Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG NƯỚC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tạp chí dân chủ và pháp luật, 
Bộ Tư Pháp, truy cập: tại đây

Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề cập đến việc đề cao và phát huy “nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả những yếu tố khách quan như: Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội và những yếu tố chủ quan liên quan đến con người cụ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ những tác động của các nhân tố trong nước đến việc thực hiện nguyên tắc này.
1. Tác động từ yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội bao gồm: Các hệ chuẩn mực chính trị; chủ chương, đường lối, chính sách của đảng phái chính trị, chế độ chính trị… Những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thực hiện nguyên tắc pháp quyền, trong đó, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng chính trị là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Minh Tuấn, Sự thay đổi chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay, in trong sách: Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019, tr. 125-144.

Chức năng nhà nước là một vấn đề động, bởi lẽ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì số lượng, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước luôn có sự biến đổi liên tục. Trong một thế giới hiện đại ngày nay, việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ những thay đổi căn bản của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam.

NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013


Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (Đồng chủ biên), các tác giả: Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Thiều Hoa, Hòa Thị Thủy, Sách chuyên khảo: Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Văn Hiển làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu và giảng viên chúng tôi đã công bố cuốn sách chuyên khảo: "Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013". Đây là công trình khoa học tâm huyết, tiếp nối chuỗi nghiên cứu về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân - một trong những chủ đề còn rất mới mẻ và rất đáng được tập trung nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp xu hướng bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA THEO HÌNH THỨC QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 9/2018, tr. 79-89.
Kiểm soát quyền lực chính trị là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời sự hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ đặc trung của mô hình kiểm soát quyền lực chính trị ở một số quốc gia theo hình thức quân chủ lập hiến trên thế giới như Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Thái Lan, từ đó rút ra một số nội dung có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 11 (367), tr. 11-19.
Dân chủ đại diện là một trong những hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề phạm vi, hình thức, các điều kiện thực hiện và giải pháp để hoàn thiện dân chủ đại diện như thế nào ở Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất. Bài viết phân tích, làm rõ các hình thức thực hiện dân chủ đại diện trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

BA HƯỚNG TIẾP CẬN ĐIỂN HÌNH VỀ VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG LỊCH SỬ

Nguyễn Minh Tuấn, Ba hướng tiếp cận điển hình về vấn đề công lý trong lịch sửin trong sách: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Chủ biên), "Công lý và Quyền tiếp cận công lý: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn", Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà nội, 2018, tr.47-55.

Từ xưa cho đến nay người ta đã bàn nhiều về công lý. Chẳng hạn, nhà tư tưởng Cicero (106TCN-43TCN) cho rằng "luật càng nhiều, công lý càng ít đi" (more law, less justice). Tiểu thuyết gia Anatole France (1844-1924) lại nói một cách đầy hình tượng rằng: "Công lý có nghĩa là luật pháp cấm người giàu và người nghèo cùng ngủ ở dưới gầm cầu, cùng lang thang ăn xin trên các con phố và cùng ăn trộm các ổ bánh mỳ." Những quan điểm về công lý như vậy có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Bài viết dưới đây không bình luận hay liệt kê tất cả các tư tưởng theo dòng lịch sử mà chỉ tập trung phân tích ba hướng tiếp cận điển hình về các vấn đề công lý trong lịch sử là (1) thuyết vị lợi, (2) thuyết chủ nghĩa tự do và (3) thuyết đạo đức tối thượng và bảo vệ phẩm giá con người, cũng như đưa ra những nhận định khoa học về vấn đề này. 

