Thứ Ba, 6 tháng 11, 2007

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI LÊ SƠ

Nguyễn Minh Tuấn

Bài giới thiệu ngắn dưới đây trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền trung ương thời Lê Sơ như những định hướng ban đầu để khi có điều kiện sinh viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.
------

Nói đến thời Lê sơ, người ta thường nhắc đến tính chất hoàn bị của bộ máy thời kỳ này. Sở dĩ thời kỳ này có được sự phát triển mạnh về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng được bộ máy hoàn bị là do thời kì này hội đủ 3 điều kiện đó là: nhà nước có một vị minh quân, một hệ thống đội ngũ quan lại có tài, có đức và quan trọng là có một hệ thống pháp luật tiến bộ, cùng với việc thực thi nghiêm minh.

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI LÝ TRẦN


Nguyễn Minh Tuấn


Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Lý - Trần.
--------------------- 
Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô về Đại La; chia lại khu vực hành chính trong cả nước, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 Lộ. Sự thay đổi này của triều Lý có tính chất quyết định cho sự chuyển đổi từ một mô hình chính quyền quân sự sang một mô hình chính quyền tập quyền thân dân.
Việc chọn Đại La (sau đổi tên thành Thăng Long) làm kinh đô là để phát triển đất nước, lấy phát triển để tạo ra khả năng quốc phòng, đảm bảo an ninh. Nhà Lý đã khéo léo giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, văn hóa với vấn đề an ninh - quốc phòng. Chính sức mạnh kinh tế mới là nhân tố mang ý nghĩa quyết định đến khả năng phòng thủ vững chắc đất nước trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).

MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ

Nguyễn Minh Tuấn

Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Ngô - Đinh - Tiền Lê như những định hướng ban đầu để khi có điều kiện, sinh viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.
---------------------
Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn sau một thời gian dài chịu sự cai trị của chính quyền Trung Hoa. 

Để bảo vệ chủ quyền còn non trẻ bên cạnh một nước lớn như Trung Hoa, việc xây dựng mô hình chính quyền quân sự có tính tự vệ là một phản ứng tự nhiên và là sứ mệnh có tính lịch sử. 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2007

TÒA ÁN VÀ XÉT XỬ THỜI PHONG KIẾN

Nguyễn Minh Tuấn

Dưới thời Đinh, quyền tư pháp tập trung triệt để trong tay nhà vua. Nhà vua đích thân xem xét việc trừng phạt các vụ phạm pháp, và việc trừng phạt các can phạm được diễn ra ngay trước cung điện nhà vua. Đến thời Tiền Lê quyền tư pháp tuyệt đối thuộc về nhà vua vẫn được áp dụng triệt để.

Dưới thời Lý (1010 – 1225), nhà vua tuy vẫn còn giữ lấy quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước như các vị vua đời trước, nhưng đã san sẻ bớt quyền này cho các quan địa phương.


Thời Lê Thánh Tông, cả nước chia thành 12 Đạo, mỗi đạo có một Tòa Đô, Tòa Thừa, Tòa Hiến. Tòa Đô coi việc binh, Tòa Thừa coi việc hành chính, Tòa Hiến coi việc hình án.

LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY THEO TÍN CHỈ MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Lịch trình giảng dạy và học tập theo tín chỉ
môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

[2 tín chỉ tương đương 30 giờ tín chỉ, trong đó có 20 giờ tín chỉ lý thuyết, 6 giờ tín chỉ thảo luận trên lớp, 4 giờ tín chỉ tự học có hướng dẫn]

Tuần 1:

Giảng lý thuyết nội dung 1 và 2 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
+ Đề cương môn học và kế hoạch học tập
+ Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam


Tuần 2:
Giảng lý thuyết nội dung 3 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời dựng nước


Tuần 3:
Giảng lý thuyết nội dung 4 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc

Tuần 4:
Sinh viên tự học có hướng dẫn tại thư viện, làm bài tập của nội dung 3 và 4 (2 giờ tín chỉ)
Tuần 5:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 3, 4 (1 giờ tín chỉ),
Giảng lý thuyết nội dung 5 (1 giờ tín chỉ)
Khái quát quá trình phát triển thời kỳ phong kiến ở Việt Nam

Tuần 6:
Giảng lý thuyết nội dung 6 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Tình hình và chính sách kinh tế - chính trị - văn hoá thời kỳ phong kiến

Tuần 7:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 6 (1 giờ tín chỉ),
giảng lý thuyết nội dung 7 trên lớp (1 giờ tín chỉ)
Tuần 8:
Giảng lý thuyết nội dung 7 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Tổ chức chính quyền phong kiến ở Việt Nam

Tuần 9:
Giảng lý thuyết nội dung 8 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Tình hình pháp luật thời phong kiến

Tuần 10:
Sinh viên tự học có hướng dẫn tại thư viện,
làm bài tập của nội dung 7 và 8 (2 giờ tín chỉ)
Tuần 11:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 7 và 8 (2 giờ tín chỉ)
Tuần 12:
Giảng lý thuyết nội dung 9 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc
Tuần 13:
Giảng lý thuyết nội dung 10 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Tuần 14:
Giảng lý thuyết nội dung 10 trên lớp (1 tín chỉ),
thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 10 (1 tín chỉ)
Tuần 15:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 10 và tổng kết môn học (2 tín chỉ)