Nguyễn Minh Tuấn, Bùi Tiến Đạt,
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14 (294), tháng 7/2015, tr. 55-64.
Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là một trong những vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Sự phức tạp của vấn đề nằm chính trong lý do, cách thức và phạm vi giới hạn những quyền này. Ở nhiều quốc gia khác nhau, trong nhiều trường hợp cụ thể, mặc dù đã tồn tại những nguyên tắc giới hạn quyền nhất định, nhưng vẫn không dễ để đo lường chính xác sự giới hạn, chính vì thế luôn có nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn về câu hỏi: giới hạn quyền, nhưng những quyền nào và đến đâu thì vừa? Chính điều này khiến cho việc nghiên cứu cơ chế giới hạn quyền cơ bản trở nên lý thú, mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả và những người làm công tác thực tiễn trên thế giới. Bài viết phân tích phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức, từ đó đưa ra các nhận định riêng và giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế giới hạn quyền mới được quy định tại Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Ghi chú: Do sơ suất trong việc biên tập và gửi bài, bản in Tạp chí trên đây đã in thiếu tên đồng tác giả Bùi Tiến Đạt. Tạp chí đính chính lại ở số sau.