Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

HABEAS CORPUS ACT (1679)

Nguyễn Minh Tuấn

Đạo luật Habeas Corpus do Nghị viện Anh thông qua năm 1679 (dưới thời trị vì của nhà vua Charles II) được coi là đạo luật quan trọng trong lịch sử của Anh, cũng như lịch sử pháp luật thế giới qui định các biện pháp nhằm ngăn chặn việc bắt, giam người trái pháp luật.
Đến nay "Habeas corpus" trở thành một thuật ngữ phổ biến và trở thành một  trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất bảo vệ quyền tự do của cá nhân chống lại sự xâm phạm của nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ: Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức hiện hành tại Điều 2 Khoản 2 Câu 2 LCBĐiều 104 Khoản 2 và 3 LCB; Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Điều 1, Section 9, Câu 2: "The privilege of the writ of habeas corpus shall not be suspended, unless when in cases of rebellion or invasion, the public safety may require it."; Hiến pháp Canada năm 1982, tại Điều 10: "Everyone has the right on arrest or detention... (c) to have the validity of the detention determined by way of habeas corpus and to be released if the detention is not lawful."... 
Dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch Tiếng Anh đạo Luật này từ  trang web Wikisource: http://en.wikisource.org/wiki/Habeas_Corpus_Act, truy cập gần nhất ngày 6 tháng 3 năm 2011.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

MAGNA CHARTA

Sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Minh Tuấn
Magna Charta (Tiếng Latinh: Magna Carta) là bản đại hiến chương của Anh quốc, được ban hành năm 1215. Nội dung của bản hiến chương này là hạn chế quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền tự do của con người. 
Xung quanh vấn đề ý nghĩa và giá trị của Magna Charta hiện nay cũng có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Có tác giả cho rằng đây là văn bản pháp lý vĩ đại, là bản hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại (Ví dụ: quan điểm của nhóm tác giả Danny Danziger & John Gillingham, trong cuốn sách "Năm 1215 năm của Magna Carta - 1215: The Year of Magna Carta", xuất bản năm 2004, từ trang 278f. hoặc quan điểm của các tác giả Maurice Percy Ashley u. a., Neville Williams, Christopher Hibber viết phần từ Magna Charta đến Cách mạng Pháp (Von der Magna Charta zur Französischen Revolution) in trong Tập 2 của Bộ sách gồm 3 tập: Những mốc phát triển chính của lịch sử (Meilensteine der Geschichte) xuất bản năm 1971). Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thực ra Magna Charta chỉ là bản sao từ bản Hiến chương tự do của vua Henry I trước đó năm 1100 và thực tế Magna Charta ở thời trung cổ cũng không có ý nghĩa đáng kể, ngoại trừ vai trò là biểu tượng cho những khát vọng "quyền lực của nhà vua phải bị giới hạn bởi Luật" trong thời kỳ nội chiến ở Anh. (Chẳng hạn như quan điểm của Clanchy, M.T, trong cuốn sách: Clanchy, M.T, Early Medieval England Folio Society, 1997, p139). Có nhiều tác giả còn bổ sung thêm rằng Magna Charta dù quan trọng nhưng không thể được coi là Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại được, đó chỉ đơn thuần là một trong hàng loạt các đạo luật  khởi đầu ở Anh đề cập đến việc bảo vệ quyền con người như Habeas Corpus (Luật cấm bắt giam người trái pháp luật, được Nghị viên Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II),  Petition of Right (Luật khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 qui định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan hành chính [writ]), English Bill of Rights (Luật về quyền của Anh quốc được Nghị viên  Anh thông qua năm 1689 qui định về quyền bầu cử  Nghị viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viên) và Act of Settlement (Luật về thiết lập trật tự, được Nghị viện thông qua năm 1701 bãi bỏ chế độ cha truyền con nối của nhà vua [Removal from the succession] ở Anh) (Xem thêm bài phát biểu của Lord Woolf, Thẩm phán Tòa án Tối cao của Anh và xứ Wales: Judiciary of England and Wales, Speeches, tại địa chỉ website:http://www.judiciary.gov.uk/media/speeches/2005/magna-carta-precedent-recent-constitutional-change đăng ngày 15/7/2005, truy cập gần nhất ngày 6/3/2011).  
Dưới đây là bản dịch Tiếng Anh Magna Charta 1215 (những thuật ngữ cổ được chú giải) của dự án nghiên cứu lịch sử pháp luật thế giới Avalon thuộc Đại học Yale tại địa chỉ: http://avalon.law.yale.edu/medieval/magframe.asp, đăng năm 1996, truy cập gần nhất ngày 6/3/2011. 

