Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

BÀN VỀ ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM

 

BÀN VỀ ÁN LỆ VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM   

Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1 (449), tháng 1/2022

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề tư duy, nhận thức trong xây dựng và phát triển án lệ. Mặc dù thời gian vừa qua, nhiều án lệ đã được công bố, nhưng việc nhận thức về án lệ, cũng như việc áp dụng án lệ trên thực tế ở nước ta còn rất nhiều bất cập. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, làm rõ án lệ và vai trò của án lệ trên thực tếở Việt Nam; những bất cập trong thực tiễn áp dụng án lệ ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng án lệ ở Việt Nam.
Từ khóa: Án lệ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam, tòa án, nguồn pháp luật.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỊNH 

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 

Nguyễn Minh Tuấn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (438), Tháng 7/2021


Tóm tắt: Sự ra đời của Hội đồng Bầu cử quốc gia  cho thấy các nhà lập hiến Việt Nam mong muốn khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử, chuyên nghiệp hoá hoạt động tổ chức bầu cử thời gian tới. Hội đồng Bầu cử quốc gia ra đời cũng nhằm góp phần bảo đảm được tính khách quan trong chỉ đạo, điều hành, phần nào đảm bảo được tính chuyên nghiệp trong tổ chức công tác bầu cử. Tuy nhiên, chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia theo pháp luật hiện hành còn có những khoảng trống, những bất cập xuất phát từ thực tế khách quan triển khai Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, chỉ rõ những bất cập của chế định Hội đồng Bầu cử quốc gia và đưa ra quan điểm về phương hướng hoàn thiện chế định này. 

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

ÁN LỆ, ÁP DỤNG ÁN LỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM


Nguyễn Minh Tuấn; Lê Minh Thuý

Nghiên cứu lập pháp, Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021, tr. 96-103.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích về án lệ, thực tiễn áp dụng án lệ ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và rút ra một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã chỉ rõ sự thay đổi trong nhận thức truyền thống về án lệ cũng như áp dụng án lệ ở các nước thuộc Common law như Anh, Mỹ và những nước Civil law như Pháp, Đức thông qua một số án lệ điển hình. Theo các tác giả, ở Việt Nam hiện nay cần thống nhất cách hiểu về án lệ và tình huống pháp lý tương tự; cần đảm bảo tính hệ thống, phát triển án lệ thành 3 loại để áp dụng, để giải thích và bản án mẫu cùng với đó cần tiếp tục đổi mới công tác đào tạo thẩm phán để nâng cao chất lượng của án lệ. 

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Nguyễn Minh Tuấn

Nghiên cứu lập pháp, Số 23/2020, tr.31-36

Thực tiễn ở Việt Nam những năm qua cho thấy, đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí phát hiện, đưa tin, sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Một câu hỏi lớn đặt ra là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào? Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng đã đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thực tiễn chưa và cần phải có những giải pháp nào để phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng? Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về vai trò của cơ quan báo chí, nhà báo trong phòng, chống tham nhũng; tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng. Tác giả bài viết cho rằng để phát huy vai trò của báo chí, báo chí cần phải được trao quyền, được đặt ở vị trí khách quan, độc lập để phản biện, đấu tranh chống tham nhũng. Những vụ tham nhũng lớn thường diễn ra ở khu vực công, do đó báo chí chỉ có thể độc lập phơi bày những vụ việc tham nhũng ra ánh sáng khi báo chí được nhìn nhận là một thiết chế xã hội, với sự đồng hành của người dân.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

