Tuyển tập Hiến pháp này (được bổ sung Hiến pháp Mỹ 1787) đã trở thành sách cẩm nang cho thời kỳ lập hiến Châu Âu noi theo. Nó bắt đầu với bản Hiến pháp thứ hai trên thế giới, Hiến pháp Ba Lan mồng 3 tháng 5 năm 1791, tiếp theo sau bốn tháng là Hiến pháp Pháp mồng 3 tháng 10 năm 1791. Ngoài ra nó cung cấp cơ sở, nền tảng cho các cuộc thảo luận xung quanh việc thông qua các bản Hiến pháp Pháp 1793 và 1795, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đại biểu soạn thảo ra bản Hiến pháp Tây Ban Nha 1812 rất quan trọng.
Những tuyển chọn Hiến pháp tiếp tục phục vụ cho nhu cầu của các đại biểu và những người soạn thảo của xấp xỉ 1000 bản Hiến pháp được ban hành sau đó. Và nó sẽ tiếp tục phục vụ cho nhu cầu của các học giả Hiến pháp. Chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ. Người sưu tầm hàng đầu là Kar H.L. Politz, người sưu tầm bốn tuyển tập tổng hợp, Die Constitutionen Der Europaschen Seit Den Letzten 25 Jahren, được xuất bản tại Leipzig bởi Brockhaus từ 1817 đến 1825.
Nhiều thập kỷ sau đó, một tác phẩm căn bản là Các Hiến pháp hiện đại, biên tập bởi F.R. và P. Dareste. Tuyển chọn được xuất bản lần đầu bởi nhà xuất bản ChallamelAine ở Paris 1883 chia thành hai tập, nhưng sau đó các tái bản tiếp theo luôn mở rộng bởi ngày càng có nhiều quốc gia giành được độc lập và soạn thảo Hiến pháp. Tái bản lần thứ tư vào 1928 gồm sáu tập.
Ngoài ra còn có một số tuyển chọn mang tính chất quốc tế. Tuyển chọn được biết đến trong nhiều năm tại Mỹ là tuyển chọn gồm hai tập của W.F. Dodd, Các Hiến pháp hiện đại, Tuyển chọn hai mươi luật cơ bản của các quốc gia quan trọng nhất trên thế giới, với các chú giải về lịch sử và chỉ mục. Tuyển chọn này được Nhà xuất bản Đại học Chicago xuất bản năm 1909. Một tác phẩm có phạm vi tương tự là tuyển chọn xuất bản năm 1919 do Văn phòng xuất bản của Chính phủ Mỹ: Các bản Hiến pháp của các nước trong thế chiến I (1914-1918). Đây là tác phẩm của nhà biên tập Herbert Francis Wright.
Tuyển chọn quốc tế đáng chú ý nhất là tuyển chọn phục vụ cho Quốc hội Ai len được thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ lâm thời. Nó có tên là Các Hiến pháp chọn lọc trên thế giới, được xuất bản ở Dublin bởi Văn phòng của Chính phủ vào 1922 nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu của những nhà lập hiến Ai len. Một tác phẩm tương tự, bao gồm các Hiến pháp của các quốc gia với nhiều hệ thống liên bang đã được chuẩn bị cho việc sử dụng của lực lượng vũ trang chiếm đóng của Mỹ nhằm mục đích giúp chuẩn bị cho việc soạn thảo Hiến pháp Đức sau thế chiến II.
Trong vòng vài thập kỷ lại đây, bắt đầu với tuyển chọn của Rurnford Press vào 1950, tuyển chọn mang tính tổng hợp nhất là tuyển chọn của Amos J. Pleaslee: Các Hiến pháp của các nước. Tái bản lần thứ tư bắt đầu từ năm 1974 với sáu tập và được biên tập dưới sự chỉ đạo của con gái Amos, Dorothy Pleaslee Xydis và được xuất bản tại Hague bởi Nijhoff .
Trong thời gian hậu chiến tranh II, có các tuyển tập khu vực đáng kể. Các tuyển chọn Hiến pháp Mỹ La tinh bao gồm công trình của Russell H.Fitzgibbon: Các Hiến pháp của châu Mỹ, NXB University of Chicago, 1948 và tác phẩm của Genrald E.Fitzgerald: Các Hiến pháp Mỹ la tinh, Nhà xuất bản Regnery, Chicago, 1968. Các Hiến pháp sau tấm màn sắt là Các Hiến pháp của đất nước của các đảng cộng sản, do Jan F.Triska tuyển chọn, NXB Hoover Institution, Standford, 1968 và Các Hiến pháp của thế giới cộng sản, do William B. Simon biên tập, NXB Sijhoff, Leyden, 1979.