LUẬT SA - LICH (SALIC LAW)

Sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Minh Tuấn

Luật Sa - lích (Tiếng Anh: Salic law, Tiếng La tinh: Lex Salica) là Bộ luật được pháp điển hóa dưới thời đế quốc Frank giai đoạn đầu thời kỳ trung cổ, dưới thời cai trị của nhà vua Clovis I (thế kỷ thứ VI). Ngoại trừ một vài thông tin người ta tìm thấy trên một vài ngôi mộ (đặc biệt của Childerich, cha của Clovis tìm thấy ở Tournay năm 1663) thì Đạo luật này gần như là tư liệu duy nhất, điều đó càng khiến cho đạo luật có giá trị lịch sử đặc biệt. Qua những qui định của Bộ luật này người ta thấy được đầy đủ các qui định luật pháp về hệ thống quản lý đất đai, bản chất của cộng đồng làng (the nature of the early village community), quan hệ của người Giéc manh và người La Mã (the relations of the Germans to the Romans), vị trí của nhà vua (the position of the king), các tầng lớp trong xã hội (the classes of the population), đời sống gia đình (family life), tài sản (property), thủ tục tố tụng (judicial procedure), các quan điểm đạo đức (the ethical views). Tất cả đều được thể hiện trong các điều luật của Luật Sa lích. 
Cuốn sách: "Sưu tầm các tư liệu lịch sử thời trung cổ" xuất bản tại Anh năm 1896  của Henderson, Ernest F. (Henderson, Ernest F. Select Historical Documents of the Middle Ages, London, 1896), được giới thiệu lại trên trang web dự án lịch sử pháp luật thế giới tại trang web http://avalon.law.yale.edu/medieval/salic.asp là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu và lý giải nhiều vấn đề về lịch sử pháp luật giai đoạn này. Xin trân trọng giới thiệu!

LUẬT HAMMURABI

Nguyễn Minh Tuấn
Bộ luật Hammurabi là một trong những Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại. Nội dung, giá trị và ý nghĩa của Bộ luật này tôi đã giới thiệu ở bài viết Bộ luật Hammurabi - Một trong những Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại. Tư liệu để nghiên cứu sâu hơn về Bộ luật này, các bạn sinh viên có thể tìm hiểu những tư liệu dưới đây:
1). Giới thiệu về Bộ luật của Charles F. Horne;
2). Bản dịch Bộ luật của L.W.King (Tiếng Anh);
3). Bài phân tích của Claude Hermann Walter Johns;
By the Rev. Claude Hermann Walter Johns, M.A. Litt.D. from the Eleventh Edition of the Encyclopedia Britannica, 1910-1911.
Nguồn:  http://avalon.law.yale.edu/ancient/hammpre.asp 

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI



Nguyễn Minh Tuấn

Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại. Đây là một giai đoạn hình thành những nhà nước, những sản phẩm pháp điển hóa đầu tiên, mà hình thức cũng như nội dung của chúng ảnh hưởng lớn đến thời trung đại và cận, hiện đại sau này trong một chiều dài lịch sử phát triển. Vấn đề quan trọng là sau khi nghiên cứu từng nhà nước điển hình ở hai khu vực này, sinh viên phải chỉ ra được những đặc điểm cơ bản, những điểm giống và khác, cũng như cơ sở tạo nên sự tương đồng và khác biệt ấy dưới góc nhìn của nhà luật học. Phần tổng hợp dưới đây chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề để những bạn sinh viên quan tâm khi có điều kiện tiếp tục cùng tìm hiểu, nghiên cứu chứ không làm thay những gì các bạn phải làm. Chớ vội "copy + paste" các nội dung này rồi nhân bản thành các bài tiểu luận hoặc bài kiểm tra na ná giống nhau, điều này là vô ích vì những vấn đề chính cần phải giải thích làm rõ, tác giả về cơ bản đã không/ chưa giải đáp mà nêu thành câu hỏi, để trong dấu ngoặc vuông, chữ màu xanh. Hi vọng những câu hỏi này phần nào sẽ kích thích các bạn sinh viên tư duy,  thậm chí phản biện lại và rút ra những cơ sở lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm cho hiện tại.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

PHÂN QUYỀN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC


Nguyễn Minh Tuấn

Sau mỗi buổi nghe giảng những bài giảng của GS trực tiếp hướng dẫn, tôi hay dành thời gian cuối buổi ở lại để được hỏi và trao đổi với GS về những vấn đề mình quan tâm hoặc còn băn khoăn, thắc mắc.

