Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn pháp luật và cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Góc nhìn pháp luật và cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

ĐỘC LẬP MÀ DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC, TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ


Nguyễn Minh Tuấn

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ. Giá trị của độc lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". (1)
 
Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. “Tự do” của sáu mươi sáu năm trước hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.(2) Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

TỰ DO NGÔN LUẬN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC


Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, cơ sở Hiến định của quyền tự do ngôn luận là Điều 5 Khoản 1 Câu 1 Đoạn 1 Luật cơ bản. Điều khoản này thừa nhận: „Bất cứ ai cũng có quyền tự do thể hiện và biểu đạt ý kiến của mình dưới dạng lời nói, chữ viết và hình ảnh (…) Không được phép tồn tại bất cứ một sự kiểm duyệt nào.“[1] 

Tòa án Hiến pháp liên bang Đức đã giải thích: „Một ý kiến (Meinung) được hiểu là sự đánh giá có tính định tính (Werturteil), chứa đựng các yếu tố quan điểm, góc nhìn của cá nhân về một vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi tranh luận về mặt tinh thần (im Rahmen einer geistigen Auseinandersetzung). Đã là quan điểm cá nhân thì không phụ thuộc vào việc quan điểm đó là đúng hay sai, quan điểm đó có giá trị hay không có giá trị, cũng như không phụ thuộc vào mức độ xúc cảm ra sao“.[2]

VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ TỰ DO NGÔN LUẬN?

(Bạn đã nhìn thấy gì trong bức ảnh này? Nguồn ảnh: tại đây)
Bạn hãy dành khoảng 1 phút và nhìn vào bức hình trên. 

Bạn đã thấy gì trong đó?

Có người sẽ nói rằng đó là một phụ nữ trẻ tuổi, có người phản đối nói rằng không, đó là một bà cụ. 


Qua tranh luận, người ta mới phát hiện ra rằng thực chất đây là hình vẽ có tính mô phỏng, nhìn kĩ bạn sẽ thấy "cằm của người phụ nữ trẻ tuổi trong một góc nhìn khác đồng thời là mũi của một bà cụ". 

Nữ văn sĩ người Pháp Anais Nin đã nói rằng: “chúng ta không nhìn mọi vật như chúng vốn có, chúng ta thường nhìn mọi vật theo cách chúng ta là ai” ("We don't see things as they are, we see things as we are"). 

Cùng là một con bò. Một cậu bé sinh ra ở quê, quen với đồng ruộng nghĩ ngay đến "sức kéo". Một cậu bé sinh ra ở thành phố hay được bố cho đi ăn nhà hàng sẽ nghĩ ngay rằng: "À, con bò này mà làm món bò bít tết thì ngon tuyệt". Một cậu bé sinh ra trong gia đình làm kinh doanh sẽ nghĩ rằng: "Con bò này ít cũng phải hai chục triệu". 

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

NHÀ NƯỚC ANH – QUÂN CHỦ MÀ DÂN CHỦ

Nguyễn Minh Tuấn
 
Nhiều người hiện nay vẫn hiểu: “Đã quân chủ thì không dân chủ”.
Hiểu như vậy là chưa đúng. Chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết, lẫn thực tế.
Trước hết về mặt lý thuyết, khi nói nhà nước quân chủ hay cộng hòa là nói đến phương diện hình thức chính thể (form of government), còn khi đề cập đến dân chủ hay độc tài là đề cập đến phương diện chế độ chính trị (political governance). Về phương diện thực tế, hình thức chính thể là quân chủ hay cộng hòa chưa nói lên được vấn đề nhà nước đó có dân chủ thực sự hay không.
Nước Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước quân chủ mà dân chủ. Muốn lý giải được tại sao nhà nước này lại có hình thức chính thể quân chủ lập hiến (constitutional monarchy), lý giải tại sao có chính thể quân chủ lập hiến nhưng vẫn là một nhà nước dân chủ thì cần phải trở lại tìm hiểu lịch sử ra đời và cả thực tế tổ chức, hoạt động của nhà nước này hiện nay.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

AN TOÀN VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI - NHÌN TỪ HỆ THỐNG CÁC BIỂN BÁO Ở ĐỨC


 

Nguyễn Minh Tuấn
Đăng ngày 23/4/2011

Ở nước Đức, khắp nơi từ ngoài đường phố, đến bệnh viện, trường học, công sở hoặc bất cứ nơi vui chơi, giải trí nào, bạn rất dễ dàng tìm thấy các "biển báo". Những biển báo ấy là những chỉ dẫn, nhưng đôi khi lại hàm chứa những cơ sở để ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Và không rõ từ bao giờ những biển báo như thế đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống thường ngày và góp phần tạo nên một xã hội có trật tự ở nơi đây.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

LUẬT PHÁP: CẦN, RẤT CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

 

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Thư Hà nội, Báo điện tử Vietnamnet
Đăng ngày 2/11/2006
 Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

HÀ NỘI MỘT NGÀN NĂM - NGHĨ VỀ SỰ ĐỒNG THUẬN


Nguyễn Minh Tuấn

Một ngàn năm trước, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (kinh đô của nước Đại Cồ Việt) về Đại La với mong muốn tính kế muôn đời cho con cháu.
Một ngàn năm trước, nhà Lý đã mở đầu kỷ nguyên văn minh Đại Việt, tạo dựng nền tảng của chính quyền "khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc" (thời Lý - Trần) tồn tại gần bốn thế kỷ. Vì đâu mà một dân tộc đất không rộng, người không đông lại có thể ba lần dành chiến thắng trước một đội quân thiện chiến tầm cỡ thế giới như quân Nguyên Mông - một đội quân đã chiếm gần hết Châu Âu và vùng Trung Cận Đông, san bằng thành trì nước Tống và đô hộ toàn bộ nước Trung Quốc xưa? Sau này, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết, lý giải rằng ta thắng được giặc, giữ vững được bờ cõi là bởi lòng dân - “do trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước cùng góp sức”.

