Nguyễn Minh Tuấn
Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại. Đây là một giai đoạn hình thành những nhà nước, những sản phẩm pháp điển hóa đầu tiên, mà hình thức cũng như nội dung của chúng ảnh hưởng lớn đến thời trung đại và cận, hiện đại sau này trong một chiều dài lịch sử phát triển. Vấn đề quan trọng là sau khi nghiên cứu từng nhà nước điển hình ở hai khu vực này, sinh viên phải chỉ ra được những đặc điểm cơ bản, những điểm giống và khác, cũng như cơ sở tạo nên sự tương đồng và khác biệt ấy dưới góc nhìn của nhà luật học. Phần tổng hợp dưới đây chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề để những bạn sinh viên quan tâm khi có điều kiện tiếp tục cùng tìm hiểu, nghiên cứu chứ không làm thay những gì các bạn phải làm. Chớ vội "copy + paste" các nội dung này rồi nhân bản thành các bài tiểu luận hoặc bài kiểm tra na ná giống nhau, điều này là vô ích vì những vấn đề chính cần phải giải thích làm rõ, tác giả về cơ bản đã không/ chưa giải đáp mà nêu thành câu hỏi, để trong dấu ngoặc vuông, chữ màu xanh. Hi vọng những câu hỏi này phần nào sẽ kích thích các bạn sinh viên tư duy, thậm chí phản biện lại và rút ra những cơ sở lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm cho hiện tại.
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010
PHÂN QUYỀN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Nguyễn Minh Tuấn
Sau mỗi buổi nghe giảng những bài giảng của GS trực tiếp hướng dẫn, tôi hay dành thời gian cuối buổi ở lại để được hỏi và trao đổi với GS về những vấn đề mình quan tâm hoặc còn băn khoăn, thắc mắc.
Bài giảng mà GS lần này trình bày là về vấn đề cũ, nhưng lại luôn mới vì tính thời sự của nó "Vấn đề áp dụng học thuyết phân quyền ở nhà nước CHLB Đức". Sau khi nghe giảng, tôi đã đặt ra hai câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1. "Tôi thấy giữa nguyên tắc phân quyền (Gewaltenteilung) và đặc trưng của chính thể đại nghị (parlamentarisches Regierungssystem) ở Đức có một sự mâu thuẫn. Cụ thể như GS vừa trình bày, phân quyền là phân công về chức năng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên trong chính thể đại nghị ở Đức, hoạt động lập pháp không chỉ là việc của Nghị viện, trên thực tế, Chính phủ có tác động rất lớn vào hoạt động lập pháp. Bằng chứng là Chính phủ có quyền trình dự án luật (Gesetzinitiativrecht theo điều 76, khoản 1 Luật cơ bản [viết tắt: LCB]) và quyền ban hành văn bản pháp quy hướng dẫn (Rechtsverordnungen theo Điều 80 LCB). Thủ tướng do Hạ viện bầu ra (Điều 63 LCB) và trong suốt nhiệm kỳ phải đạt được tín nhiệm của đa số các thành viên Hạ viện (Điều 67, 68 LCB). Quan hệ ràng buộc, tác động thường xuyên qua lại như vậy thì đâu còn là phân quyền. Tôi hiểu như vậy có đúng không và GS nghĩ sao về vấn đề này?"
Câu hỏi 2. "GS có nói không có phân chia quyền lực thì không có tự do, không có hiến pháp và cũng không có nhà nước pháp quyền. Tôi rất quan tâm về vấn đề này, GS có thể chia sẻ rõ hơn được không?"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)