Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

BÀN VỀ LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT CỦA LON LUVOIS FULLER

Nguyễn Minh Tuấn,

Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 10 (170)/2023, tr. 15-25.

Lon Luvois Fuller (1902-1978), một trong những nhà lý thuyết pháp luật đương đại nổi tiếng nhất trên thế giới, đại diện tiêu biểu cho trường phái pháp luật tự nhiên đương đại, đưa ra lập luận nổi tiếng rằng tất cả các hệ thống pháp luật đều chứa đựng một đạo đức bên trong. Những tác phẩm nổi tiếng thể hiện lý thuyết của ông bao gồm cuộc tranh luận giữa ông và Giáo sư Hart. H.L.A trong cuốn The Morality of law, xuất bản năm 1969 và vụ án giả định năm nhà thám hiểm Speluncean. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích nội dung căn bản của các tác phẩm này, đồng thời chỉ ra một số điểm tích cực và hạn chế của lý thuyết. 

NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC TRAO ĐỔI TRONG LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT CỦA JEREMY BENTHAM

 Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Số 5 (272) 2023, tr. 28-36

Jeremy Bentham (1748-1832) là một nhà luật học, nhà triết học, nhà cải cách pháp lý và xã hội nổi tiếng người Anh. Ông cũng là một trong những người có ảnh hưởng nhất của trường phái thực chứng pháp luật, người sáng lập chủ nghĩa vị lợi. Mục đích của bài viết này là tác giả tìm kiếm và chỉ ra những đóng góp quan trọng của Bentham về lý thuyết pháp luật, đồng thời phân tích những vấn đề cần tiếp tục trao đổi trong lý thuyết của ông. 

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

LEGISLATIVE VALUES 

IN THE LE DYNASTY'S CRIMINAL CODE

Nguyen Minh Tuan

VNU University of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

VNU JOURNAL OF SCIENCE: LEGAL STUDIES, VOL 39, NO. 3 (2023), PP. 1-9.

Abstract: The Criminal Code of the Le dynasty is one of the typical legal heritages of Vietnam. Many progressive values can be found in this Code to be inherited. In this article, the author points out the technical and content innovations of this Code in comparison with the Codes of Ly-Tran dynasties or Chinese law. Then, at the conclusion part, the author suggests some learned lessons relating to the values of this Code for the legislation of Vietnam today to continue to inherit.

Keywords: Criminal Code of Le dynasty, creativity, values, legislative technique, legislative content. 

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

GIỚI THIỆU SÁCH CHUYÊN KHẢO "CÁC LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI"


GIỚI THIỆU SÁCH CHUYÊN KHẢO
"CÁC LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
TRÊN THẾ GIỚI"

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Văn Quân (Đồng chủ biên)

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2023 (Xuất bản tháng 9/2023. Mua và thanh toán trực tuyến tại: https://press.vnu.edu.vn/cac-ly-thuyet-phap-luat-duong...)

Nền tảng lý thuyết đối với bất kỳ ngành khoa học nào cũng đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối với khoa học pháp lý cũng vậy, các lý thuyết pháp luật, đặc biệt là những lý thuyết đương đại tiêu biểu, những lý thuyết đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới là những vấn đề cơ bản, nền tảng, có tính chất quyết định đến sự định hình và phát triển của ngành khoa học này.

Những lý thuyết pháp luật nào đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay? Nội dung và ý nghĩa của những lý thuyết này là gì? Những vấn đề nào của lý thuyết còn bỏ ngỏ hoặc tiếp tục cần được nghiên cứu? Tất cả những vấn đề đó sẽ được phân tích, làm rõ một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc trong cuốn sách chuyên khảo này.