Bài giảng mà GS lần này trình bày là về vấn đề cũ, nhưng lại luôn mới vì tính thời sự của nó "Vấn đề áp dụng học thuyết phân quyền ở nhà nước CHLB Đức". Sau khi nghe giảng, tôi đã đặt ra hai câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1. "Tôi thấy giữa nguyên tắc phân quyền (Gewaltenteilung) và đặc trưng của chính thể đại nghị (parlamentarisches Regierungssystem) ở Đức có một sự mâu thuẫn. Cụ thể như GS vừa trình bày, phân quyền là phân công về chức năng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên  trong chính thể đại nghị ở Đức, hoạt động lập pháp không chỉ là việc của Nghị viện, trên thực tế, Chính phủ có tác động rất lớn vào hoạt động lập pháp. Bằng chứng là Chính phủ có quyền trình dự án luật (Gesetzinitiativrecht theo điều 76, khoản 1 Luật cơ bản [viết tắt: LCB]) và quyền ban hành văn bản pháp quy hướng dẫn (Rechtsverordnungen theo Điều 80 LCB). Thủ tướng do Hạ viện bầu ra  (Điều 63 LCB) và trong suốt nhiệm kỳ phải đạt được tín nhiệm của đa số các thành viên Hạ viện (Điều 67, 68 LCB). Quan hệ ràng buộc, tác động thường xuyên qua lại như vậy thì đâu còn là phân quyền. Tôi hiểu như vậy có đúng không và GS nghĩ sao về vấn đề này?"

Câu hỏi 2. "GS có nói không có phân chia quyền lực thì không có tự do, không có hiến pháp và cũng không có nhà nước pháp quyền. Tôi rất quan tâm về vấn đề này, GS có thể chia sẻ rõ hơn được không?" 

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

LUẬT 12 BẢNG

Giới thiệu và dịch sang Tiếng Việt: Nguyễn Minh Tuấn

Luật 12 bảng (Lex duodecim tabularum) ra đời ở thời kỳ đầu của nền cộng hoà La Mã (hay còn gọi là sơ kỳ của nền cộng hòa). Bộ luật này được khắc trên 12 bảng đồng đặt ở quảng trường La Mã, nên Bộ luật này được gọi tắt là "Luật 12 bảng".
Do phong trào đấu tranh của bình dân và chủ nô công thương chống lại sự vận dụng tuỳ tiện tập quán trong tư pháp vì lợi ích riêng, năm 450 TCN, sau một năm làm việc, Uỷ ban biên soạn pháp luật gồm 5 quí tộc và 5 bình dân đã soạn Bộ luật này. Ủy ban đã thống nhất: ”Một đạo luật được ban hành thì phải được áp dụng chung với tất cả mọi người, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào”. Đây là tư tưởng tiến bộ về sự bình đẳng pháp luật (aequum ius) từ các tác giả của Luật 12 bảng. (Xem: Stephan Meder, Rechts-geschichte, 2. Auflage, 2005, S. 13; Mathias Smoeckel, Stefan Stolte, Examinatorium Rechts-geschichte, 1. Auflage, 2008, S. 8f.).
Nghiên cứu luật 12 bảng, chúng ta sẽ phần nào hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người La Mã cổ đại. Hình thức và nội dung của bản pháp điển hóa này có ảnh hưởng từ pháp luật Hy Lạp cổ đại. Trên phương diện pháp lý, vượt ra khỏi tính giai cấp, Luật 12 bảng có nhiều giá trị, đặc biệt nhất là đã tạo dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile). Về nội dung, Luật 12 bảng chứa đựng nhiều qui phạm tiến bộ về tố tụng, về luật tư và luật hình sự. 
Bản gốc của Luật 12 bảng này đã bị thất truyền khi thành La Mã bị phá hủy vào năm 390 SCN. Những gì chúng ta có được ngày nay chỉ là những cứ liệu được ghi chép hoặc trích dẫn lại từ những cuốn sách cổ được viết bởi những tác giả La Mã bằng Tiếng La tinh.
Dưới đây xin trân trọng giới thiệu BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT LUẬT 12 BẢNG đến bạn đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên Luật.
Bản dịch Luật 12 bảng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do sự bất định và đa nghĩa của ngôn ngữ, cùng với nhiều từ cổ trong Luật, nên mặc dù đã cố gắng, đã trao đổi với cả những đồng nghiệp am hiểu về Tiếng La tinh, nhưng chắc chắn bản dịch dưới đây chưa thể hoàn thiện và không tránh khỏi những sai sót. Bản dịch này và các bản dịch Luật cổ khác sẽ dần được  giới thiệu, chỉnh sửa và hoàn thiện theo thời gian. Tác giả bản dịch rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiện chí. Tương ứng với mỗi qui phạm, tác giả đều trích dẫn kèm theo nguồn gốc bằng cả Tiếng La tinh, Tiếng Anh và Tiếng Đức để bạn đọc tiện đối chiếu khi có điều kiện. Qua đây, chính từ những nội dung của Luật 12 Bảng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như: Kỹ thuật lập pháp thể hiện trong Luật 12 bảng và Luật La Mã thời cổ đại; nghiên cứu có tính liên ngành tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật thời La Mã cổ đại; Vấn đề cơ sở kế thừa Luật La Mã trong Luật dân sự hiện đại ở các nước Tây Âu qua từng chế định cụ thể [...].
Nguồn:
Bản gốc Tiếng La tinh: Từ Thư viện trực tuyến Bibliotheca Augustana
Các bản dịch:
1.  Tiếng Anh: Warmington, Remains of Old Latin, Vol. III Lucilius, The Twelve Tables, 1967
2. Tiếng Đức: R. Düll, Das Zwölftafelgesetz, Texte, Übersetzungen und Erläuterungen, 7. Auflage, 1995; 