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

100% TIẾN SĨ VÀ SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÀM TIẾN SĨ Ở MỸ KHÔNG BIẾT TIẾNG ANH

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận chưa hết phản cảm, bức xúc về việc Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cán bộ cấp thành ủy quản lý đến năm 2020 phải có bằng Tiến sĩ, thì gần đây lại phát hiện ra việc một cán bộ có tên là Nguyễn Ngọc Ân lấy được bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không cần biết tiếng Anh. Từ một cử nhân tốt nghiệp tại chức kinh tế- quốc dân đặt tại Phú Thọ, vị này đã bỏ ra số tiền 17.000 USD để có được bằng Tiến sĩ. Trong thời gian làm TS (từ tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học chỉ có hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (nhưng có người phiên dịch sang tiếng Việt). Khi bảo vệ luận án, cũng có người phiên dịch cho ông từ đầu đến cuối. Ông đã cho biết rằng Trường Đại học Nam Thái Bình Dương không đặt điều kiện những nghiên cứu sinh như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào, mà chỉ cần gửi đề cương sang để nhà trường chỉnh sửa.

Từ thực tế trên, có hai câu hỏi cần đặt ra để bàn luận: I) Khi giá trị của bằng cấp bị hiểu sai sẽ dẫn đến hệ quả, tác hại gì cho xã hội? và II) Tiến sĩ là ai và thực chất học Tiến sĩ để làm gì?

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

CHUYỆN TỬ TẾ

Nguyễn Minh Tuấn

Chuyện tử tế là tên bộ phim tài liệu nổi tiếng của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy.

Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm, cho tới tận khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1987, bộ phim mới được công chiếu rộng rãi.

Sau đó bộ phim đã giành giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được đánh giá là một trong mười bộ phim tài liệu hay nhất thế giới vì đã thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời trong việc phản ánh hiện thực xã hội và suy nghĩ của người dân.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

HỎNG TỪ TRONG CHẤT LIỆU

 Nguyễn Minh Tuấn
Năm 2006, công tác tại Điện Biên, tôi đã có dịp đến thăm hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ như: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; Các đồi A1, C1, D1, E1; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập và khu hầm Đờcát (hay còn gọi là trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp).
Tôi còn nhớ mãi hôm đó được các anh chị học viên đưa đi thăm công trình rất mới là tượng đài kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vừa hoàn thành, đặt tại trung tâm thành phố.
Nghe kể tôi rất háo hức và mừng cho đất nước, mừng cho tỉnh Điện Biên có thêm một công trình xứng đáng với một chiến thắng tầm cỡ thế giới như chiến thắng Điện Biên phủ.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI


Nguyễn Minh Tuấn

Những con số dưới đây là những con số đưa ra để chúng ta cùng nhìn lại và suy ngẫm.

I. Những số liệu về Đại biểu Quốc hội Việt nam
1. Cơ cấu, số liệu Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XII:

Tổng số ĐBQH Việt Nam Khóa XII là 493 người:
- 31,03% đại biểu Quốc hội ở các cơ quan trung ương;
- 68,97% đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- 17,65% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 25,76% đại biểu là phụ nữ;
- 8,72% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 13,79% đại biểu là trẻ tuổi;
- 27,59% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XI tái cử;
- 95,99% đại biểu Quốc hội trình độ đại học và trên đại học;
- 3,20% đại biểu thuộc khối doanh nghiệp;
- 29,41% đại biểu hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;
- 0,20% đại biểu là người tự ứng cử.
(Nguồn: Trung tâm bồi dưỡng ĐBQH, Ban Công tác đại biểu - Ủy ban thường vụ Quốc hội, có thể truy cập tại website: http://ttbd.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

KHI PHÁP LUẬT LÀ HIỆN THÂN CỦA CÔNG LÝ

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,

Số tháng 11/2004, tr. 12-13
Nếu chỉ thuần túy coi văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn duy nhất của pháp luật và chính thức ở nước ta hiện nay, thì giữa pháp luật và cuộc sống sẽ mãi mãi là những khoảng cách vô hình và khoảng cách ấy sẽ càng xa mới tiến tới một xã hội dân bản, nếu như những quy phạm pháp luật không mang trong nó hơi thở từ cuộc sống, giá trị của niềm tin ở người dân vào luật pháp, vào cơ quan công quyền.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009

TRIẾT LÝ CỦA TỰ DO

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, Số 3/2005, tr.12-13.

Montesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả, và cũng không ai sống mà tuyệt đối không phụ thuộc vê vật chất hoặc tinh thần với người khác. 

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007

LUẬT PHÁP CẦN, RẤT CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

 


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Thư Hà nội, 
Báo điện tử Vietnamnet,
Đăng ngày 2/11/2006

Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.

LUẬN BÀN VỀ Y ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Thư Hà nội, Báo điện tử Vietnamnet
Đăng ngày 20/7/2006

(VietNamNet) - Giữa bao điều nhức nhối hàng ngày ở các phòng khám và chữa bệnh, vẫn có thể bắt gặp những hình ảnh thầy thuốc cao quí trong cuộc đời. Không chỉ phê phán, xã hội cần phải biết sẻ chia, quan tâm, khuyến khích và nhân rộng nhiều hơn những tấm gương như thế.