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NĂM 2018

Bạn không phải là người học chuyên về luật, nhưng lại yêu thích và đang muốn tìm hiểu về pháp luật, cũng như tìm hiểu một cách căn bản, hệ thống về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Bạn muốn tìm một cuốn sách ít về số lượng trang, nhưng nhiều về hàm lượng tri thức khoa học? Giáo trình “Đại cương về nhà nước và pháp luật” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội,  xuất bản năm 2018 do GS.TSKH. Đào Trí Úc và GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (đồng chủ biên) là một cuốn sách như vậy dành cho bạn. Đây là một cuốn giáo trình thực sự chất lượng mà các tác giả của cuốn giáo trình này đã nghiêm túc, dành nhiều thời gian và tâm huyết để chắt chiu cho từng câu chữ, một cuốn giáo trình có sự tham gia của 25 nhà khoa học pháp lý thuộc nhiều lĩnh vực pháp lý chuyên ngành khác nhau gửi đến bạn. Hãy tin tôi, bạn sẽ không thất vọng khi đọc cuốn giáo trình này. Trân trọng giới thiệu với các bạn ghé thăm blog này và nhờ các bạn giúp chia sẻ thông tin để nhiều người có thể tiếp cận cuốn sách này. Các cơ sở đào tạo khác, các trường đại học, các trường cao đẳng trên cả nước có giảng dạy môn học này hoặc các cá nhân, tổ chức khác có thể liên hệ với Khoa Luật để mua giáo trình này và các tài liệu khác theo địa chỉ: Tầng 1, nhà E1, Khoa Luật, ĐHQGHN, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội (Ms. Trang: 0979.925.122).

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2017

Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2017

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là khoa học pháp lý cơ sở, là một nội dung quan trọng thuộc học phần bắt buộc Lịch sử nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
Từ những ngày đầu khi mới thành lập các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, trong đó có Khoa Luật, Đại học Tổng hợp (nay là Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã là một môn học bắt buộc, một môn học pháp lý cơ sở của ngành trong chương trình đào tạo luật.
Hiện nay, theo chương trình đào tạo tín chỉ, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một nội dung trong học phần bắt buộc Lịch sử nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo ngành luật (bao gồm ngành luật học, ngành luật kinh doanh và một số mã ngành mới), được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Đây là học phần có chức năng cung cấp các tri thức về pháp luật, chức năng tăng cường khả năng tư duy, khả năng lập luận của người học và chức năng định hướng cho người học trước khi tìm hiểu về các môn học pháp lý chuyên ngành.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

HIẾN PHÁP NĂM 1946 NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ


"Hiến pháp năm 1946 những giá trị lịch sử" là cuốn sách chuyên khảo do Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội ấn hành năm 2017. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết trong Hội thảo khoa học "70 năm Hiến pháp Việt Nam" do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Hà nội. Các bài viết xoay quanh việc làm rõ những giá trị của bản Hiến pháp này cả về mặt tư tưởng lập hiến, quy trình xây dựng Hiến pháp, tổ chức bộ máy và phương diện quyền con người, quyền công dân. 

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ

Lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý là cuốn sách chuyên khảo do GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế và GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đồng chủ biên. Đây là cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của các quan điểm, học thuyết, trường phái về chính trị, nhà nước, pháp luật và quyền con người trong tiến trình lịch sử nhân loại. Nội dung cuốn chuyên khảo này gồm có hai phần cơ bản là tư tưởng chính trị - pháp lý của một số quốc gia trên thế giới và tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Cuốn sách này có sự tham gia của nhiều tác giả như: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Đỗ Đức Minh, TS. Mai Văn Thắng, ThS. Mai Đức Tân, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, PGS.TS. Trương Hồ Hải, TS. Lê Thị Phương Nga, TS. Phan Thị Lan Phương. 

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

QUẢN TRỊ TỐT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Quản trị tốt là vấn đề không mới trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Quản trị tốt là nguyên tắc nền tảng cho phát triển bền vững, là yếu tố chính dẫn đến thành công trên con đường phát triển của quốc gia, mà về bản chất là một tập hợp những tiêu chí về quản lý xã hội hiện đại. Quản trị tốt bao gồm các nguyên tắc, các yếu tố định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước hoặc hệ thống chính trị. Dưới góc nhìn của những người viết đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau, hy vọng đây sẽ là cuốn sách tham khảo hữu ích về vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay.

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI 2017



Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới được xuất bản năm 2017 là một ấn phẩm mới mà tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết. Từng nội dung trong giáo trình này đã được chỉnh lý, bổ sung, cập nhật nhiều nội dung mới so với các ấn phẩm trước đó. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học ngành luật và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. 

CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH THỜI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM

Có nhận định cho rằng người Pháp đã thất bại trong những lần cải lương hương chính ở Việt Nam. Tác giả bài viết lại cho rằng người Pháp đã có nhiều thành công. Đây là bài viết tham gia Hội thảo quốc tế "Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam" do Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung tâm nghiên cứu Quản trị và phát triển hải đảo thuộc Đại học Polynesie (PUF) và Trung tâm Luật về Y tế thuộc Đại học Aix-Marseille-Universite đồng tổ chức ngày 13/5/2016.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

SÁCH CHUYÊN KHẢO: TƯ DUY PHÁP LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nguyễn Hoàng Anh, Vũ Công Giao,
Nguyễn Minh Tuấn (Đồng chủ biên)
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2016
Tư duy pháp lý đang dần trở thành một chủ đề nóng, thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của những người trong giới luật, kể cả những người vốn đã hành nghề luật lâu năm. Nhu cầu này là có thật và xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của công việc, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, từng bước phát triển án lệ và dần tiếp thu mô hình tố tụng tranh tụng. Tư duy pháp lý là gì? Có những cách thức tư duy pháp lý nào? Cần ứng dụng tư duy pháp lý trong thực hành nghề luật ra sao?... Những vấn đề lý thú này sẽ dần được giải đáp trong cuốn sách chuyên khảo "Tư duy pháp lý lý luận và thực tiễn". Cuốn sách có nhiều bài viết sâu sắc của các tác giả như: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, PGS.TS.NGƯT. Chu Hồng Thanh, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, TS. Trần Nho Thìn, PGS.TS. Vũ Công Giao, ThS. Nguyễn Phú Hải, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Bích Thảo, ThS. Đậu Công Hiệp, ThS. Phan Thị Hải Yến, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Lê Thị Phương Nga.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

SÁCH CHUYÊN KHẢO: GIỚI HẠN CHÍNH ĐÁNG ĐỐI VỚI CÁC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 
TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên)
Nhóm tác giả: PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Nguyễn Minh Tuấn,
TS. Phạm Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng, ThS NCS. Bùi Tiến Đạt, ThS NCS. Đỗ Giang Nam, SV chất lượng cao Đặng Duy Anh
(Sách chuyên khảo này là công trình khoa học của Khoa Luật, ĐHQGHN, được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch)


Ngay khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có hiệu lực, chúng tôi - một nhóm giảng viên Khoa Luật - ĐHQGHN đã chú ý và bàn thảo nhiều về một điểm mới rất quan trọng của bản Hiến pháp này là vấn đề „giới hạn quyền con người, quyền công dân“ ở Điều 14 Khoản 2: „Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.“ 
Chúng tôi cho rằng: Hiến pháp sinh ra là để giới hạn quyền lực nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước. Do vậy một bản Hiến pháp tốt không thể trao quyền quá rộng hoặc bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định việc giới hạn các quyền cơ bản của công dân một cách tùy tiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giới hạn đến đâu thì vừa, giới hạn đến đâu để không làm mất đi bản chất của những quyền cơ bản hiến định này? Cơ chế giải quyết xung đột, tranh chấp về việc giới hạn quyền con người, quyền công dân ở các nước khác họ xử lý ra sao? Cách thức nào để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự xâm phạm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan công quyền...

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG: "NHÁNH QUYỀN LỰC THỨ NĂM" Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Vận động chính sách công: "Nhánh quyền lực thứ năm" ở Cộng hòa liên bang Đức, in trong sách: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên), Vận động chính sách công - lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản lao động, Hà nội, 2015, tr. 277-291.
Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, vận động chính sách công (hay vận động hành lang) đang được nhìn nhận như một hiện tượng xã hội có tính thời sự. Ở Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, vận động chính sách công được nhìn nhận như một nhánh quyền lực thứ năm, bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí. Không những thế, hoạt động này còn được nhìn nhận một cách tích cực, được pháp luật bảo hộ và có những tiêu chuẩn nhất định. Bài viết dưới đây góp phần làm sáng tỏ lịch sử ra đời, các quan niệm về vận động chính sách, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động này ở CHLB Đức hiện nay. 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