Hàng loạt các lý thuyết pháp luật đương đại như lý thuyết pháp luật tự nhiên đương đại của Lon Luvois Fuller, John Finnis; Lý thuyết pháp luật thực chứng đương đại của Jeremy Bentham, John Austin, Herbert Lionel Adolphus Hart; Lý thuyết pháp luật của Hans Kelsen; Lý thuyết pháp luật của Ronald Dworkin; Lý thuyết pháp luật của chủ nghĩa hiện thực Mỹ; Lý thuyết pháp luật của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Marx hiện đại; Lý thuyết xã hội học pháp luật (sociological jurisprudence); Lý thuyết về công lý của John Rawls (John Rawl's justice theory); Lý thuyết pháp luật nữ quyền (feminist legal theory) được giới thiệu, phân tích, làm rõ. Không những thế, từ những lý thuyết này, các tác giả cuốn sách cũng liên hệ về tình hình nghiên cứu các lý thuyết pháp luật đương đại ở Việt Nam và gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Thành công của cuốn sách chuyên khảo này là đã tiếp cận được với những tác phẩm gốc của chính tác giả lý thuyết, từng bước làm sáng tỏ nội dung từng lý thuyết pháp luật, trên cơ sở tìm hiểu cả ngữ cảnh lịch sử, văn hoá và bối cảnh của câu hỏi lý thuyết pháp luật đó. Tương ứng với từng lý thuyết, các vấn đề được giới thiệu và phân tích một cách nhất quán trong tất cả các Chương bao gồm về tác giả và những tác phẩm nổi tiếng của tác giả đó là gì, nội dung lý thuyết trong những tác phẩm đó bao gồm những phát hiện chính nào, những đóng góp của lý thuyết đó đối với khoa học pháp lý ra sao và những vấn đề nào còn bỏ ngỏ hoặc tiếp tục cần tranh luận.

Cuốn sách này không chỉ dành cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành luật hay những giảng viên, những nhà nghiên cứu khoa học pháp lý mà còn là cuốn sách hữu ích cho những nhà nghiên cứu khoa học xã hội, cho tất cả những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện về chủ đề này. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích đối với bạn đọc về vấn đề các lý thuyết pháp luật đương đại trên thế giới hiện nay.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến với bạn đọc!

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2023

PERCEPTION, APPLICATION, AND SOME RECOMMENDATIONS OF SOLF LAW IN VIETNAM


PERCEPTION, APPLICATION, AND
SOME RECOMMENDATIONS OF SOLF LAW IN VIETNAM

A/Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, LLB. Tong Thi Phuong

Vietnam National University, Hanoi, University of Law,

144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

The Journal of Middle East and North Africa Sciences, 9(09), 1-5]. 

(P-ISSN 2412- 9763) - (e-ISSN 2412-8937). www.jomenas.org

Email: tuannm@vnu.edu.vn

Download full text here

Abstract: In the contemporary world and especially in the current trend of expanding legal sources, “soft law” is becoming more and more popular. This term refers to legal tools that do not officially establish legal effect, but in fact, can bring about certain legal results by being recognized and applied by competent state agencies. In this article, the authors analyze current concepts of soft law, point out the reality of the perception and application of soft law in Vietnam, and propose some recommendations.

To cite this article

[Tuan, N. M. & Phuong, T. T. (2023). Perception, Application, and Some Recommendations of Soft Law in Vietnam. The Journal of Middle East and North Africa Sciences, 9(09), 1-5]. (P-ISSN 2412- 9763) - (e-ISSN 2412-8937). www.jomenas.org.]

Keywords: Soft law, Perception of soft law, Application of soft law, Vietnam.

SOME SPECIFIC LEGAL MEASURES TO PROMOTE THE SOCIAL INTEGRATION OF PEOPLE WITH DISABILITIES IN VIETNAM


SOME SPECIFIC LEGAL MEASURES TO PROMOTE THE SOCIAL INTEGRATION OF PEOPLE WITH DISABILITIES IN VIETNAM

A/Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan et al. 

International Journal of Social Science and Economic Research, Vol. 8, No. 4, Apr. 2023, pp. 568-581, doi.org/10.46609/IJSSER.2023.v08i04.001. Accessed Apr. 2023. 

Download full text here.

ABSTRACT:  This article is about legal measures to promote the social integration of the people with disabilities in Vietnam. It is divided into three parts. In the first part, the authors give an overview of Vietnamese law for social integration of people with disabilities (I). In the second part, the measures to promote social integration from people with disabilities in Vietnam shall be interpreted (II) and the final part deals with suggestions for further promoting the social integration of people with disabilities in Vietnam (III). 