Tuyển chọn mang tính tổng hợp nhất là Tuyển chọn Hiến pháp các nước trên thế giới của hai tác giả Albert. Blaustein và Gisbert H.Flanz, NXB Oceana Publications tại Dobbs Ferry vào đầu năm 1971. Tuyển tập này, ngày nay được xuất bản thành nhiềutập mỏng và bổ sung hàng quý.
Những nhược điểm cơ bản của hầu hết các tuyển tập Hiến pháp này đã làm cho khoảng thời gian tồn tại của nó ngắn ngủi. Tầm quan trọng đối với việc nghiên cứu Hiến pháp so sánh khi các các tuyển tập này được xây dựng đã nhanh chóng lỗi thời và không còn mục đích học thuật. Vì trọng tâm chính của chúng luôn tập trung vàothu thập các bản Hiến pháp hiện hành. Những tuyển tập này sẽ đáp ứng nhu cầu của những người làm công tác thực tiễn – như công chức Chính phủ, nhà báo, sinh viên quan hệ quốc tế. Và với ba phần tư các bản Hiến pháp trên thế giới được ban hành từ năm 1970, những tuyển tập Hiến pháp hiện đại không tránh khỏi khuynh hướng đó. Các tuyển tập Hiến pháp cũ nhanh chóng bị bỏ qua và càng khó tìm kiếm.
Blaustein và Flanz đã cố gắng vượt qua vấn đề này với bộ Các Hiến pháp mang tính lịch sử, và hiện nay nó đã có thêm ba mươi tập bổ sung. Mỗi bản Hiến pháp mới được bổ sung vào tuyển tập hiện tại, Hiến pháp bị thế chỗ bị chuyển vào các tập Hiến pháp lịch sử. Tuy nhiên, tuyển tập đó chỉ xoay quanh các Hiến pháp có hiệu lực từ 1971. Những văn kiện cũ hơn nữa được đẩy lùi về và mang màu sắc mờ nhạt của “lịch sử”. Và khi một tuyển tập cũ được tìm thấy, người nghiên cứu nhanh chóng nhận ra phân loại Hiến pháp bao gồm chủ yếu các Hiến pháp có vai trò tạo ra một trào lưu. Sẽ không giống nhau trong chất lượng các Hiến pháp cổ. Giá trị lịch sử và giá trị nghiên cứu của các Hiến pháp bị thay thế khác nhau rất lớn.
Nhưng khi các Hiến pháp của quá khứ được tập hợp lại cùng nhau và được nghiên cứu, có một điều rõ ràng rằng có một số trong đó có vai trò quan trọng hơn các bản Hiến pháp còn lại và đáng giá được chú ý đặc biệt. Đó là những bản Hiến pháp lịch sử đã có giá trị vượt qua thời gian, không gian nơi nó được tạo ra. Đó chính là những Hiến pháp lịch sử được tìm kiếm và tập hợp cho hợp tuyển Hiến pháp này. Các bản Hiến pháp này quan tâm đến sự phát triển Hiến pháp – những giá trị vĩnh hằng. Mỗi một bản Hiến pháp trong tuyển tập 18 Hiến pháp này thể hiện một giai đoạn quan trọng của quá trình cách mạng liên tục của việc thể hiện tinh thần của Chủ nghĩa lập hiến. Mỗi một Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự trừu tượng của những tư tưởng chính trị của giai đoạn đó vào hiện thực cụ thể. Mỗi bản Hiến pháp thể hiện một bước hướng về một quá trình liên tục phác hoạ đường nét và các góc cạnh của Chính phủ. Một thời chỉ có Hiến pháp Mỹ là Hiến pháp thành văn. Ngày nay, tất cả, ngoại trừ sáu, trên tổng số 168 quốc gia trên thế giới đã có hoặc sẽ có Hiến pháp thành văn trong một bản văn thống nhất. Những lựa chọn cho việc biên tập này là những dấu mốc trong quá trình hướng tới ý tưởng của những Hiến pháp thành văn như vậy. Những Hiến pháp này sẽ giải thích và ủng hộ cũng như mở rộng những tư tưởng chính trị nổi trội của thời kỳ hiện đại cũng như tại thời đại mà nó được tạo ra.
