Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

CƠ SỞ CHO NIỀM TIN

Thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thời khắc đặc biệt đáng nhớ trong lịch sử Việt nam.
Thời khắc này đáng nhớ ít nhất bởi hai lẽ: chưa lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại nghèo khó đến như thế nhưng cũng chưa có lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại có NIỀM TIN đối với chính quyền, với tương lai của đất nước lớn lao đến như thế. 

Hãy cùng nhớ lại, sau Cách mạng, quốc khố lúc đó gần như trống rỗng, cả kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng, quá nửa trong số đó là tiền rách, nát, không tiêu được. Vậy mà chỉ trong Tuần lễ Vàng, trong một thời gian rất ngắn, nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Đáng lưu ý là riêng gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời lúc đó là 5.147 lượng vàng, một số tiền gấp đôi ngân khố của cả nước bấy giờ. 

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

HÀ NỘI MỘT NGÀN NĂM - NGHĨ VỀ SỰ ĐỒNG THUẬN


Nguyễn Minh Tuấn

Một ngàn năm trước, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (kinh đô của nước Đại Cồ Việt) về Đại La với mong muốn tính kế muôn đời cho con cháu.
Một ngàn năm trước, nhà Lý đã mở đầu kỷ nguyên văn minh Đại Việt, tạo dựng nền tảng của chính quyền "khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc" (thời Lý - Trần) tồn tại gần bốn thế kỷ. Vì đâu mà một dân tộc đất không rộng, người không đông lại có thể ba lần dành chiến thắng trước một đội quân thiện chiến tầm cỡ thế giới như quân Nguyên Mông - một đội quân đã chiếm gần hết Châu Âu và vùng Trung Cận Đông, san bằng thành trì nước Tống và đô hộ toàn bộ nước Trung Quốc xưa? Sau này, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết, lý giải rằng ta thắng được giặc, giữ vững được bờ cõi là bởi lòng dân - “do trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước cùng góp sức”.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Nguyễn Minh Tuấn

1. Thông qua các cuộc hôn nhân với các tù trưởng có thế lực bằng việc hoặc là gả con gái cho các tù trưởng, hoặc đôi khi nhà vua lấy con gái tù trưởng làm phi, nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa họ với triều đình trung ương theo kiểu gia tộc nhằm quản lý những vùng lãnh thổ và cư dân vùng biên viễn.
Ví dụ:
- Lý Công Uẩn đã gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu (vùng Bắc Giang và phía Nam Lạng Sơn hiện nay);
- Năm 1029, Lý Công Uẩn gả công chúa Bình Dương cho Thiệu Thái
- Năm 1036, Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Châu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận (vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây hiện nay)
- Lý Thái Tông lấy con gái của Đào Đại Di vùng Châu Đăng (Hưng Hóa) làm phi, đồng thời gả công chúa Ngọc Kiều cho Châu mục châu Chân Đăng;
- Vua Trần Nhân Tông gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem đất Châu Ô, Châu Lý làm vật dẫn cưới. Sau hai Châu đó đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa, thường gọi là vùng đất Thuận Hóa.