KEY WORDS: Social integration, People with disabilities, legal measures

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

Bàn về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước nhằm bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế

 


Bàn về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước nhằm bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế


PGS. TS, NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

THS. TRẦN TUẤN KIỆT

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Quản trị nhà nước được tiến hành dựa trên sự đồng thuận xã hội - sự đồng thuận của các nhóm có lợi ích, quan điểm và tầm nhìn khác biệt. Tuy nhiên, trong xã hội có những nhóm sở hữu nguồn lực và năng lực thua kém, những nhóm gặp khó khăn trong việc bảo đảm quyền lợi của mình trong các cuộc thương thảo mở. Vì thế, bảo vệ các nhóm yếu thế là một vấn đề đáng lưu tâm trong nghiên cứu về quản trị nhà nước hiện đại. Trong bài viết này, các tác giả phân tích, làm rõ các cách tiếp cận về đồng thuận xã hội trong quản trị nhà nước, từ đó đưa ra các gợi mở nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các nhóm yếu thế.
Từ khóa: Quản trị nhà nước, đồng thuận xã hội, nhóm yếu thế.
Abstract: State governance is implemented based on social consensus - the consensus of groups with varying interests, views and visions. However, it is inevitable that there are groups with inferior resources and capabilities, groups that face with difficulty in ensuring their interests in public negotiations. Therefore, protecting such disadvantaged groups is an noticable topic in modern state governance studies. Within this article, the authors give out an analysis of the approaches about social consensus to find out appropriate suggestions to better protect the rights of disadvantaged groups.
Keywords: State governance; social consensus; disadvantaged groups. 

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Một số lý thuyết đương đại về pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay


 

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01+02 (473+474), tháng 1/2023

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả bước đầu làm rõ nội dung một số lý thuyết pháp luật đương đại trên thế giới, trong đó có lý thuyết pháp luật của Lon Luvois Fuller (1902 – 1978), John Finnis (sinh năm 1940), Jeremy Bentham (1748 – 1832), John Austin (1790 – 1859), Hans Kelsen (1881 – 1973), Herbert Lionel Adolphus Hart (1907-1992), Ronald Myles Dworkin (1931 - 2013)… Từ việc nghiên cứu những lý thuyết pháp luật này, tác giả có sự liên hệ với việc áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Lý thuyết pháp luật, pháp luật thực chứng, pháp luật tự nhiên.
Abstract: Under this article, the author gives out initial clarification of the content of a number of contemporary legal theories in the world, including legal theory of Lon Luvois Fuller (1902 - 1978), John Finnis (born 1940), Jeremy Bentham (1748 - 1832), John Austin (1790 - 1859), Hans Kelsen (1881 - 1973), Herbert Lionel Adolphus Hart (1907-1992), Ronald Myles Dworkin (1931 - 2013)… Based on his studies of these theories, the author also gives out a number of implication to application in practice in Vietnam.
Keywords: Legal theory; positivist law; natural law.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo


Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo

PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số chuyên đề 20 năm thành lập Ban dân nguyện, xây dựng, phát triển và đổi mới, Số chuyên đề 24, năm 2023, tr. 54-60. 


Tóm tắt: Ủy ban Dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức là một mô hình điển hình trên thế giới với tính chất là một ủy ban Hiến định, một ủy ban chuyên môn về dân nguyện. Sự độc đáo của mô hình này chính là ở việc tạo ra một cơ chế vừa bảo đảm quyền thỉnh nguyện của người dân, vừa giám sát thi hành pháp luật và giám sát văn bản pháp luật thống nhất, vừa giúp Hạ viện thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa tránh được việc mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, thẩm quyền với các cơ quan nhà nước khác. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ vị trí pháp lý, thẩm quyền, quy trình hoạt động của Ủy ban dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở ở Việt Nam.

