Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo


Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số chuyên đề 20 năm thành lập Ban dân nguyện, xây dựng, phát triển và đổi mới, Số chuyên đề 24, năm 2023, tr. 54-60. 


Tóm tắt: Ủy ban Dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức là một mô hình điển hình trên thế giới với tính chất là một ủy ban Hiến định, một ủy ban chuyên môn về dân nguyện. Sự độc đáo của mô hình này chính là ở việc tạo ra một cơ chế vừa bảo đảm quyền thỉnh nguyện của người dân, vừa giám sát thi hành pháp luật và giám sát văn bản pháp luật thống nhất, vừa giúp Hạ viện thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa tránh được việc mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, thẩm quyền với các cơ quan nhà nước khác. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ vị trí pháp lý, thẩm quyền, quy trình hoạt động của Ủy ban dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở ở Việt Nam.

QUỐC-HỘI-ĐỨC.jpg

Từ khoá: Uỷ ban dân nguyện, Ban dân nguyện, quyền thỉnh cầu.
Abstract: The Petition Committee in the Federal Republic of Germany is a typical modality in the world as a Constitutional committee, a specialized committee on civil petition. The uniqueness of this modality is that it establishes a mechanism that both ensures the people's right to petition, supervises law enforcement and supervises unified legal documents, and helps the House of Representatives to enforce the law with their functions and tasks, while it is to avoid the conflicts and overlaps in functions and authority with other state agencies. Within this article, the author provides an analysis and clarification of the legal position, authority, and operation mechanism of the Petition Committee in the Federal Republic of Germany, thereby also make comparisons and suggestions for Vietnam.
Keywords: The Petitions Committee (Der Petitionsausschuss); the Committee on People’s Aspiration; right to petition.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ

Lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý là cuốn sách chuyên khảo do GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế và GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đồng chủ biên. Đây là cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của các quan điểm, học thuyết, trường phái về chính trị, nhà nước, pháp luật và quyền con người trong tiến trình lịch sử nhân loại. Nội dung cuốn chuyên khảo này gồm có hai phần cơ bản là tư tưởng chính trị - pháp lý của một số quốc gia trên thế giới và tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Cuốn sách này có sự tham gia của nhiều tác giả như: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Đỗ Đức Minh, TS. Mai Văn Thắng, ThS. Mai Đức Tân, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, PGS.TS. Trương Hồ Hải, TS. Lê Thị Phương Nga, TS. Phan Thị Lan Phương. 

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Viện chính sách công và pháp luật, Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà nội, 2014, tr. 692-707.

Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới, mở ra nhiều triển vọng trong việc mở rộng dân chủ và thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là việc tiếp tục hoàn thiện, cải cách bộ máy nhà nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu về những điểm mới của Hiến pháp năm 2013, bài viết dưới đây gợi mở một số giải pháp liên quan đến việc cải cách bộ máy nhà nước ở trung ương theo tinh thần của bản Hiến pháp này.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

QUỐC HỘI LẬP PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Góc nhìn,
Vnexpress, đăng ngày 8/5/2014,
truy cập đường link gốc tại đây.
Lập pháp là chức năng vốn có của Quốc hội. Thế nhưng ở Việt Nam việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật lại do rất nhiều cơ quan thực hiện.
Tính riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành một Hiến pháp sửa đổi, 17 luật, 22 nghị quyết của Quốc hội; 3 pháp lệnh, 8 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 215 nghị định của Chính phủ; 703 thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 106 thông tư liên tịch. Như vậy, tính sơ bộ trong một năm các văn bản được ban hành đã vượt con số 1.000 văn bản, chưa kể lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

ƯỚC MONG NGÀY NÀO CŨNG LÀ NGÀY PHÁP LUẬT

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 5/11/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Năm nay ở Việt Nam lần đầu tiên có một ngày có tên là “Ngày Pháp luật”.1 Một trong những khẩu hiểu của “Ngày Pháp luật” năm nay là: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"2
Cá nhân tôi trộm nghĩ: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" là việc đương nhiên, tại sao lại cần phải có khẩu hiệu? Phải chăng, nêu khẩu hiệu như vậy có nghĩa rằng việc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” còn chưa có hoặc đang ở rất xa?

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC MINH BẠCH HÓA NHƯ THẾ NÀO?

Ảnh: Statista 2012
Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, từ năm 1977 đến nay, vào tối thứ sáu cuối cùng mỗi tháng có một chương trình truyền hình rất đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ZDF chương trình Politbarometer. Đây là chương trình công bố công khai kết quả thăm dò ý kiến của người dân Đức về các vấn đề chính trị quan trọng trong tháng.
Các vấn đề hệ trọng như uy tín của từng Đảng phái chính trị; uy tín của Thủ tướng, Tổng thống, Chủ tịch các Đảng; các chủ đề nóng đang diễn ra; kết quả bầu cử v.v...sẽ được phát sóng một cách công khai trên chương trình này.