học, công sở hoặc bất cứ nơi vui chơi, giải trí nào, bạn rất dễ dàng tìm thấy các "biển báo". Những biển báo ấy là những chỉ dẫn, nhưng đôi khi lại hàm chứa những cơ sở để ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Và không rõ từ bao giờ những biển báo như thế đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống thường ngày và góp phần tạo nên một xã hội có trật tự ở nơi đây.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

LUẬT PHÁP: CẦN, RẤT CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

 

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Thư Hà nội, Báo điện tử Vietnamnet
Đăng ngày 2/11/2006
 Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

BA YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA PHILIPP RÖSLER


Nguyễn Minh Tuấn
Đăng ngày 9/4/2011
Philipp Rösler là một cái tên mà đến nay không còn xa lạ với chính trường nước Đức, cũng như người dân Đức. 
Xuất thân là một cậu bé mồ côi người Việt, Rösler được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức khi mới 9 tháng tuổi.[1] Từ tháng 10 năm 2009, Rösler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đức. Trong Đại hội Đảng toàn liên bang của Đảng dân chủ tự do FDP dự kiến tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011 sắp tới, Rösler sẽ chính thức trở thành người kế nhiệm Westerwelle trong cương vị là Chủ tịch Đảng FDP, đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của nước Cộng hòa liên bang Đức.[2]
Năm nay Rösler 38 tuổi, là Bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Đức và có thể sẽ là Chủ tịch Đảng FDP trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Đảng này vào tháng 5 tới đây.  
Điều gì tạo nên thành công của Rösler hôm nay? 
Tôi cho rằng, thành công của Rösler là sự tổng hợp đầy đủ của ba yếu tố sau đây:

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

HABEAS CORPUS ACT (1679)

Nguyễn Minh Tuấn

Đạo luật Habeas Corpus do Nghị viện Anh thông qua năm 1679 (dưới thời trị vì của nhà vua Charles II) được coi là đạo luật quan trọng trong lịch sử của Anh, cũng như lịch sử pháp luật thế giới qui định các biện pháp nhằm ngăn chặn việc bắt, giam người trái pháp luật.
Đến nay "Habeas corpus" trở thành một thuật ngữ phổ biến và trở thành một  trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất bảo vệ quyền tự do của cá nhân chống lại sự xâm phạm của nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ: Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức hiện hành tại Điều 2 Khoản 2 Câu 2 LCBĐiều 104 Khoản 2 và 3 LCB; Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Điều 1, Section 9, Câu 2: "The privilege of the writ of habeas corpus shall not be suspended, unless when in cases of rebellion or invasion, the public safety may require it."; Hiến pháp Canada năm 1982, tại Điều 10: "Everyone has the right on arrest or detention... (c) to have the validity of the detention determined by way of habeas corpus and to be released if the detention is not lawful."... 
Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch Tiếng Anh đạo Luật này từ  trang web Wikisource: http://en.wikisource.org/wiki/Habeas_Corpus_Act, truy cập gần nhất ngày 6 tháng 3 năm 2011.