QUỐC-HỘI-ĐỨC.jpg

Từ khoá: Uỷ ban dân nguyện, Ban dân nguyện, quyền thỉnh cầu.
Abstract: The Petition Committee in the Federal Republic of Germany is a typical modality in the world as a Constitutional committee, a specialized committee on civil petition. The uniqueness of this modality is that it establishes a mechanism that both ensures the people's right to petition, supervises law enforcement and supervises unified legal documents, and helps the House of Representatives to enforce the law with their functions and tasks, while it is to avoid the conflicts and overlaps in functions and authority with other state agencies. Within this article, the author provides an analysis and clarification of the legal position, authority, and operation mechanism of the Petition Committee in the Federal Republic of Germany, thereby also make comparisons and suggestions for Vietnam.
Keywords: The Petitions Committee (Der Petitionsausschuss); the Committee on People’s Aspiration; right to petition.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH ĐẠO VĂN? HÃY THAM KHẢO CHỨ ĐỪNG ĂN CẮP!

Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN
Đạo văn giờ khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ đâu cũng có thể xảy ra. Để tránh đạo văn, chúng ta cần học và thực hành cách trích dẫn nghiêm túc. 
Tại sao phải trích dẫn? Thứ nhất, nếu bạn mượn ai một cái gì đó không phải của mình, bạn phải xin phép trước. Tương tự, trích dẫn thể hiện sự tôn trọng, sự ghi nhận công sức với các tác giả khác. Thứ hai, trích dẫn gia tăng tính thuyết phục trong tranh luận, bởi vì bạn có thể nêu các quan điểm khác nhau một cách rõ ràng trong công trình nghiên cứu của mình và xác định rõ quan điểm của bạn về vấn đề đó như thế nào. Thứ ba, không trích dẫn là bạn đã bỏ mất cơ hội và đặt mình trước rủi ro bị đánh giá là công trình khoa học nghèo nàn về tư liệu (poor academic conduct) hoặc bị nghi ngờ là có đạo văn (plagiarism).  
Có những loại đạo văn nào (Types of plagiarism ) mà bạn cần biết để tránh? 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

THE ENSURING CONDITIONS OF LGBT RIGHT TO ADOPT IN VIETNAM: INADEQUACIES AND RECOMMENDATIONS

The Ensuring Conditions of LGBT Right to Adopt in Vietnam: Inadequacies and Recommendations

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, Nguyen Thi Nhat Thao, Dang Thi Nhu Quynh, 

Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Thi Tuoi, Nguyen Thi Huong

University of Law, Vietnam National University, Hanoi (VNU-UL)

*Corresponding Author: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, University of Law, Vietnam National University, Hanoi (VNU-UL).

Source: A.Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan, Nguyen Thi Nhat Thao, Dang Thi Nhu Quynh, Nguyen Thi Ngoc Anh, Nguyen Thi Tuoi, Nguyen Thi Huong, "The Ensuring Conditions of LGBT Right to Adopt in Vietnam: Inadequacies and Recommendations", International Journal of Research in Humanities and Social Studies, 9(6), 2022, pp. 13-19. Download Full Text PDFhttps://www.ijrhss.org/papers/v9-i6/3.pdf

ABSTRACT

The LGBT right to adopt is an issue, which is extremely necessary to research in the context of Vietnam. There are some controversial problems relating to the LGBT right to adopt, including: Should this right be legalized? How have their rights been limited in Vietnam? What should we do to protect this right for LGBT in Vietnam? In our opinion, these questions should be answered clearly and comprehensively, especially in the political, social, and economical contexts of Vietnam. There have been some scientific publications in Vietnam over the past few years concerning this topic. They show that LGBT persons wish to adopt children, but this right has not been legalized under Vietnamese law yet. In fact, some LGBT persons, especially same-sex couples, are still living together as a family without legal guarantees such as conditions of personality, mutual property, as well as the nurturing and taking care of children. In this paper, the authors analyze and evaluate the shortcomings of ensuring conditions for the LGBT right to adopt as well as the reasons why they exist. At the end of this paper, the authors point out some long-term and urgent solutions, as well as the ways to actualize them in the conditions of Vietnam in order to protect better the LGBT right to adopt.

Keywords: Right to adopt, LGBT, sexual equality, sexual orientation, gender identity.

THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) AND VIETNAM’S ROLE

THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) 

AND VIETNAM’S ROLE

Kết quả của hành trình 55 năm - động lực để ASEAN phát triển lên một tầm

Assoc. Prof. Dr. Nguyen Minh Tuan

School of law, Vietnam National University, Hanoi

Source: Nguyen Minh Tuan. "THE ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) AND VIETNAM’S ROLE." International Journal of Social Science and Economic Research, 7, no. 11 (November 2022), 3743-3766. Accessed November, 2022. https://doi.org/10.46609/IJSSER.2022.v07i11.014

Download Full Text PDF: https://ijsser.org/2022files/ijsser_07__260.pdf

ABSTRACT:

In this article, the author focuses on analyzing two main contents: The first one is an overview of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). The second one is the role of Vietnam in ASEAN for the objective of legal cooperation, harmonization and unification. In the first part, the author analyzes issues such as: an overview of the history of formation and development of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), the organizational structure of ASEAN, and the current principles of ASEAN. In the second part, the author clarifies the role of Vietnam in ASEAN. In this part, the author analyzes and clarifies Vietnam's integration and contribution to ASEAN. At the end of this paper, he also points out some challenges and prospects of Vietnam in this process.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp

 

Thực hiện nguyên tắc pháp quyền 

ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp


PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội



Tóm tắt: Nguyên tắc pháp quyền là một trong cấu thành quan trọng của quản trị tốt. Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
Từ khoá: Nguyên tắc pháp quyền, thực hiện nguyên tắc pháp quyền, Dự án Tư pháp thế giới.
Abstract: The rule of law is one of the important components of good governance. The enforcement of this principle in practice in Vietnam still faces with a number of shortcomings and constraints, and it is necessary to indentify the causes and give out recommendatiosn for further improvements.
Keywords: The rule of law; enforcement of the rule of law; The World Justice Project

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

 

BÀN VỀ ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM   

Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1 (449), tháng 1/2022

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề tư duy, nhận thức trong xây dựng và phát triển án lệ. Mặc dù thời gian vừa qua, nhiều án lệ đã được công bố, nhưng việc nhận thức về án lệ, cũng như việc áp dụng án lệ trên thực tế ở nước ta còn rất nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, làm rõ án lệ và vai trò của án lệ trên thực tếở Việt Nam; những bất cập trong thực tiễn áp dụng án lệ ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng án lệ ở Việt Nam.
Từ khóa: Án lệ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam, tòa án, nguồn pháp luật.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Nguyễn Minh Tuấn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (438), Tháng 7/2021


Tóm tắt: Sự ra đời của Hội đồng Bầu cử quốc gia  cho thấy các nhà lập hiến Việt Nam mong muốn khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử, chuyên nghiệp hoá hoạt động tổ chức bầu cử thời gian tới. Hội đồng Bầu cử quốc gia ra đời cũng nhằm góp phần bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành, phần nào đảm bảo được tính chuyên nghiệp trong tổ chức công tác bầu cử. Tuy nhiên, chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia theo pháp luật hiện hành còn có những khoảng trống, những bất cập xuất phát từ thực tế khách quan triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ rõ những bất cập của chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia và đưa ra quan điểm về phương hướng hoàn thiện chế định này. 

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

ÁN LỆ, ÁP DỤNG ÁN LỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM


Nguyễn Minh Tuấn; Lê Minh Thuý

Nghiên cứu lập pháp, Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021, tr. 96-103.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích về án lệ, thực tiễn áp dụng án lệ ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và rút ra một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã chỉ rõ sự thay đổi trong nhận thức truyền thống về án lệ cũng như áp dụng án lệ ở các nước thuộc Common law như Anh, Mỹ và những nước Civil law như Pháp, Đức thông qua một số án lệ điển hình. Theo các tác giả, ở Việt Nam hiện nay cần thống nhất cách hiểu về án lệ và tình huống pháp lý tương tự; cần đảm bảo tính hệ thống, phát triển án lệ thành 3 loại để áp dụng, để giải thích và bản án mẫu cùng với đó cần tiếp tục đổi mới công tác đào tạo thẩm phán để nâng cao chất lượng của án lệ. 