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

HÀ NỘI MỘT NGÀN NĂM - NGHĨ VỀ SỰ ĐỒNG THUẬN


Nguyễn Minh Tuấn

Một ngàn năm trước, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (kinh đô của nước Đại Cồ Việt) về Đại La với mong muốn tính kế muôn đời cho con cháu.
Một ngàn năm trước, nhà Lý đã mở đầu kỷ nguyên văn minh Đại Việt, tạo dựng nền tảng của chính quyền "khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc" (thời Lý - Trần) tồn tại gần bốn thế kỷ. Vì đâu mà một dân tộc đất không rộng, người không đông lại có thể ba lần dành chiến thắng trước một đội quân thiện chiến tầm cỡ thế giới như quân Nguyên Mông - một đội quân đã chiếm gần hết Châu Âu và vùng Trung Cận Đông, san bằng thành trì nước Tống và đô hộ toàn bộ nước Trung Quốc xưa? Sau này, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết, lý giải rằng ta thắng được giặc, giữ vững được bờ cõi là bởi lòng dân - “do trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước cùng góp sức”.

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

100% TIẾN SĨ VÀ SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÀM TIẾN SĨ Ở MỸ KHÔNG BIẾT TIẾNG ANH

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận chưa hết phản cảm, bức xúc về việc Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cán bộ cấp thành ủy quản lý đến năm 2020 phải có bằng Tiến sĩ, thì gần đây lại phát hiện ra việc một cán bộ có tên là Nguyễn Ngọc Ân lấy được bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không cần biết tiếng Anh. Từ một cử nhân tốt nghiệp tại chức kinh tế- quốc dân đặt tại Phú Thọ, vị này đã bỏ ra số tiền 17.000 USD để có được bằng Tiến sĩ. Trong thời gian làm TS (từ tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học chỉ có hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (nhưng có người phiên dịch sang tiếng Việt). Khi bảo vệ luận án, cũng có người phiên dịch cho ông từ đầu đến cuối. Ông đã cho biết rằng Trường Đại học Nam Thái Bình Dương không đặt điều kiện những nghiên cứu sinh như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào, mà chỉ cần gửi đề cương sang để nhà trường chỉnh sửa.

Từ thực tế trên, có hai câu hỏi cần đặt ra để bàn luận: I) Khi giá trị của bằng cấp bị hiểu sai sẽ dẫn đến hệ quả, tác hại gì cho xã hội? và II) Tiến sĩ là ai và thực chất học Tiến sĩ để làm gì?

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

VÀI NÉT VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ NGÀNH LUẬT (QUA VÍ DỤ ĐẠI HỌC SAARLAND, CHLB ĐỨC)


Nguyễn Minh Tuấn

Điều 5 khoản 3 câu 1 Luật cơ bản của Đức qui định: “Khoa học, giảng dạy và nghiên cứu là tự do”. Qui định quyền tự do về khoa học (die Wissenschaftsfreiheit) là quyền hiến định, một quyền tự vệ của cá nhân (Abwehrrecht) chống lại sự can thiệp từ phía nhà nước trong lĩnh vực khoa học, đồng thời là cơ sở bảo vệ sự tự chủ của các trường đại học (Hochschulautonomie). Quyền tự do về khoa học được đặt trong hệ thống các quyền tự do khác là các quyền tự do về tư tưởng (Meinungsfreiheit), tự do báo chí (Pressefreiheit) và tự do về nghệ thuật (Freiheit der Kunst) được qui định chung tại Điều 5 của Luật này.
 