Tư tưởng của Chủ nghĩa lập hiến còn già cỗi hơn cả sự tồn tại của Hiến pháp thành văn. Chủ nghĩa lập hiến đặt ra giới hạn cho Chính phủ, loại trừ một số phương tiện mà quyền lực công có thể thực hiện. Chủ nghĩa lập hiến đặt ra biên giới giữa nhà nước và cá nhân, cấm nhà nước xâm nhập, can thiệp vào một số lĩnh vực dành riêng cho hành động cá nhận. Chủ nghĩa lập hiến ngoài ra còn một ý nghĩa sâu hơn và trở thành truyền thống, đòi hỏi Chính phủ phải trung thành với việc thừa nhận các thủ tục tập quán. Ý tưởng về Hiến pháp trong khía cạnh thủ tục này có thể truy nguyên ngược về Aristotle, người mà qua tác phẩm Chính trị và tác phẩm Hiến pháp của các nhà nước Athen của mình đã miêu tả tất cả những sự dàn xếp chính trị nổi tiếng của Hy lạp cổ đại. Nhưng cả Aristotle và tác phẩm của những người kế thừa tư tưởng lập hiến của ông ta cho đến trước thời đại của Chủ nghĩa lập hiến Mỹ đều không nhìn thấy một bản văn Hiến pháp với tư cách là công cụ bảo đảm quyền tự do cá nhân hoặc là phương tiện thể hiện chủ quyền của số đông. Đây chính là đóng góp lớn nhất của nước Mỹ cho Chủ nghĩa lập hiến.
Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ tuyên bố việc ban hành nhân danh nhân dân: “Chúng tôi, nhân dân.” ý rằng trong phạm vi quyền lực của nhân dân, họ đã xem xét lựa chọn các phương tiện thực hiện sự quản lý của họ và thiết lập mô hình vận hành của Chính phủ của họ là một khái niệm hiện đại, và được xem là ý tưởng của nước Mỹ. Có những điều mà những nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ muốn đưa vào Hiến pháp bởi vì một bản Hiến pháp thành văn, ngay từ bản chất của nó, được thiết kế để tồn tại dài hơn, cơ bản hơn là một đạo luật bình thường. Và ý tưởng Mỹ quốc này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người nghiên cứu Hiến pháp ở mọi nơi. Nhưng những người Mỹ ngoài ra đã nghiên cứu và học hỏi các học thuyết về Hiến pháp từ những nhà triết học chính trị ở Châu Âu.
Những bản Hiến pháp thành văn đầu tiên đã thể hiện hai học thuyết chính trị quan trọng: Khế ước xã hội và pháp luật tự nhiên. Những khái niệm này đã được đem đến những ý nghĩa đặc biệt bởi hai nhà triết học John Locke và Jean Jacques Rousseau. Họ tranh luận rằng Chính phủ phải dựa trên ý chí của nhân dân, chứ không phải dựa vào một chính thể quân chủ toàn năng hay một đức Chúa nào cả. Theo Locke, Chính phủ được thành lập hợp lệ như là kết quả một Khế ước trong đó mọi cá nhân cam kết sẽ chấp nhận quyền tài phán của trọng tài chung. Theo Khế ước này, Chính phủ được thành lập, đưa ra cam kết thực hiện thẩm quyền của nó nhân danh nhân dân. Đồng thời, nhân dân vẫn giữ lại quyền nổi loạn lật đổ Chính phủ khi Chính phủ không thực thi đầy đủ nghĩa vụ của nó theo Khế ước xã hội. Nhân dân sẽ không nổi loạn trừ khi sự lạm dụng quyền lực của Chính phủ diễn ra dài và tiếp tục kéo dài.
Vì mục đích bảo đảm sự ổn định của Chính phủ, điều rõ ràng đối với những người thấm nhuần tư tưởng của Aristotle rằng cần phải có một loại văn bản ở mỗi quốc gia để thiết lập các điều kiện cụ thể của Khế ước xã hội đó. Thuộc địa Mỹ châu là nơi lý tưởng để thử nghiệm tư tưởng của John Locke. Những người thuộc địa châu Mỹ đã quen thuộc với tài liệu thành văn phác hoạ mô hình Chính phủ, đã nhận được những bản điều lệ cụ thể từ hoàng gia Anh hoặc tự mình viết ra điều lệ cho Chính phủ của mình trong tân thế giới (mà Mayflower Compact là một ví dụ). Bản thân Locke đã thử viết Hiến pháp cho Virginia.