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Nguyễn Minh Tuấn

Nghiên cứu lập pháp, Số 23/2020, tr.31-36

Thực tiễn ở Việt Nam những năm qua cho thấy, đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí phát hiện, đưa tin, sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Một câu hỏi lớn đặt ra là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào? Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng đã đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thực tiễn chưa và cần phải có những giải pháp nào để phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng? Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về vai trò của cơ quan báo chí, nhà báo trong phòng, chống tham nhũng; tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng. Tác giả bài viết cho rằng để phát huy vai trò của báo chí, báo chí cần phải được trao quyền, được đặt ở vị trí khách quan, độc lập để phản biện, đấu tranh chống tham nhũng. Những vụ tham nhũng lớn thường diễn ra ở khu vực công, do đó báo chí chỉ có thể độc lập phơi bày những vụ việc tham nhũng ra ánh sáng khi báo chí được nhìn nhận là một thiết chế xã hội, với sự đồng hành của người dân.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

INNENANSICHTEN DES DEUTSCHEN UND OSTASIATISCHEN RECHTS


Innenansichten des deutschen 

und ostasiatischen Rechts

Herausgegeben von Christian von Bar, 

Yu-Cheol Shin und Michael Stolleis

German-speaking jurists from 6 East Asian countries (Korea, Japan, China, Taiwan, Vietnam, Mongolia) describe constitutional law and private law after 1945 in a comparison with Germany and Europe, candidly and with a great deal of foresight, for example in relation to China's future business law/ Der vorliegende Tagungsband versammelt die Ergebnisse der 4. Konferenz deutschsprachiger Juristen in Ostasien, die 2019 an der Chungnam-Universität in Daejeon (Korea) stattfand. Enthalten sind Beiträge zum Verfassungsrecht und Privatrecht in Bezug auf Deutschland und auf Europa, vor allem aber spannungsvolle und informative Analysen aus Süd-Korea, Taiwan, Japan, der Volksrepublik China, der Mongolei und Vietnam. Die deutschsprachigen Autoren aus Ostasien gehen von der Verfassungslage und ihren Vorbildern aus und widmen sich dann der Umsetzung in der politischen Praxis und der Rechtsprechung. Es folgen parallele Analysen zum Zivilrecht dieser Länder. Defizite kommen dabei ebenso zur Sprache wie Aussichten auf künftige Entwicklungen.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945




PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS.  Nguyễn Minh Tuấn, 
PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách này được biên soạn bởi Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội trong khuôn khổ Chương trình đào tạo thạc sĩ "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng", với sự tài trợ của Irish Aid thông qua Chương trình hợp tác Giáo dục Việt Nam - Ireland (VIBE). Đây cũng là kết quả của cuộc Hội thảo ngày 30/6/2020 về chủ đề "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trước năm 1945". Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện và nghiên cứu, giảng dạy về chính sách, pháp luật, về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng. 

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

GIÁO TRÌNH TƯ DUY PHÁP LÝ

 

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), với sự tham gia của TS. Nguyễn Bích Thảo, Giáo trình Tư duy pháp lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2020.

Tư duy pháp lý là một hướng nghiên cứu khoa học của tôi. Giáo trình này thể hiện tâm huyết trong nhiều năm nghiên cứu của tôi và các đồng nghiệp khác là PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Trưởng Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật), TS. Nguyễn Bích Thảo (Trưởng Bộ môn Luật dân sự). Năm 2012 ngay sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ ở Đức, tôi đã ấp ủ ý tưởng biên soạn Giáo trình này. Năm 2015 là dấu mốc quan trọng khi học phần Tư duy pháp lý lần đầu tiên được đưa vào chương trình giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Từ đó đến nay cũng gần 5 năm, Giáo trình Tư duy pháp lý đã được xuất bản và đến với bạn đọc. Sinh viên luật là đối tượng trước tiên mà các tác giả Giáo trình này hướng tới. Các luật sư, giảng viên luật hoặc những người đang hành nghề luật và những ai quan tâm cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích, những tri thức cần tìm kiếm trong Giáo trình này. Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, cuốn Giáo trình này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý độc giả. Hi vọng cuốn Giáo trình này đến được với bạn đọc sẽ là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích, là nguồn cảm hứng khám phá về nghề luật. 