INNENANSICHTEN DES DEUTSCHEN UND OSTASIATISCHEN RECHTS


Innenansichten des deutschen 

und ostasiatischen Rechts

Herausgegeben von Christian von Bar, 

Yu-Cheol Shin und Michael Stolleis

German-speaking jurists from 6 East Asian countries (Korea, Japan, China, Taiwan, Vietnam, Mongolia) describe constitutional law and private law after 1945 in a comparison with Germany and Europe, candidly and with a great deal of foresight, for example in relation to China's future business law/ Der vorliegende Tagungsband versammelt die Ergebnisse der 4. Konferenz deutschsprachiger Juristen in Ostasien, die 2019 an der Chungnam-Universität in Daejeon (Korea) stattfand. Enthalten sind Beiträge zum Verfassungsrecht und Privatrecht in Bezug auf Deutschland und auf Europa, vor allem aber spannungsvolle und informative Analysen aus Süd-Korea, Taiwan, Japan, der Volksrepublik China, der Mongolei und Vietnam. Die deutschsprachigen Autoren aus Ostasien gehen von der Verfassungslage und ihren Vorbildern aus und widmen sich dann der Umsetzung in der politischen Praxis und der Rechtsprechung. Es folgen parallele Analysen zum Zivilrecht dieser Länder. Defizite kommen dabei ebenso zur Sprache wie Aussichten auf künftige Entwicklungen.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945




PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS.  Nguyễn Minh Tuấn, 
PGS.TS. Vũ Công Giao, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách này được biên soạn bởi Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội trong khuôn khổ Chương trình đào tạo thạc sĩ "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng", với sự tài trợ của Irish Aid thông qua Chương trình hợp tác Giáo dục Việt Nam - Ireland (VIBE). Đây cũng là kết quả của cuộc Hội thảo ngày 30/6/2020 về chủ đề "Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trước năm 1945". Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện và nghiên cứu, giảng dạy về chính sách, pháp luật, về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng. 

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

GIÁO TRÌNH TƯ DUY PHÁP LÝ

 

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), với sự tham gia của TS. Nguyễn Bích Thảo, Giáo trình Tư duy pháp lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2020.

Tư duy pháp lý là một hướng nghiên cứu khoa học của tôi. Giáo trình này thể hiện tâm huyết trong nhiều năm nghiên cứu của tôi và các đồng nghiệp khác là PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Trưởng Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật), TS. Nguyễn Bích Thảo (Trưởng Bộ môn Luật dân sự). Năm 2012 ngay sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ ở Đức, tôi đã ấp ủ ý tưởng biên soạn Giáo trình này. Năm 2015 là dấu mốc quan trọng khi học phần Tư duy pháp lý lần đầu tiên được đưa vào chương trình giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Từ đó đến nay cũng gần 5 năm, Giáo trình Tư duy pháp lý đã được xuất bản và đến với bạn đọc. Sinh viên luật là đối tượng trước tiên mà các tác giả Giáo trình này hướng tới. Các luật sư, giảng viên luật hoặc những người đang hành nghề luật và những ai quan tâm cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích, những tri thức cần tìm kiếm trong Giáo trình này. Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, cuốn Giáo trình này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý độc giả. Hi vọng cuốn Giáo trình này đến được với bạn đọc sẽ là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích, là nguồn cảm hứng khám phá về nghề luật. 


Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

LUẬT HỒI TỴ TRIỀU NGUYỄN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Nguyễn Minh Tuấn,
Trần Tuấn Kiệt
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 15/2020, tr. 17-23.

Trong các cơ quan chính quyền ở nước ta hiện nay, tình trạng "gia đình trị" hay hiện tượng "cả họ làm quan" không hiếm gặp. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tham nhũng nảy sinh và được che đậy.  Những vụ việc bất thường gần đây xảy ra đặt ra một câu hỏi phải chăng đang tồn tại lỗ hổng nào đó trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức?  Trong lịch sử Luật hồi tỵ được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự như trên xảy ra. Đây đã từng là một công cụ đắc lực của các triều đại quân chủ Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng. Các quy định hồi tỵ dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ thời Minh Mệnh đã được sử dụng như là một biện pháp thực sự hiệu quả để làm trong sạch đội ngũ quan lại, ngăn chặn tham nhũng và sự cát cứ quyền lực.  