TRÍCH DẪN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ: NGUYÊN TẮC, CÁCH THỨC VÀ BÌNH LUẬN

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học pháp lý: nguyên tắc, cách thức và bình luận, in trong sách: Vũ Công Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên), Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận án ngành luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2015, tr. 91-101.
Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của một công trình khoa học. Bài viết dưới đây chia sẻ quan điểm của tác giả về những nguyên tắc, cách thức trích dẫn và một số bình luận của tác giả liên quan đến việc thống nhất cách thức trích dẫn các tài liệu khoa học pháp lý tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội.

GIỚI HẠN QUYỀN CƠ BẢN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Nguyễn Minh Tuấn, Bùi Tiến Đạt,
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14 (294), tháng 7/2015, tr. 55-64.
Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là một trong những vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Sự phức tạp của vấn đề nằm chính trong lý do, cách thức và phạm vi giới hạn những quyền này. Ở nhiều quốc gia khác nhau, trong nhiều trường hợp cụ thể, mặc dù đã tồn tại những nguyên tắc giới hạn quyền nhất định, nhưng vẫn không dễ để đo lường chính xác sự giới hạn, chính vì thế luôn có nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn về câu hỏi: giới hạn quyền, nhưng những quyền nào và đến đâu thì vừa? Chính điều này khiến cho việc nghiên cứu cơ chế giới hạn quyền cơ bản trở nên lý thú, mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả và những người làm công tác thực tiễn trên thế giới. Bài viết phân tích phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức, từ đó đưa ra các nhận định riêng và giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế giới hạn quyền mới được quy định tại Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

ĐẠI HIẾN CHƯƠNG MAGNA CARTA: NGUỒN CỔ VŨ ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tuần Việt Nam,
Đăng ngày: 30/5/2015,
truy cập đường link gốc tại đây
Nhân loại đã, đang và sẽ còn nhắc đến bản Đại hiến chương Tự do Carta của nước Anh vì tầm quan trọng và ý nghĩa khởi nguồn của tư tưởng pháp quyền và tư tưởng bảo vệ những giá trị cơ bản nhất của con người.
Tháng 6 tới, lễ kỷ niệm 800 năm bản Đại hiến chương này sẽ được tổ chức rộng khắp. Nội dung chính của bản Đại hiến chương Magna Carta đề cập đến hai vấn đề lớn: (1) tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – bất kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật; (2) bảo vệ các quyền của những người tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

PROTECTION OF PEOPLE'S INTERESTS UNDER QUOC TRIEU KHAM TUNG DIEU LE

Nguyen Minh Tuan, LL.D,
Vietnam Law & Legal Forum, Vol. 21, 2015, pp. 51-53.

The appearance of "Quoc Trieu Kham Tung Dieu Le" - a procedural code - marks a legislative achievement in the Le dynasty (1428-1788) in particular and feudal Vietnam in general. Its content clearly demonstrates the spirit of serving the people, respecting and protecting their legitimate interests. This spirit can be clearly seen in almost all provisions of the Code, with all the procedural stages from filing of lawsuits, scene inspection, adjudication, to judgment enforcement designed to ward off the casual and unfair application of law by feudal rulers and to protect the people's legitimate interests in the procedural process. 

MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH PHÁP VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC Ở TRUNG ƯƠNG Ở ĐỨC VÀ GỢI MỞ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý,
Số 6(85)/2014, tr.53-61.
Trong tất cả các bộ phận cấu thành nên quyền lực nhà nước, hành pháp là nhánh quyền lực thể hiện rõ nhất bản tính nhà nước, hành pháp là thiết chế duy nhất nắm cả biên chế và ngân sách. Tuy nhiên, đây không phải là nhánh quyền lực hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện hoặc đứng trên các nhánh quyền lực khác, mà xét về bản chất là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ bản chất của hành pháp thông qua tìm hiểu mối liên hệ giữa hành pháp và các cơ quan khác ở trung ương của Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, từ đó tham chiếu, bước đầu đưa ra những gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Ý CHÍ CỦA NHÂN DÂN TRONG BẦU CỬ