Yếu tố “Luật tự nhiên” trong các bản Hiến pháp đã đưa đến cho các bản Hiến pháp này tính thiêng liêng của một loại luật có giá trị cao hơn. Đối với “một nhà nước theo Chủ nghĩa lập hiến hiện đại tại thời điểm nó được thành lập và với một phạm vi rộng lớn đã hợp thức hoá các điều kiện của học thuyết pháp luật tự nhiên. Trong khi ý tưởng cổ đại về một loại pháp luật tự nhiên thần thánh, bất khả xâm phạm và trường tồn đã được trần tục hoá trong thế kỷ 17, nó vẫn đem lại nguồn bền vững trong một thế giới không ổn định. John Lock đã sử dụng pháp luật tự nhiên để ủng hộ các quyền tự nhiên của con người, và do đó đã giới hạn quyền lực của nhà nước. Các Hiến pháp thành văn theo học thuyết của Locke đã thể hiện các quyền tự nhiên truyền thống trong các điều khoản cụ thể. Rousseau, ở khía cạnh khác, đã xây dựng phân tích của mình về Khế ước xã hội trên cơ sở “ý chí chung”, chấp nhận một phiên bản triệt để hơn của pháp luật tự nhiên, không dựa nhiều vào các tập quán trong quá khứ mà dựa vào việc đáp ứng ý muốn của đám đông.
Tiền lệ cho Hiến pháp thành văn được “phát triển lần đầu tiên ở Bắc Mỹ, và được tự nhiên hoá ở Pháp và từ đó chuyển tới lục địa Châu Âu, và từ đó đã trải rộng trong thời đại chúng ta”. Mặc dù rõ ràng có những tiền đề rõ ràng của nó, Thomas Paine nhìn nhận Hiến pháp Mỹ như một phát minh sống động. Theo quan điểm của ông ta, “Hiến pháp không phải là hành động của Chính phủ, mà là của nhân dân thành lập Chính phủ và một Chính phủ không có Hiến pháp là quyền lực không có quyền (không chính đáng)”. Theo Paine, đối với hầu hết các nhà nghiên cứu Hiến pháp kể từ thời đại của ông ta, một công thức đáng chú ý nhất được nhân dân lập ra về luật cơ bản của nó là một đóng góp mới của người Mỹ đối với nghệ thuật hay khoa học về Chính phủ. Không còn tồn tại nữa những tập quán cổ đại hoặc những đạo luật cổ xưa được xem như là nguồn gốc của thẩm quyền chính trị. Sau trải nghiệm của người Mỹ với các Hiến pháp thành văn, đã tồn tại mô hình phát triển Hiến pháp trong tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đấy là lý do tại sao hợp tuyển Hiến pháp này mở đầu bởi những bản Hiến pháp Mỹ đầu tiên.
Nỗ lực có lý trí đầu tiên trên thế giới nhằm thiết kế một Chính phủ có khả năng tự quản được thực hiện ở Connecticut. Sắc luật cơ bản 1638-1639 của nó xuất phát từ những người chủ đất của giáo hội tin lành phục vụ nhu cầu của cộng đồng trần tục. Mặc dù có nguồn gốc tôn giáo, nó đã tồn tại như một Hiến pháp chính trị cho đến 1818, rất dài sau thời kỳ cách mạng Mỹ.
Hiến pháp Virginia 1776 là nguồn gốc chính cho Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nó chấp nhận học thuyết của Locke về pháp luật tự nhiên và thể hiện nó trong Bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới. Nó đưa ra ví dụ và mô hình cho các lực lượng tiến bộ ở Châu Âu, những người coi Hiến pháp như là một phương tiện bảo đảm quyền tự do cá nhân, cũng như bản vẽ cho một Chính phủ được thiết lập trên cơ sở đa số.
Hiến pháp Pennsylvania 1776 thậm chí còn có ảnh hưởng mạnh hơn ở Châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, nơi mà những người nghiên cứu Hiến pháp đã tin tưởng một cách sai lầm rằng nó đã được soạn thảo bởi một người cực kỳ nổi tiếng Benjamin Franklin.Nó ngoài ra còn ảnh hưởng vào lục địa bởi vì nó là bản Hiến pháp Mỹ duy nhất đưa ra mô hình một viện lập pháp. Điều này rất quan trọng đối với những người cách mạng họ coi thượng viện như là đại điện và duy trì tầng lớp quý tộc.
