Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyễn Minh Tuấn
Phần hướng dẫn dưới đây phục vụ cho sinh viên K49 chuyên ngành Lý luận – lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội làm Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) năm 2008.

Sinh viên sau khi nhận đề tài và giáo viên hướng dẫn, cần liên hệ trực tiếp với giáo viên theo địa chỉ email: nguyenminhtuan_hn@yahoo.com hoặc số điện thoại: 0912313977 (Từ 9h – 10h tối hàng ngày). Thời gian hướng dẫn làm KLTN vào chiều thứ năm hàng tuần từ 14h – 16h tại Bộ môn Lý luận – Lịch sử nhà nước và pháp luật, tầng 4 nhà E1 Khoa Luật ĐHQGHN.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể giúp sinh viên hoàn thành KLTN. Những chỉ dẫn dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng và không làm hạn chế tính sáng tạo, sự tự do trong khoa học của sinh viên.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008

SUY NGHĨ VỀ CƠ CHẾ BẦU TỔNG THỐNG VÀ NGÀNH HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ



Nguyễn Minh Tuấn
(Nguồn: Tuần Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, 
có thể truy cập đường link gốc tại đây )

Xa lắm rồi, cách đây hơn 200 năm có một hội nghị có tên là Hội nghị lập hiến được tổ chức ở nước Mỹ xa xôi, họ đã từng bàn về vai trò của ngành Hành pháp và cách thức bầu Tổng thống. Sản phẩm của hội nghị này mà ai cũng biết đó chính là Hiến pháp Mỹ năm 1787, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đến nay mặc dù đã có những tu chính hiến pháp, nhưng kết quả của Hội nghị đó là 7 điều, 4000 từ trong Hiến pháp thì vẫn còn nguyên hiệu lực thực tế.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

CÂU HỎI ÔN THI MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Danh mục câu hỏi ôn thi
Môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
(Theo đề cương chi tiết chương trình tín chỉ đã được duyệt)

1. Những tiền đề kinh tế – xã hội dẫn đến sự tan rã của công xã nguyên thuỷ và sự ra đời của nhà nước và pháp luật.
2. Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Phương Đông cổ đại.
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước Phương Đông thời kỳ cổ đại
4. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật Phương Đông cổ đại?
5. Những nội dung và giá trị cơ bản của Bộ luật Hammurapi.
6. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ luật Hammurapi (Lưỡng Hà cổ đại) và Bộ luật Manu (ấn Độ cổ đại)?
7. Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật Phương Tây thời kỳ cổ đại
8. Qui luật chung và những nét đặc thù về sự ra đời nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại.
9. Những điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại.
10. Nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước Aten.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

GIỚI THIỆU TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Nguyễn Minh Tuấn

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại.
Môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhiều năm nay được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội và nhiều cơ sở đào tạo luật học khác trong cả nước. Đây là một môn học khó nhưng cũng rất lí thú với hầu hết các sinh viên vì đây là bước mở đầu đối với tất cả các sinh viên, học viên khi tiếp cận với tri thức và bí ẩn muôn đời của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Tập tài liệu này được biên soạn vì một mục đích giản dị: giúp học viên nắm được những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất về môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới một cách có hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các giáo trình trước đây, Giáo trình lần này cũng đã cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể, các vấn đề được trình bày trong giáo trình này được viết theo hướng gợi mở, ngắn gọn để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu mở rộng.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007

HIẾN PHÁP 1946 VÀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Nguyễn Minh Tuấn

Bài viết dưới đây của tác giả phân tích những nét độc đáo trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước của bản Hiến pháp năm 1946.

1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử

Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". 

Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất". Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằng cơ quan hành chính là một cơ quan độc lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc". Đến đây, ta lại thấy với thiết chế Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước đại diện về đối nội, đối ngoại; nhưng cũng là người đứng đầu Chính phủ, và không chịu bất kì trách nhiệm gì trừ tội phản quốc. Qui định này lại cho ta thấy đặc điểm này lại mang dáng dấp của hình thức Cộng hòa Tổng thống.

Điều đặc biệt là sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, một bản Hiến pháp rất nổi tiếng có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946.