Từ qui định cụ thể đến thực tế tổ chức giảng dạy, học tập và qui trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở Đức đều phải dựa trên cơ sở của Điều 5 khoản 3 câu 1 Luật cơ bản theo nguyên tắc: TÔN TRỌNG TỰ DO TRONG KHOA HỌC. Bản chất của đào tạo tín chỉ cũng là hoạt động tổ chức nhằm hiện thực hóa quyền tự do trong khoa học của các chủ thể hoạt động khoa học là các giáo sư, người nghiên cứu và học viên.

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

GIẤC MƠ ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ



Nguyễn Minh Tuấn

Bộ giáo dục và đào tạo Việt nam đặt mục tiêu 10 năm nữa sẽ có trường Đại học lọt vào top 200 các trường hàng đầu thế giới. Quả là một tham vọng lớn. Có tham vọng và phấn đấu hết mình cho những ước mơ để đi đến thành công là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên cứ đặt ra tham vọng, nhưng không hiểu mình đang đứng ở đâu, thì tham vọng sẽ chỉ là mơ mộng.

Trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt giữa các trường đại học trên thế giới hiện nay, việc phấn đấu trở thành trường đại học hàng đầu thế giới là một việc làm hết sức khó khăn. Thử kể ra một vài điều kiện và năng lực thực tế sẽ thấy ngay ta đang đứng ở đâu.

Các trường đại học hiện nay thường cạnh tranh, dựa vào các tiêu chí như:
(1) số lượng giáo sư có đẳng cấp quốc tế, có các thành tích nghiên cứu khoa học tầm quốc tế như giải Nobel và Fields,
(2) số lượng bài báo quốc tế được trích dẫn thường xuyên nhất,
(3) tỷ lệ giáo sư /sinh viên, giáo sư/sinh viên nước ngoài,
(4) chương trình giảng dạy, qui trình tuyển chọn giáo viên, qui trình tuyển chọn sinh viên,
(5) tiêu chuẩn về thư viện, điều kiện cơ sở vật chất, chi phí phục vụ nghiên cứu, phục vụ giảng dạy.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

CHUYỆN TỬ TẾ

Nguyễn Minh Tuấn

Chuyện tử tế là tên bộ phim tài liệu nổi tiếng của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy.

Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm, cho tới tận khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1987, bộ phim mới được công chiếu rộng rãi.

Sau đó bộ phim đã giành giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được đánh giá là một trong mười bộ phim tài liệu hay nhất thế giới vì đã thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời trong việc phản ánh hiện thực xã hội và suy nghĩ của người dân.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

HỎNG TỪ TRONG CHẤT LIỆU

 Nguyễn Minh Tuấn
Năm 2006, công tác tại Điện Biên, tôi đã có dịp đến thăm hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ như: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; Các đồi A1, C1, D1, E1; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập và khu hầm Đờcát (hay còn gọi là trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp).
Tôi còn nhớ mãi hôm đó được các anh chị học viên đưa đi thăm công trình rất mới là tượng đài kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vừa hoàn thành, đặt tại trung tâm thành phố.
Nghe kể tôi rất háo hức và mừng cho đất nước, mừng cho tỉnh Điện Biên có thêm một công trình xứng đáng với một chiến thắng tầm cỡ thế giới như chiến thắng Điện Biên phủ.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI


Nguyễn Minh Tuấn

Những con số dưới đây là những con số đưa ra để chúng ta cùng nhìn lại và suy ngẫm.

I. Những số liệu về Đại biểu Quốc hội Việt nam
1. Cơ cấu, số liệu Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XII:

Tổng số ĐBQH Việt Nam Khóa XII là 493 người:
- 31,03% đại biểu Quốc hội ở các cơ quan trung ương;
- 68,97% đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- 17,65% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 25,76% đại biểu là phụ nữ;
- 8,72% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 13,79% đại biểu là trẻ tuổi;
- 27,59% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XI tái cử;
- 95,99% đại biểu Quốc hội trình độ đại học và trên đại học;
- 3,20% đại biểu thuộc khối doanh nghiệp;
- 29,41% đại biểu hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;
- 0,20% đại biểu là người tự ứng cử.
(Nguồn: Trung tâm bồi dưỡng ĐBQH, Ban Công tác đại biểu - Ủy ban thường vụ Quốc hội, có thể truy cập tại website: http://ttbd.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2009

BÀI HỌC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC Ở NHẬT BẢN

Nguyễn Minh Tuấn

Nói đến Nhật Bản hiện nay, người ta biết đến một nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP, một trong những nước dẫn đầu về khoa học - công nghệ, thu nhập bình quân đầu người gần 40.000 đô la Mỹ/năm.