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 9/4/2015,
truy cập đường link gốc tại đây

Sự anh minh chính trị của một quốc gia nằm ở khả năng thiết lập và vận hành cơ chế bầu cử công bằng, chân thực để lựa chọn được người đại diện xứng đáng, phản ánh được chính xác ý chí và nguyện vọng của cử tri. Những ý kiến dưới đây được chia sẻ nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND sửa đổi đang được bàn thảo rộng rãi lấy ý kiến nhân dân, trước khi Quốc hội xem xét lần cuối để thông qua dự thảo luật này vào tháng 6 tới.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

SÁCH CHUYÊN KHẢO: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU HẬU LÊ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên)
Tập thể tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Duyên Thảo, ThS NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS NCS. Phan Thị Lan Phương, ThS NCS. Lê Thị Phương Nga


 Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789)[1] lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA CON NGƯỜI

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 
Số 1 (281), Tháng 1/2015, tr. 25-30.
Một trong những điểm tiến bộ của pháp luật triều Lê (1428-1788) nói riêng và pháp luật Việt Nam thời trung đại nói chung là đã có "một bộ luật tố tụng riêng biệt" - Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ. Nếu như ở Phương Đông thời trung đại nói chung thường có những Bộ tổng luật - tức những Bộ luật tổng hợp chứa đựng những quy định thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, thì sự tồn tại của Quốc triều khám tụng điều lệ với tính chất là Bộ luật riêng, độc lập về phương diện tố tụng cũng nói lên tính chất độc đáo, hiếm có của Bộ luật này. Nội dung của Bộ luật này thể hiện rõ nét tinh thần vì con người, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của con người. Tinh thần ấy được thể hiện thường trực ở hầu hết các quy định trong các thông lệ. Tất cả các giai đoạn từ nộp đơn kiện, đơn tố cáo, bước khám nghiệm hiện trường, xét xử, thi hành án, cho đến quy định về thời hiệu đều được thiết kế kèm theo những quy định nhằm ngăn chặn sự vi phạm từ phía quan lại, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con người. 

CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Viện chính sách công và pháp luật, Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà nội, 2014, tr. 692-707.

Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới, mở ra nhiều triển vọng trong việc mở rộng dân chủ và thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là việc tiếp tục hoàn thiện, cải cách bộ máy nhà nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu về những điểm mới của Hiến pháp năm 2013, bài viết dưới đây gợi mở một số giải pháp liên quan đến việc cải cách bộ máy nhà nước ở trung ương theo tinh thần của bản Hiến pháp này.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

"HÃY PHÁ ĐỔ BỨC TƯỜNG NÀY!"

Nguyễn Minh Tuấn
Hai mươi lăm năm trước (9/11/1989 - 9/11/2014) bức tường Berlin - bức tường ngăn cách giữa hai miền Đông và Tây Đức đã bị phá bỏ. Sự kiện này là bước ngoặt vĩ đại nhất làm thay đổi thế giới cuối thế kỷ XX. Phá bỏ một bức tường vật chất hữu hình đã khó, nhưng khó hơn bội phần là làm sao phá bỏ được cả những rào cản vô hình là những định kiến, sự bất đồng, lòng hận thù, sự dối trá, sự sợ hãi trong tâm tưởng do chính những con người hoặc do từng con người tạo ra. Nước Đức, người dân Đức đã làm được điều kì diệu đó. Hãy cùng xem và suy ngẫm về những khoảnh khắc quan trọng của lịch sử thế giới cuối thế kỷ XX.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

Nguyễn Minh Tuấn
Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những bí mật giúp bạn thành công trong giao tiếp, trong nghề nghiệp của mình. Đặt câu hỏi đúng “quan trọng hơn ngàn lần tìm câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai”.