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên)

Tiếp tục đổi mới Tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước là cuốn sách tiếp cận khái niệm Tư duy pháp lý theo nghĩa rộng. Cuốn sách này gồm 4 phần: Phần 1. Đổi mới tư duy pháp lý về xã hội, quyền lực chính trị, quyền con người, dân chủ; Phần II. Đổi mới tư duy về phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Phần III. Đổi mới tư duy về phát triển pháp luật và Phần IV. Đổi mới tư duy về nghiên cứu và đào tạo pháp luật. Đây là công trình chuyên khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với đổi mới Tư duy pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)
Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản trị công gồm 2 phần. Phần 1 về những vấn đề lý luận về quản trị công và phần 2 về kinh nghiệm quản trị công ở trên thế giới. Cuốn sách này là kết quả của Hội thảo khoa học với chủ đề Các tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế về quản trị công và những giá trị tham khảo cho Việt Nam được tổ chức ngày 23/3/2019. Chỉ một số bài viết được chọn lọc xuất bản trong cuốn sách này. Nhiều bài viết mang tính chất gợi mở cho nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới về chủ đề này. 

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên)

Cuốn sách tham khảo Những vấn đề pháp lý đặt ra trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay được xuất bản năm 2019 là cuốn sách giới thiệu các cơ sở lý thuyết và chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng, các thiết chế, môi trường và giám sát xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Đây là cuốn sách có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia, trong đó có nhiều bài viết rất sâu sắc về chủ đề này. 

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY



GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao, 
PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (Đồng chủ biên)

Cuốn sách Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay là một cuốn sách tuyển chọn các bài viết của các tác giả đang công tác tại Khoa Luật, ĐHQGHN, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thanh Tra Chính phủ...nhằm giới thiệu một cách hệ thống các quan điểm, tư tưởng về pháp luật khiếu nại, tố cáo, thực trạng hoạt động này, đồng thời đóng góp những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam hiện nay. 

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh (chủ biên), với sự tham gia của các tác giả GS.TS. Võ Khánh Vinh, ThS. Chu Thị Thanh An, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Linh Giang, PGS.TS. Đặng Minh Đức, GS.TS. Đỗ Tiến Sâm.

Cuốn sách chuyên khảo này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu luật học, chính trị học, quốc tế học, khu vực học có uy tín. Nội dung cuốn sách là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước: Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... thuộc chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020, mã số KX.04/16-20. Về nội dung, cuốn sách trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận về pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền và thực hiện nguyên tắc pháp quyền, những quan điểm, nhận thức về pháp quyền, sự cụ thể hóa nguyên tắc pháp quyền trong Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ba Lan, Hungary và Trung Quốc. Đồng thời tiến hành so sánh, tổng kết, rút ra những điểm chung và riêng trong nhận thức về pháp quyền, từ đó gợi mở cấu trúc nội dung của nguyên tắc pháp quyền cũng như đề xuất các giải pháp xây dựng ý thức pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

SÁCH CHUYÊN KHẢO TÍNH NHÂN BẢN CỦA HIẾN PHÁP

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung chủ biên, cùng các tác giả  Võ Trí Hảo, Bùi Ngọc Sơn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Cảnh Bình 


Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều mang tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến. Cuốn sách này là tài liệu hữu ích cho các giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên...cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này. 

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC "RECHTSSTAAT" Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
in trong sách: "Pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb chính trị quốc gia sự thật, Hà nội, 2019, tr. 290-309. 
Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc Rechtsstaat ở Cộng hòa liên bang Đức. Tác giả đã chỉ ra những yếu tố hình thức và những yếu tố nội dung của nguyên tắc "Rechtsstaat" và so sánh nguyên tắc này với nguyên tắc "Rule of law" để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. Từ việc phân tích thực tiễn thực hiện nguyên tắc pháp quyền, tác giả đã rút ra những bài học quan trọng như chính việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ hạn chế sự chuyên quyền của nhà nước, tạo ra sự an toàn pháp lý và thiết lập nền tảng cho việc đối xử một cách bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. 