Có rất nhiều lý do khác nhau để lý giải về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, nhưng một trong những lý do rất quan trọng đó là nước Nhật đã có những cuộc cải cách toàn diện ở những thời khắc có tính chất quyết định.


Xuyên suốt trong các cuộc cải cách lớn của Nhật Bản là chính sách coi trọng chất xám, chủ động học tập nước ngoài để xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

KHI PHÁP LUẬT LÀ HIỆN THÂN CỦA CÔNG LÝ

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,

Số tháng 11/2004, tr. 12-13
Nếu chỉ thuần túy coi văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn duy nhất của pháp luật và chính thức ở nước ta hiện nay, thì giữa pháp luật và cuộc sống sẽ mãi mãi là những khoảng cách vô hình và khoảng cách ấy sẽ càng xa mới tiến tới một xã hội dân bản, nếu như những quy phạm pháp luật không mang trong nó hơi thở từ cuộc sống, giá trị của niềm tin ở người dân vào luật pháp, vào cơ quan công quyền.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

LẬP HIẾN HƯỚNG ĐẾN PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 4/8/2009,
truy cập đường link gốc tại đây

Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?


Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN?




Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 18/4/2009,
truy cập đường link gốc tại đây

(TuanVietNam)- Muốn thay đổi tình trạng NCKH trong sinh viên hiện nay phải có sự thay đổi từ cả ba chủ thể: Nhà trường – sinh viên – các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần sử dụng các sản phẩm khoa học. Không thể có sản phẩm khoa học chất lượng một khi nhà trường không định hướng, hỗ trợ; sinh viên không thiết tha với NCKH...
Đó có vẻ như là sự vô lý, nhưng tiếc thay lại là sự thật, khi nhìn vào ba điều kiện có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường ĐH nước ta hiện nay, nhất là các đề tài mang tính ứng dụng.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009

HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT COMMON LAW VÀ CIVIL LAW


Nguyễn Minh Tuấn
(Trích trong Sách: Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2007)

Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009

TRIẾT LÝ CỦA TỰ DO

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, Số 3/2005, tr.12-13.

Montesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả, và cũng không ai sống mà tuyệt đối không phụ thuộc vê vật chất hoặc tinh thần với người khác. 

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009

NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Nguyễn Minh Tuấn
(Trích từ sách: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2007)
Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này.
1. Sự hình thành nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten


Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nhà nước Aten phát triển đến trình độ cao, suy cho cùng là do yếu tố kinh tế chi phối, quyết định. Về mặt vị trí địa lý, nhà nước Aten ra đời ở miền trung lục địa Hi Lạp, nơi là khu vực có nhiều khoáng sản, có đường bờ biển dài, nhiều vịnh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công thương nghiệp (đặc biệt là thương mại đường biển).

Từ thế kỉ 12 TCN, tộc người Đôriêng gồm 4 bộ lạc đến xâm chiếm vùng đồng bằng miền Trung. Từ thế kỉ 8 TCN, 4 bộ lạc này liên minh với nhau hình thành nên Liên minh bộ lạc, đến thế kỉ thứ 7 TCN, đã xây dựng xong thành bang Aten, và thế kỉ 6 TCN thì nhà nước thực sự được hình thành. Những người đứng đầu 4 bộ lạc là quí tộc chủ nô và nắm toàn bộ quyền lực nhà nước.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyễn Minh Tuấn
Phần hướng dẫn dưới đây phục vụ cho sinh viên K49 chuyên ngành Lý luận – lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội làm Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) năm 2008.