Khi bạn hỏi, bạn ở thế “làm chủ”. Nếu vậy, kĩ năng đặt câu hỏi thực chất là kĩ năng để bạn dẫn dắt câu chuyện hay một cuộc đối thoại sao cho hiệu quả nhất.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

QUYỀN SỐNG: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 6/10/2014,
truy cập đường link gốc tại đây

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đề cập đến quyền sống (right to life) với tính chất là một quyền riêng biệt tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Nội dung, phạm vi của quyền sống và trách nhiệm của nhà nước đến đâu trong việc bảo vệ quyền sống của con người vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THUẬT NGỮ LATINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Nguyễn Minh Tuấn
Khi học luật, có bao giờ bạn nghĩ tới tìm hiểu những thuật ngữ pháp lý gốc được diễn đạt ra sao không? Nếu có, thì đây là một cuốn sách phù hợp dành cho bạn, giúp bạn tự học và nắm bắt những thuật ngữ này một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Nguồn cội ngôn ngữ luật pháp là Tiếng Latinh. Đây là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã, nơi khởi nguồn của Luật La Mã, với những thuật ngữ pháp lý, qui tắc mang tính chuẩn mực. Các thuật ngữ pháp lý trong Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp mà chúng ta sử dụng hiện nay đa phần đều có nguồn gốc từ Tiếng Latinh.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ VÀ VIỆC MỞ RỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 6 (314)/ 2014, tr. 35-42, 62

Bài viết dưới đây góp phần thảo luận những tư duy căn bản về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, những ưu điểm và  hạn chế của những hình thức này, đồng thời đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra  phương hướng mở rộng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

HÙNG BIỆN

Nguyễn Minh Tuấn
Hùng biện về hình thức là việc diễn giả phải nói sao cho hay. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nói hay chưa chắc đã là hùng biện. Diễn giả hùng biện thành công phải biết, hiểu và vận dụng: (1) sức mạnh của thông tin chân thực, tri thức và sự đam mê, yêu thích vấn đề đưa ra, (2) sức mạnh của ngôn từ và sự phân tích, lập luận; (3) sức mạnh của sự tự tin, lòng dũng cảm và sự thiện tâm.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

SÁCH TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

Nguồn: Tấm gương người làm khoa học (Tập VII), Trung tâm truyền thông hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam biên soạn và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà nội, năm 2014, tr. 450-460.
Đứng trước những thời cơ và thử thách của thời cuộc, của đất nước, xác định vai trò trách nhiệm của người giảng viên đối với gia đình, xã hội, đất nước, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, phát huy tài năng, nhiệt huyết của tuổi trẻ, vươn lên trở thành một trong những nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với niềm đam mê khoa học cháy bỏng của một nhà Luật học được đào tạo bài bản ở cả trong nước và nước ngoài, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định mình trên con đường nghiên cứu khoa học mà anh đã chọn. 

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC: MỘT THIẾT CHẾ ĐỘC LẬP VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 09 (265), Kỳ 1 - Tháng 5/2014, tr. 68-72.
Khác với chính thể Cộng hòa Tổng thống, người đứng đầu hành pháp là do dân bầu và tương đối độc lập, ít phụ thuộc vào nhánh lập pháp thì trong chính thể Cộng hòa đại nghị ở Đức, Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang Đức không phải là thiết chế hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện, là "cánh tay nối dài" của Nghị viện, mà là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm về chính sách phát triển đất nước. Góp phần làm rõ hơn vấn đề này, bài viết tập trung phân tích những đặc trưng cơ bản của Chính phủ trong mối liên hệ với thiết chế Hạ nghị viện ở Cộng hòa liên bang Đức hiện nay. 