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

CHỐNG THAM NHŨNG: TỪ NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG ĐẾN CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHAP

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Số 23 (399), Kỳ 1 tháng 12/2019, tr. 56-64
Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có sự giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố trục lợi, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SAU HƠN 5 NĂM THI HÀNH HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP

Nguyễn Minh Tuấn 
Những vấn đề đặt ra sau hơn 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013 về cơ chế bảo vệ Hiến pháp, in trong sách: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Thi hành Hiến pháp năm 2013 thực trạng và những vấn đề đặt ra (Sách tham khảo), Nxb chính trị quốc gia sự thật, năm 2019, tr. 645-663.
Trong bài viết này tác giả đã làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã chỉ ra tính thiếu khách quan trong cơ chế bảo hiến khi Quốc hội vừa là cơ quan "thực hiện quyền lập hiến", vừa là cơ quan có quyền "bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp". Thứ hai, tác giả cũng đã nêu những bất cập trong việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ Hiến pháp, đưa ra những con số đáng báo động về vi phạm Hiến pháp, những hình thức vi phạm Hiến pháp và cuối cùng thứ ba, tác giả đã đề xuất 5 vấn đề nhằm xây dựng và phát triển cơ chế bảo hiến ở Việt Nam bao gồm: 1) Xây dựng tinh thần chủ nghĩa Hiến pháp; 2) Xây dựng cơ chế tài phán Hiến pháp; 3) Xác định rõ nội dung được bảo vệ trong Hiến pháp, các nguyên tắc xét xử vi phạm Hiến pháp và thiết lập các cơ chế cho việc giải thích Hiến pháp; 4) Thiết lập các điều kiện bảo đảm cho cơ chế bảo hiến và 5)Tiếp thu và áp dụng nguyên tắc tương xứng. 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ VỀ GIỚI HẠN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn

Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
Số 7 (375)/2019, tr. 3-7, 73.

Giới hạn quyền con người, quyền công dân là một vấn đề pháp lý đã được ghi nhận ở khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề pháp lý bỏ ngỏ cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Giới hạn quyền hoàn toàn không phải là để vi phạm quyền, mà thực chất là để bảo vệ quyền một cách tốt hơn.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TRONG XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn, 
Nguồn: Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư Pháp, 
truy cập tại đây


Hiện nay, những vấn đề khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố… diễn ra một cách đa dạng, phức tạp cả về quy mô và tính chất, mức độ. Mỗi quốc gia tùy từng điều kiện, hoàn cảnh có thể đưa ra cách thức, biện pháp xử lý khác nhau về vấn đề này, thậm chí có nhiều nước đã thể chế hóa thành quy tắc và có hiện thực khá “sinh động” trong việc xử lý những trường hợp này.

1. Kinh nghiệm về phân định rõ chức năng, thẩm quyền của liên bang và tiểu bang đối với việc xử lý các trường hợp khẩn cấp

Từ rất sớm các nhà lập hiến Đức đã dự liệu trước các vấn đề mà Nhà nước phải ứng phó, xử lý khi xảy ra những trường hợp bất thường do thiên tai, thảm họa hoặc khủng bố. Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức năm 1949 đã quy định trực tiếp về vấn đề quản trị nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp (bao gồm cả những trường hợp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố bất thường, khủng bố…). Những điều khoản này hiện thực hóa khả năng ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, bất thường xảy ra ở cả cấp liên bang và tiểu bang.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TRONG NƯỚC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tạp chí dân chủ và pháp luật, 
Bộ Tư Pháp, truy cập: tại đây

Nghị quyết số 48 NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề cập đến việc đề cao và phát huy “nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả những yếu tố khách quan như: Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội và những yếu tố chủ quan liên quan đến con người cụ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ những tác động của các nhân tố trong nước đến việc thực hiện nguyên tắc này.
1. Tác động từ yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội bao gồm: Các hệ chuẩn mực chính trị; chủ chương, đường lối, chính sách của đảng phái chính trị, chế độ chính trị… Những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến thực hiện nguyên tắc pháp quyền, trong đó, chủ trương, đường lối, chính sách của đảng chính trị là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Minh Tuấn, Sự thay đổi chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay, in trong sách: Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019, tr. 125-144.

Chức năng nhà nước là một vấn đề động, bởi lẽ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì số lượng, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước luôn có sự biến đổi liên tục. Trong một thế giới hiện đại ngày nay, việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về chức năng nhà nước và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ những thay đổi căn bản của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và tác động của nó đối với quản trị nhà nước ở Việt Nam.

NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013


Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (Đồng chủ biên), các tác giả: Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thị Thiều Hoa, Hòa Thị Thủy, Sách chuyên khảo: Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2018
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Văn Hiển làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu và giảng viên chúng tôi đã công bố cuốn sách chuyên khảo: "Nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013". Đây là công trình khoa học tâm huyết, tiếp nối chuỗi nghiên cứu về vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân - một trong những chủ đề còn rất mới mẻ và rất đáng được tập trung nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp xu hướng bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA THEO HÌNH THỨC QUÂN CHỦ LẬP HIẾN

Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Khoa học chính trị, Số 9/2018, tr. 79-89.
Kiểm soát quyền lực chính trị là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và thời sự hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ đặc trung của mô hình kiểm soát quyền lực chính trị ở một số quốc gia theo hình thức quân chủ lập hiến trên thế giới như Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan, Thái Lan, từ đó rút ra một số nội dung có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 11 (367), tr. 11-19.
Dân chủ đại diện là một trong những hình thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề phạm vi, hình thức, các điều kiện thực hiện và giải pháp để hoàn thiện dân chủ đại diện như thế nào ở Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự thống nhất. Bài viết phân tích, làm rõ các hình thức thực hiện dân chủ đại diện trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện thực hiện dân chủ đại diện ở Việt Nam.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

BA HƯỚNG TIẾP CẬN ĐIỂN HÌNH VỀ VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG LỊCH SỬ

Nguyễn Minh Tuấn, Ba hướng tiếp cận điển hình về vấn đề công lý trong lịch sửin trong sách: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Chủ biên), "Công lý và Quyền tiếp cận công lý: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn", Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà nội, 2018, tr.47-55.

Từ xưa cho đến nay người ta đã bàn nhiều về công lý. Chẳng hạn, nhà tư tưởng Cicero (106TCN-43TCN) cho rằng "luật càng nhiều, công lý càng ít đi" (more law, less justice). Tiểu thuyết gia Anatole France (1844-1924) lại nói một cách đầy hình tượng rằng: "Công lý có nghĩa là luật pháp cấm người giàu và người nghèo cùng ngủ ở dưới gầm cầu, cùng lang thang ăn xin trên các con phố và cùng ăn trộm các ổ bánh mỳ." Những quan điểm về công lý như vậy có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Bài viết dưới đây không bình luận hay liệt kê tất cả các tư tưởng theo dòng lịch sử mà chỉ tập trung phân tích ba hướng tiếp cận điển hình về các vấn đề công lý trong lịch sử là (1) thuyết vị lợi, (2) thuyết chủ nghĩa tự do và (3) thuyết đạo đức tối thượng và bảo vệ phẩm giá con người, cũng như đưa ra những nhận định khoa học về vấn đề này. 

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NĂM 2018

Bạn không phải là người học chuyên về luật, nhưng lại yêu thích và đang muốn tìm hiểu về pháp luật, cũng như tìm hiểu một cách căn bản, hệ thống về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Bạn muốn tìm một cuốn sách ít về số lượng trang, nhưng nhiều về hàm lượng tri thức khoa học? Giáo trình “Đại cương về nhà nước và pháp luật” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội,  xuất bản năm 2018 do GS.TSKH. Đào Trí Úc và GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (đồng chủ biên) là một cuốn sách như vậy dành cho bạn. Đây là một cuốn giáo trình thực sự chất lượng mà các tác giả của cuốn giáo trình này đã nghiêm túc, dành nhiều thời gian và tâm huyết để chắt chiu cho từng câu chữ, một cuốn giáo trình có sự tham gia của 25 nhà khoa học pháp lý thuộc nhiều lĩnh vực pháp lý chuyên ngành khác nhau gửi đến bạn. Hãy tin tôi, bạn sẽ không thất vọng khi đọc cuốn giáo trình này. Trân trọng giới thiệu với các bạn ghé thăm blog này và nhờ các bạn giúp chia sẻ thông tin để nhiều người có thể tiếp cận cuốn sách này. Các cơ sở đào tạo khác, các trường đại học, các trường cao đẳng trên cả nước có giảng dạy môn học này hoặc các cá nhân, tổ chức khác có thể liên hệ với Khoa Luật để mua giáo trình này và các tài liệu khác theo địa chỉ: Tầng 1, nhà E1, Khoa Luật, ĐHQGHN, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội (Ms. Trang: 0979.925.122).