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

LUẬT HỒI TỴ TRIỀU NGUYỄN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Nguyễn Minh Tuấn,
Trần Tuấn Kiệt
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 15/2020, tr. 17-23.

Trong các cơ quan chính quyền ở nước ta hiện nay, tình trạng "gia đình trị" hay hiện tượng "cả họ làm quan" không hiếm gặp. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tham nhũng nảy sinh và được che đậy.  Những vụ việc bất thường gần đây xảy ra đặt ra một câu hỏi phải chăng đang tồn tại lỗ hổng nào đó trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức?  Trong lịch sử Luật hồi tỵ được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự như trên xảy ra. Đây đã từng là một công cụ đắc lực của các triều đại quân chủ Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Các quy định hồi tỵ dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ thời Minh Mệnh đã được sử dụng như là một biện pháp thực sự hiệu quả để làm trong sạch đội ngũ quan lại, ngăn chặn tham nhũng và sự cát cứ quyền lực.  

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên)

Tiếp tục đổi mới Tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước là cuốn sách tiếp cận khái niệm Tư duy pháp lý theo nghĩa rộng. Cuốn sách này gồm 4 phần: Phần 1. Đổi mới tư duy pháp lý về xã hội, quyền lực chính trị, quyền con người, dân chủ; Phần II. Đổi mới tư duy về phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Phần III. Đổi mới tư duy về phát triển pháp luật và Phần IV. Đổi mới tư duy về nghiên cứu và đào tạo pháp luật. Đây là công trình chuyên khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với đổi mới Tư duy pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản trị công gồm 2 phần. Phần 1 về những vấn đề lý luận về quản trị công và phần 2 về kinh nghiệm quản trị công ở trên thế giới. Cuốn sách này là kết quả của Hội thảo khoa học với chủ đề Các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế về quản trị công và những giá trị tham khảo cho Việt Nam được tổ chức ngày 23/3/2019. Chỉ một số bài viết được chọn lọc xuất bản trong cuốn sách này. Nhiều bài viết mang tính chất gợi mở cho nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới về chủ đề này. 

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách tham khảo Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay được xuất bản năm 2019 là cuốn sách giới thiệu các cơ sở lý thuyết và chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng, các thiết chế, môi trường và giám sát xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Đây là cuốn sách có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia, trong đó có nhiều bài viết rất sâu sắc về chủ đề này. 

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY



GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao, 
PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (Đồng chủ biên)

Cuốn sách Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay là một cuốn sách tuyển chọn các bài viết của các tác giả đang công tác tại Khoa Luật, ĐHQGHN, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thanh Tra Chính phủ...nhằm giới thiệu một cách hệ thống các quan điểm, tư tưởng về pháp luật khiếu nại, tố cáo, thực trạng hoạt động này, đồng thời đóng góp những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam hiện nay. 

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh (chủ biên), với sự tham gia của các tác giả GS.TS. Võ Khánh Vinh, ThS. Chu Thị Thanh An, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Linh Giang, PGS.TS. Đặng Minh Đức, GS.TS. Đỗ Tiến Sâm.

Cuốn sách chuyên khảo này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu luật học, chính trị học, quốc tế học, khu vực học có uy tín. Nội dung cuốn sách là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước: Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... thuộc chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020, mã số KX.04/16-20. Về nội dung, cuốn sách trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận về pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền và thực hiện nguyên tắc pháp quyền, những quan điểm, nhận thức về pháp quyền, sự cụ thể hóa nguyên tắc pháp quyền trong Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ba Lan, Hungary và Trung Quốc. Đồng thời tiến hành so sánh, tổng kết, rút ra những điểm chung và riêng trong nhận thức về pháp quyền, từ đó gợi mở cấu trúc nội dung của nguyên tắc pháp quyền cũng như đề xuất các giải pháp xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

SÁCH CHUYÊN KHẢO TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, cùng các tác giả  Võ Trí Hảo, Bùi Ngọc Sơn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Cảnh Bình 


Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều mang tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến. Cuốn sách này là tài liệu hữu ích cho các giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên...cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này. 