Sinh viên sau khi nhận đề tài và giáo viên hướng dẫn, cần liên hệ trực tiếp với giáo viên theo địa chỉ email: nguyenminhtuan_hn@yahoo.com hoặc số điện thoại: 0912313977 (Từ 9h – 10h tối hàng ngày). Thời gian hướng dẫn làm KLTN vào chiều thứ năm hàng tuần từ 14h – 16h tại Bộ môn Lý luận – Lịch sử nhà nước và pháp luật, tầng 4 nhà E1 Khoa Luật ĐHQGHN.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể giúp sinh viên hoàn thành KLTN. Những chỉ dẫn dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng và không làm hạn chế tính sáng tạo, sự tự do trong khoa học của sinh viên.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008

SUY NGHĨ VỀ CƠ CHẾ BẦU TỔNG THỐNG VÀ NGÀNH HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ



Nguyễn Minh Tuấn
(Nguồn: Tuần Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, 
có thể truy cập đường link gốc tại đây )

Xa lắm rồi, cách đây hơn 200 năm có một hội nghị có tên là Hội nghị lập hiến được tổ chức ở nước Mỹ xa xôi, họ đã từng bàn về vai trò của ngành Hành pháp và cách thức bầu Tổng thống. Sản phẩm của hội nghị này mà ai cũng biết đó chính là Hiến pháp Mỹ năm 1787, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đến nay mặc dù đã có những tu chính hiến pháp, nhưng kết quả của Hội nghị đó là 7 điều, 4000 từ trong Hiến pháp thì vẫn còn nguyên hiệu lực thực tế.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

CÂU HỎI ÔN THI MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Danh mục câu hỏi ôn thi
Môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
(Theo đề cương chi tiết chương trình tín chỉ đã được duyệt)

1. Những tiền đề kinh tế – xã hội dẫn đến sự tan rã của công xã nguyên thuỷ và sự ra đời của nhà nước và pháp luật.
2. Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Phương Đông cổ đại.
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước Phương Đông thời kỳ cổ đại
4. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật Phương Đông cổ đại?
5. Những nội dung và giá trị cơ bản của Bộ luật Hammurapi.
6. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ luật Hammurapi (Lưỡng Hà cổ đại) và Bộ luật Manu (ấn Độ cổ đại)?
7. Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật Phương Tây thời kỳ cổ đại
8. Qui luật chung và những nét đặc thù về sự ra đời nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại.
9. Những điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại.
10. Nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước Aten.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

GIỚI THIỆU TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Nguyễn Minh Tuấn

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại.
Môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhiều năm nay được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội và nhiều cơ sở đào tạo luật học khác trong cả nước. Đây là một môn học khó nhưng cũng rất lí thú với hầu hết các sinh viên vì đây là bước mở đầu đối với tất cả các sinh viên, học viên khi tiếp cận với tri thức và bí ẩn muôn đời của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Tập tài liệu này được biên soạn vì một mục đích giản dị: giúp học viên nắm được những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất về môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới một cách có hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các giáo trình trước đây, Giáo trình lần này cũng đã cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể, các vấn đề được trình bày trong giáo trình này được viết theo hướng gợi mở, ngắn gọn để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu mở rộng.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007

HIẾN PHÁP 1946 VÀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Nguyễn Minh Tuấn

Bài viết dưới đây của tác giả phân tích những nét độc đáo trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước của bản Hiến pháp năm 1946.

1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử

Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". 

Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất". Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằng cơ quan hành chính là một cơ quan độc lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc". Đến đây, ta lại thấy với thiết chế Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước đại diện về đối nội, đối ngoại; nhưng cũng là người đứng đầu Chính phủ, và không chịu bất kì trách nhiệm gì trừ tội phản quốc. Qui định này lại cho ta thấy đặc điểm này lại mang dáng dấp của hình thức Cộng hòa Tổng thống.

Điều đặc biệt là sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, một bản Hiến pháp rất nổi tiếng có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2007

LÀNG XÃ XƯA VÀ NAY




ThS. Nguyễn Minh Tuấn
(Bài viết đã đăng trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 11 và số 12 năm 2004)



(I) Cơ sở hình thành và những hệ quả

của xã hội làng xã từ cổ truyền đến hiện tại
------


Nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định (Xem thêm Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001, tr.36.).

Xét về vị trí địa lý và khí hậu, Việt Nam nằm ở phía Đông Nam Châu Á, diện tích 312.000 km2, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc thù nắng nóng và mưa nhiều (lượng mưa hàng năm hàng khoảng 1000 mm), với hệ thống sông nước dày đặc, rất thuận lợi cho thực vật phát triển, đặc biệt là lúa nước (Xem Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr.12-13.).