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2017

Giáo trình: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2017

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là khoa học pháp lý cơ sở, là một nội dung quan trọng thuộc học phần bắt buộc Lịch sử nhà nước và pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
Từ những ngày đầu khi mới thành lập các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, trong đó có Khoa Luật, Đại học Tổng hợp (nay là Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã là một môn học bắt buộc, một môn học pháp lý cơ sở của ngành trong chương trình đào tạo luật.
Hiện nay, theo chương trình đào tạo tín chỉ, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một nội dung trong học phần bắt buộc Lịch sử nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo ngành luật (bao gồm ngành luật học, ngành luật kinh doanh và một số mã ngành mới), được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội. Đây là học phần có chức năng cung cấp các tri thức về pháp luật, chức năng tăng cường khả năng tư duy, khả năng lập luận của người học và chức năng định hướng cho người học trước khi tìm hiểu về các môn học pháp lý chuyên ngành.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

HIẾN PHÁP NĂM 1946 NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ


"Hiến pháp năm 1946 những giá trị lịch sử" là cuốn sách chuyên khảo do Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội ấn hành năm 2017. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết trong Hội thảo khoa học "70 năm Hiến pháp Việt Nam" do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Hà nội. Các bài viết xoay quanh việc làm rõ những giá trị của bản Hiến pháp này cả về mặt tư tưởng lập hiến, quy trình xây dựng Hiến pháp, tổ chức bộ máy và phương diện quyền con người, quyền công dân. 

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ

Lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý là cuốn sách chuyên khảo do GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế và GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đồng chủ biên. Đây là cuốn sách giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của các quan điểm, học thuyết, trường phái về chính trị, nhà nước, pháp luật và quyền con người trong tiến trình lịch sử nhân loại. Nội dung cuốn chuyên khảo này gồm có hai phần cơ bản là tư tưởng chính trị - pháp lý của một số quốc gia trên thế giới và tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Cuốn sách này có sự tham gia của nhiều tác giả như: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Đỗ Đức Minh, TS. Mai Văn Thắng, ThS. Mai Đức Tân, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, PGS.TS. Trương Hồ Hải, TS. Lê Thị Phương Nga, TS. Phan Thị Lan Phương. 

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

QUẢN TRỊ TỐT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Quản trị tốt là vấn đề không mới trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Quản trị tốt là nguyên tắc nền tảng cho phát triển bền vững, là yếu tố chính dẫn đến thành công trên con đường phát triển của quốc gia, mà về bản chất là một tập hợp những tiêu chí về quản lý xã hội hiện đại. Quản trị tốt bao gồm các nguyên tắc, các yếu tố định hướng cho việc thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước hoặc hệ thống chính trị. Dưới góc nhìn của những người viết đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau, hy vọng đây sẽ là cuốn sách tham khảo hữu ích về vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam hiện nay.

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI 2017



Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới được xuất bản năm 2017 là một ấn phẩm mới mà tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết. Từng nội dung trong giáo trình này đã được chỉnh lý, bổ sung, cập nhật nhiều nội dung mới so với các ấn phẩm trước đó. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho giảng viên, sinh viên, học viên cao học ngành luật và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. 

CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH THỜI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM

Có nhận định cho rằng người Pháp đã thất bại trong những lần cải lương hương chính ở Việt Nam. Tác giả bài viết lại cho rằng người Pháp đã có nhiều thành công. Đây là bài viết tham gia Hội thảo quốc tế "Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam" do Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung tâm nghiên cứu Quản trị và phát triển hải đảo thuộc Đại học Polynesie (PUF) và Trung tâm Luật về Y tế thuộc Đại học Aix-Marseille-Universite đồng tổ chức ngày 13/5/2016.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

SÁCH CHUYÊN KHẢO: TƯ DUY PHÁP LÝ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nguyễn Hoàng Anh, Vũ Công Giao,
Nguyễn Minh Tuấn (Đồng chủ biên)
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2016
Tư duy pháp lý đang dần trở thành một chủ đề nóng, thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của những người trong giới luật, kể cả những người vốn đã hành nghề luật lâu năm. Nhu cầu này là có thật và xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của công việc, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, từng bước phát triển án lệ và dần tiếp thu mô hình tố tụng tranh tụng. Tư duy pháp lý là gì? Có những cách thức tư duy pháp lý nào? Cần ứng dụng tư duy pháp lý trong thực hành nghề luật ra sao?... Những vấn đề lý thú này sẽ dần được giải đáp trong cuốn sách chuyên khảo "Tư duy pháp lý lý luận và thực tiễn". Cuốn sách có nhiều bài viết sâu sắc của các tác giả như: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, PGS.TS.NGƯT. Chu Hồng Thanh, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, TS. Trần Nho Thìn, PGS.TS. Vũ Công Giao, ThS. Nguyễn Phú Hải, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Nguyễn Bích Thảo, ThS. Đậu Công Hiệp, ThS. Phan Thị Hải Yến, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Lê Thị Phương Nga.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

SÁCH CHUYÊN KHẢO: GIỚI HẠN CHÍNH ĐÁNG ĐỐI VỚI CÁC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

 
TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên)
Nhóm tác giả: PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Nguyễn Minh Tuấn,
TS. Phạm Duyên Thảo, TS. Mai Văn Thắng, ThS NCS. Bùi Tiến Đạt, ThS NCS. Đỗ Giang Nam, SV chất lượng cao Đặng Duy Anh
(Sách chuyên khảo này là công trình khoa học của Khoa Luật, ĐHQGHN, được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch)


Ngay khi Hiến pháp 2013 được ban hành và có hiệu lực, chúng tôi - một nhóm giảng viên Khoa Luật - ĐHQGHN đã chú ý và bàn thảo nhiều về một điểm mới rất quan trọng của bản Hiến pháp này là vấn đề „giới hạn quyền con người, quyền công dân“ ở Điều 14 Khoản 2: „Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.“ 
Chúng tôi cho rằng: Hiến pháp sinh ra là để giới hạn quyền lực nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước. Do vậy một bản Hiến pháp tốt không thể trao quyền quá rộng hoặc bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định việc giới hạn các quyền cơ bản của công dân một cách tùy tiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giới hạn đến đâu thì vừa, giới hạn đến đâu để không làm mất đi bản chất của những quyền cơ bản hiến định này? Cơ chế giải quyết xung đột, tranh chấp về việc giới hạn quyền con người, quyền công dân ở các nước khác họ xử lý ra sao? Cách thức nào để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước sự xâm phạm vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan công quyền...

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG: "NHÁNH QUYỀN LỰC THỨ NĂM" Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Vận động chính sách công: "Nhánh quyền lực thứ năm" ở Cộng hòa liên bang Đức, in trong sách: Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên), Vận động chính sách công - lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản lao động, Hà nội, 2015, tr. 277-291.
Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, vận động chính sách công (hay vận động hành lang) đang được nhìn nhận như một hiện tượng xã hội có tính thời sự. Ở Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, vận động chính sách công được nhìn nhận như một nhánh quyền lực thứ năm, bên cạnh các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và báo chí. Không những thế, hoạt động này còn được nhìn nhận một cách tích cực, được pháp luật bảo hộ và có những tiêu chuẩn nhất định. Bài viết dưới đây góp phần làm sáng tỏ lịch sử ra đời, các quan niệm về vận động chính sách, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động này ở CHLB Đức hiện nay. 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

TRÍCH DẪN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ: NGUYÊN TẮC, CÁCH THỨC VÀ BÌNH LUẬN

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn, Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học pháp lý: nguyên tắc, cách thức và bình luận, in trong sách: Vũ Công Giao - Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên), Phương pháp nghiên cứu viết luận văn, luận án ngành luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2015, tr. 91-101.
Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của một công trình khoa học. Bài viết dưới đây chia sẻ quan điểm của tác giả về những nguyên tắc, cách thức trích dẫn và một số bình luận của tác giả liên quan đến việc thống nhất cách thức trích dẫn các tài liệu khoa học pháp lý tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội.