DÂN CHỦ TRONG THẾ KỶ XXI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG QUY TRÌNH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÊN THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Viện Chính sách Công và Pháp luật, Sách "Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2013, tr. 208-222.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, nhận thức như thế nào về vấn đề dân chủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ trên thế giới hiện nay ra sao cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

QUỐC HỘI LẬP PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Góc nhìn,
Vnexpress, đăng ngày 8/5/2014,
truy cập đường link gốc tại đây.
Lập pháp là chức năng vốn có của Quốc hội. Thế nhưng ở Việt Nam việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật lại do rất nhiều cơ quan thực hiện.
Tính riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành một Hiến pháp sửa đổi, 17 luật, 22 nghị quyết của Quốc hội; 3 pháp lệnh, 8 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 215 nghị định của Chính phủ; 703 thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 106 thông tư liên tịch. Như vậy, tính sơ bộ trong một năm các văn bản được ban hành đã vượt con số 1.000 văn bản, chưa kể lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

NHỮNG BẤT CẬP CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Kiểm sát,
Số Xuân (Tháng 1/2014), tr. 30-34, 56.
Ngày 18/6/2009, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Sau một thời gian có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2010 đến nay), đạo luật này đã bộc lộ những bất cập, còn nhiều vấn đề gây tranh cãi chưa được giải quyết một cách thấu đáo, cần tiếp tục hoàn thiện.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

MỘT QUỐC HỘI LẬP PHÁP

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 18/4/2014,
truy cập đường link gốc tại đây

Chức năng lập pháp là một chức năng quan trọng, vốn có của Quốc hội. Tuy nhiên, ít quốc gia nào trên thế giới lại có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật như ở Việt nam.
Chỉ tính riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành 1 Hiến Pháp, 17 Luật, 22 Nghị quyết của Quốc hội; 3 Pháp lệnh, 8 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 215 Nghị định của Chính phủ; 703 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 106 Thông tư liên tịch. Như vậy, tính sơ bộ trong một năm các văn bản được ban hành đã vượt con số 1.000 văn bản, chưa kể Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao… Thực trạng đó khiến ta phải đặt một câu hỏi vậy “quyền lập pháp” của Quốc hội hiện nay có còn là lập pháp nguyên thủy không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này trước đòi hỏi Quốc hội ngày càng phải chuyên nghiệp hơn, phải giải quyết nhiều hơn những “đơn đặt hàng” từ cuộc sống?

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT?


Lịch sử pháp luật là những gì đã xảy ra rồi nên kém hấp dẫn? Không. Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại. Quá khứ là một kho kinh nghiệm. Muốn tìm những lời giải cho những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ.

Học lịch sử pháp luật chỉ là học thuộc? Không. Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc, không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.

Học lịch sử pháp luật là học nhiều? Không. Bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt, biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (xuất bản lần thứ hai), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2014.
Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới từ lâu đã là môn học căn bản thuộc khối kiến thức chung của ngành luật, được giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo luật học trong cả nước. Đây là một môn học cần thiết và rất lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cung cấp một lượng kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người học chỉ ra được nhiều bài học kinh nghiệm, giá trị kế thừa, lý giải được những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử thế giới.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

VIỆT - ĐỨC ALUMNITALK: "CẢI CÁCH HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM - NHỮNG KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN"

Nguồn (Quelle):
Website của GS.TS. Thomas Schmitz,
truy cập đường link gốc tại địa chỉ:
http://www.thomas-schmitz-hanoi.vn/

Hơn hai thập niên sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992, Việt Nam mong muốn hóa giải những thách thức phải đối diện trong thế kỷ XXI trước tiên bằng việc cải cách toàn diện Hiến pháp. Việc làm này nhằm tạo ra những cơ sở tốt hơn nữa cho việc phát triển một nhà nước pháp quyền, nhà nước hợp hiến, ổn định và bền vững. Đầu năm 2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Từ thời điểm đó đến mùa thu năm nay đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi, rộng rãi, công khai và dân chủ về sửa đổi Hiến pháp. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, mà về cơ bản dựa trên cơ sở của bản dự thảo công bố ngày 17 tháng 10 năm 2013. Vậy đợt sửa đổi Hiến pháp này đã có những điểm mới quan trọng nào và những vấn đề gì vẫn chưa được ghi nhận? Liệu những sửa đổi này đã đáp ứng được kỳ vọng của các cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp? Đây chính là nội dung trọng tâm của cuộc Hội thảo Việt - Đức dành cho các cựu lưu học sinh đã từng học tập tại Đức vào ngày 12 tháng 12 năm 2013 tại Viện Goethe, Hà Nội.