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC "RECHTSSTAAT" Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
in trong sách: "Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb chính trị quốc gia sự thật, Hà nội, 2019, tr. 290-309. 
Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc Rechtsstaat ở Cộng hòa liên bang Đức. Tác giả đã chỉ ra những yếu tố hình thức và những yếu tố nội dung của nguyên tắc "Rechtsstaat" và so sánh nguyên tắc này với nguyên tắc "Rule of law" để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. Từ việc phân tích thực tiễn thực hiện nguyên tắc pháp quyền, tác giả đã rút ra những bài học quan trọng như chính việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hạn chế sự chuyên quyền của nhà nước, tạo ra sự an toàn pháp lý và thiết lập nền tảng cho việc đối xử một cách bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. 

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

CHỐNG THAM NHŨNG: TỪ NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG ĐẾN CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHAP

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Số 23 (399), Kỳ 1 tháng 12/2019, tr. 56-64
Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có sự giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố trục lợi, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU HƠN 5 NĂM THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP

Nguyễn Minh Tuấn 
Những vấn đề đặt ra sau hơn 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, in trong sách: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Thi hành Hiến pháp năm 2013 thực trạng và những vấn đề đặt ra (Sách tham khảo), Nxb chính trị quốc gia sự thật, năm 2019, tr. 645-663.
Trong bài viết này tác giả đã làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã chỉ ra tính thiếu khách quan trong cơ chế bảo hiến khi Quốc hội vừa là cơ quan "thực hiện quyền lập hiến", vừa là cơ quan có quyền "bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp". Thứ hai, tác giả cũng đã nêu những bất cập trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ Hiến pháp, đưa ra những con số đáng báo động về vi phạm Hiến pháp, những hình thức vi phạm Hiến pháp và cuối cùng thứ ba, tác giả đã đề xuất 5 vấn đề nhằm xây dựng và phát triển cơ chế bảo hiến ở Việt Nam bao gồm: 1) Xây dựng tinh thần chủ nghĩa Hiến pháp; 2) Xây dựng cơ chế tài phán Hiến pháp; 3) Xác định rõ nội dung được bảo vệ trong Hiến pháp, các nguyên tắc xét xử vi phạm Hiến pháp và thiết lập các cơ chế cho việc giải thích Hiến pháp; 4) Thiết lập các điều kiện bảo đảm cho cơ chế bảo hiến và 5)Tiếp thu và áp dụng nguyên tắc tương xứng. 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ VỀ GIỚI HẠN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Số 7 (375)/2019, tr. 3-7, 73.

Giới hạn quyền con người, quyền công dân là một vấn đề pháp lý đã được ghi nhận ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề pháp lý bỏ ngỏ cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Giới hạn quyền hoàn toàn không phải là để vi phạm quyền, mà thực chất là để bảo vệ quyền một cách tốt hơn.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TRONG XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn, 
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư Pháp, 
truy cập tại đây


Hiện nay, những vấn đề khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố… diễn ra một cách đa dạng, phức tạp cả về quy mô và tính chất, mức độ. Mỗi quốc gia tùy từng điều kiện, hoàn cảnh có thể đưa ra cách thức, biện pháp xử lý khác nhau về vấn đề này, thậm chí có nhiều nước đã thể chế hóa thành quy tắc và có hiện thực khá “sinh động” trong việc xử lý những trường hợp này.

1. Kinh nghiệm về phân định rõ chức năng, thẩm quyền của liên bang và tiểu bang đối với việc xử lý các trường hợp khẩn cấp

Từ rất sớm các nhà lập hiến Đức đã dự liệu trước các vấn đề mà Nhà nước phải ứng phó, xử lý khi xảy ra những trường hợp bất thường do thiên tai, thảm họa hoặc khủng bố. Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức năm 1949 đã quy định trực tiếp về vấn đề quản trị nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp (bao gồm cả những trường hợp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố…). Những điều khoản này hiện thực hóa khả năng ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, bất thường xảy ra ở cả cấp liên bang và tiểu bang.