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2007

HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ


(Nguồn ảnh minh hoạ trên được lấy từ đây)
HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội 

(Báo đời sống và pháp luật, 
Số 26 (48) - Từ ngày 29/6 đến 5/7/2007, trang 12)

Cách đây đúng 220 năm (năm 1787), có một hội nghị có tên là Hội nghị lập hiến được tổ chức ở nước Mỹ xa xôi, họ đã từng bàn về vấn đề vai trò của ngành Hành pháp, những tư tưởng ấy chủ yếu được thể hiện trong tập hợp những bài viết về chủ trương chế độ liên bang (Federalist Papers) của các tác giả Madison, Halminton và John Jay.
Vấn đề vừa xa mà lại vừa gần. Xa vì thời gian, xa vì địa lý, nhưng gần vì nó là vấn đề mà ngành hành pháp nào không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, muốn hiệu năng, cũng phải đặt ra những vấn đề như thế để giải quyết.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2007

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA QUI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC


ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: Nghiên cứu Lập pháp,
Số 33(118) Tháng 3/2008 , Hiến kế Lập pháp (tr.49 - 51)


(I)
Cách diễn đạt qui phạm pháp luật
trong Bộ luật Hồng Đức

1. Muốn xây nhà phải có gạch, từng viên gạch trong tòa nhà pháp luật chính là các qui phạm pháp luật. Một qui phạm pháp luật thường rất chặt chẽ vì xét về mặt logic nó gồm có 3 bộ phận là giả định, qui định và chế tài. Giả định trả lời câu hỏi chủ thể nào, thời gian nào, hoàn cảnh nào phải thực hiện pháp luật? Bộ phận qui định trả lời câu hỏi nếu đặt vào hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định thì chủ thể đó sẽ phải xử sự như thế nào? và bộ phận chế tài trả lời câu hỏi trường hợp không xử sự đúng yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi như thế nào?
Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam. Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 Chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong cùng một Điều luật.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2007

SỰ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM


Nguyễn Minh Tuấn 

Đây là câu hỏi do có nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất (K52) nêu lên, dưới đây là một vài gợi ý trả lời:
Cách 1. Khẳng định chủ quyền quốc gia bằng tự quyết định và kiên quyết bảo vệ biên giới lãnh thổ:
VD1: Thời Tiền Lê, Lê Hoàn đã tổ chức một lực lượng quân đội mạnh ở sát vùng biên giới. [Xem Nguyễn Hồng Dương, Phan Đại Doãn, Sơ thảo lịch sử bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. NXB Công an nhân dân, Hà nội, 1990, tr.39]
VD2: Thời Lý Nhân Tông, nhà vua gửi một tờ biểu cho vua Tống đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã chiếm trước đây, có đoạn viết: "Mặc dù đất ấy chỉ nhỏ như hòn đạn, những vẫn khiến lòng tôi đau xót luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng". [Xem Nguyễn Hồng Dương, Phan Đại Doãn, Sdd, tr.126]
VD3: Lê Thánh Tông sau này đã có câu nói rất nổi tiếng: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị" [Xem: Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục. Bản dịch của Ban nghiên cứu Văn sử địa, tập XI, Nxb, Văn sử địa, Hà nội, 1959, tr.68].
Nhà Lê còn cho dựng cột mốc ở các vùng biên giới và lập bản đồ nước Đại Việt. Lê Thánh Tông đã hạ lệnh cho 12 quan thừa tuyên thân hành đi khám xét núi sông, nơi hiểm trở, vẽ rõ ràng thành bản đồ có ghi chú nộp cho Bộ Hộ để sáng tác bản đồ địa dư. Cuối năm 1469, bản đồ 12 Đạo thừa tuyên được hoàn thành.
VD4: Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi là một tác phẩm rất nổi tiếng, là tác phẩm địa lý - lịch sử đầu tiên của cả nước, tác phẩm thành công do ông đã bỏ rất nhiều công sức đi nhiều nơi và ghi chép công phu diện mạo, địa hình, sông núi, tên làng, phong tục tập quán.
VD5: Nhà Nguyễn đã tiến hành khẳng định chủ quyền trên các vùng biển như Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa... Vua Gia Long đã cho thành lập "Đội Hoàng Sa" để khai thác quần đảo bãi cát vàng và nhiều lần cử quan lại ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.
VD6: Vùng đất phía Nam mà chúng ta có được là bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua quan hệ hôn nhân (Trần Nhân Tông đã gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân (Vua Chiêm), nhận 2 Châu Ô, Châu Lý - vật dẫn cưới); qua tổ chức di dân khẩn hoang (Thời Lê, Nguyễn) và có cả hình thức chinh phạt bằng quân sự (Thời Lê Thánh Tông về cơ bản giải quyết Chăm pa bằng con đường này);