Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

QUỐC HỘI LẬP PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Góc nhìn,
Vnexpress, đăng ngày 8/5/2014,
truy cập đường link gốc tại đây.
Lập pháp là chức năng vốn có của Quốc hội. Thế nhưng ở Việt Nam việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật lại do rất nhiều cơ quan thực hiện.
Tính riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành một Hiến pháp sửa đổi, 17 luật, 22 nghị quyết của Quốc hội; 3 pháp lệnh, 8 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 215 nghị định của Chính phủ; 703 thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 106 thông tư liên tịch. Như vậy, tính sơ bộ trong một năm các văn bản được ban hành đã vượt con số 1.000 văn bản, chưa kể lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

NHỮNG BẤT CẬP CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Kiểm sát,
Số Xuân (Tháng 1/2014), tr. 30-34, 56.
Ngày 18/6/2009, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Sau một thời gian có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/01/2010 đến nay), đạo luật này đã bộc lộ những bất cập, còn nhiều vấn đề gây tranh cãi chưa được giải quyết một cách thấu đáo, cần tiếp tục hoàn thiện.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

MỘT QUỐC HỘI LẬP PHÁP

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 18/4/2014,
truy cập đường link gốc tại đây

Chức năng lập pháp là một chức năng quan trọng, vốn có của Quốc hội. Tuy nhiên, ít quốc gia nào trên thế giới lại có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật như ở Việt nam.
Chỉ tính riêng trong năm 2013, các cơ quan nhà nước ở trung ương đã ban hành 1 Hiến Pháp, 17 Luật, 22 Nghị quyết của Quốc hội; 3 Pháp lệnh, 8 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 215 Nghị định của Chính phủ; 703 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 106 Thông tư liên tịch. Như vậy, tính sơ bộ trong một năm các văn bản được ban hành đã vượt con số 1.000 văn bản, chưa kể Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao… Thực trạng đó khiến ta phải đặt một câu hỏi vậy “quyền lập pháp” của Quốc hội hiện nay có còn là lập pháp nguyên thủy không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này trước đòi hỏi Quốc hội ngày càng phải chuyên nghiệp hơn, phải giải quyết nhiều hơn những “đơn đặt hàng” từ cuộc sống?

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT?


Lịch sử pháp luật là những gì đã xảy ra rồi nên kém hấp dẫn? Không. Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại. Quá khứ là một kho kinh nghiệm. Muốn tìm những lời giải cho những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ.

Học lịch sử pháp luật chỉ là học thuộc? Không. Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc, không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.

Học lịch sử pháp luật là học nhiều? Không. Bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt, biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (xuất bản lần thứ hai), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2014.
Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới từ lâu đã là môn học căn bản thuộc khối kiến thức chung của ngành luật, được giảng dạy tại nhiều cơ sở đào tạo luật học trong cả nước. Đây là một môn học cần thiết và rất lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cung cấp một lượng kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người học chỉ ra được nhiều bài học kinh nghiệm, giá trị kế thừa, lý giải được những vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử thế giới.