GIỚI HẠN QUYỀN CƠ BẢN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Nguyễn Minh Tuấn, Bùi Tiến Đạt,
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 14 (294), tháng 7/2015, tr. 55-64.
Vấn đề giới hạn bằng cách thức nào và đến đâu đối với các quyền cơ bản là một trong những vấn đề phức tạp bậc nhất của khoa học Luật hiến pháp. Sự phức tạp của vấn đề nằm chính trong lý do, cách thức và phạm vi giới hạn những quyền này. Ở nhiều quốc gia khác nhau, trong nhiều trường hợp cụ thể, mặc dù đã tồn tại những nguyên tắc giới hạn quyền nhất định, nhưng vẫn không dễ để đo lường chính xác sự giới hạn, chính vì thế luôn có nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau hoàn toàn về câu hỏi: giới hạn quyền, nhưng những quyền nào và đến đâu thì vừa? Chính điều này khiến cho việc nghiên cứu cơ chế giới hạn quyền cơ bản trở nên lý thú, mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả và những người làm công tác thực tiễn trên thế giới. Bài viết phân tích phương thức giới hạn các quyền cơ bản ở CHLB Đức, từ đó đưa ra các nhận định riêng và giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế giới hạn quyền mới được quy định tại Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

ĐẠI HIẾN CHƯƠNG MAGNA CARTA: NGUỒN CỔ VŨ ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ

Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Tuần Việt Nam,
Đăng ngày: 30/5/2015,
truy cập đường link gốc tại đây
Nhân loại đã, đang và sẽ còn nhắc đến bản Đại hiến chương Tự do Carta của nước Anh vì tầm quan trọng và ý nghĩa khởi nguồn của tư tưởng pháp quyền và tư tưởng bảo vệ những giá trị cơ bản nhất của con người.
Tháng 6 tới, lễ kỷ niệm 800 năm bản Đại hiến chương này sẽ được tổ chức rộng khắp. Nội dung chính của bản Đại hiến chương Magna Carta đề cập đến hai vấn đề lớn: (1) tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – bất kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật; (2) bảo vệ các quyền của những người tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

PROTECTION OF PEOPLE'S INTERESTS UNDER QUOC TRIEU KHAM TUNG DIEU LE

Nguyen Minh Tuan, LL.D,
Vietnam Law & Legal Forum, Vol. 21, 2015, pp. 51-53.

The appearance of "Quoc Trieu Kham Tung Dieu Le" - a procedural code - marks a legislative achievement in the Le dynasty (1428-1788) in particular and feudal Vietnam in general. Its content clearly demonstrates the spirit of serving the people, respecting and protecting their legitimate interests. This spirit can be clearly seen in almost all provisions of the Code, with all the procedural stages from filing of lawsuits, scene inspection, adjudication, to judgment enforcement designed to ward off the casual and unfair application of law by feudal rulers and to protect the people's legitimate interests in the procedural process. 

MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH PHÁP VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC Ở TRUNG ƯƠNG Ở ĐỨC VÀ GỢI MỞ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý,
Số 6(85)/2014, tr.53-61.
Trong tất cả các bộ phận cấu thành nên quyền lực nhà nước, hành pháp là nhánh quyền lực thể hiện rõ nhất bản tính nhà nước, hành pháp là thiết chế duy nhất nắm cả biên chế và ngân sách. Tuy nhiên, đây không phải là nhánh quyền lực hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện hoặc đứng trên các nhánh quyền lực khác, mà xét về bản chất là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm. Bài viết dưới đây góp phần làm rõ bản chất của hành pháp thông qua tìm hiểu mối liên hệ giữa hành pháp và các cơ quan khác ở trung ương của Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, từ đó tham chiếu, bước đầu đưa ra những gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.