Hiến pháp Massachusetts 1780, dựa vào học thuyết “Hiến pháp hỗn hợp” được khắc hoạ bởi tác giả ban đầu, John Adams, đó là Hiến pháp của bang phát triển nhất trướckhi Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1787 được thông qua. Các quy định của nóvừa cụ thể vừa tinh vi, phức tạp và nó chứa đựng những đặc điểm được nghiên cứuvà mô phỏng theo bởi những nhà soạn thảo Hiến pháp sau đó trên khắp thế giới.
Hiến pháp Ba lan 1791 là một bản văn mờ nhạt nhất trong hợp tuyển này. Mặc dù nó làbản Hiến pháp thành văn thứ hai trên thế giới, nó ít được biết đến ngoài nướcnhà. Nó bắt nguồn cảm hứng từ mô hình Mỹ và ảnh hưởng bởi các học thuyết chínhtrị Pháp và kinh nghiệm của người Anh. Nó thể hiện sự thoả hiệp trong việc đạt đượccàng nhiều tự do cá nhân càng tốt trong bối cảnh phải trung thành với mô hìnhquân chủ chuyên chế ở Trung Âu và Đông Âu. Bởi vì Hiến pháp này chứa đựng cả hệ thống quân chủ và chế độ quý tộc theo thừa kế, nên nó không nhận được sự tán thành của những người nghiên cứu Hiến pháp sau đó.
Cùng vào 1791, bốn tháng sau đó Hiến pháp Pháp đầu tiên được thông qua, sát nhập trong nó Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân 1789. Mặc dù Pháp chịu nhiều bất ổn chính trị kéo dài trong những năm sau cách mạng, sức lôi cuốn của bản Hiến pháp tồn tại ngắn ngủi 1791 vẫn rất mạnh. Đối với những người cải cách bảo thủ, giới hạn quân chủ được xác lập bởi Hiến pháp đã đưa ra một phương tiện thoả hiệp có thể chấp nhận để bảo vệ quyền của đa số, trong khi cắt bớt các đặc quyền của hoàng gia. Những nhà cải cách triệt để có thể nói với những người theo họ (và thế giới) rằng họ đã bảo đảm việc chấp nhận các quy định về nhân quyền cái mà nội dung của nó vượt xa Bill of rights (đạo luật về các quyền cơ bản) của Hiến pháp Mỹ. Họ đã đưa cách mạng của họ vào Hiến pháp và đưa ra một mô hình Hiến pháp Châu Âu.
Hiến pháp Cadiz 1812 của Tây Ban Nha, bản Hiến pháp vay mượn nhiều từ tiền lệ nước Pháp, tại thời điểm đó là bản Hiến pháp ảnh hưởng mạnh nhất Châu Âu. Nó được mang sang Bồ Đào Nha, Naples, Nga và các lò phiến loạn chính trị thời kỳ hậu Napoleon. Ở Mỹ Latinh nó là nguồn cảm hứng và hướng dẫn các nhà lãnh đạo cáchmạng tìm kiếm độc lập dân tộc. Trong khi tất cả họ đều biết và chịu ảnh hưởngcủa mô hình Hiến pháp Mỹ, họ ngoài ra muốn cái gì đó từ Châu Âu và phong cáchHispanic (thuộc về Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) và Hiến pháp Cadiz đáp ứng yêu cầuđó.
Đối với các học giả Mỹ La tinh, điều thú vị nhất của những bản Hiến pháp thủa ban đầu là Hiến pháp Bolivia 1826. Được chuẩn bị bởi Những người tự do Vĩ đại, Simon Bolivar. Bản Hiến pháp này đưa ra mô hình của độc tài số đông và sau đótrở thành phổ biến trong khu vực.
Tại Châu Âu, Hiến pháp Bỉ 1831 đưa ra mô hình chính cho việc cải cách Hiến pháp sau hơn một trăm năm thông qua Hiến pháp. Trong khi người Bỉ và những nhà lịch sử Hiến pháp vẫn coi Hiến pháp 1831 không bao giờ bị huỷ bỏ và vẫn có hiệu lực, thì nó đã có rất nhiều thay đổi bởi các lần sửa đổi, bổ sung đến nỗi tầm quan trọng và các giá trị tiên phong của nó chỉ có thể được hiểu qua việc nghiên cứu bản gốc mà không thể tìm thấy trong bản Hiến pháp hiện hành.
Chủ nghĩa liên bang là một trong những đối tượng quan trọng của nghiên cứu Hiến pháp và các đặc điểm cơ bản của các Hiến pháp của rất nhiều nước quan trọng nhất trên thế giới. Hợp chủng quốc Hoà Kỳ, Canada, Mexico, Brazil, Argentina,Venezuela, Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, Liên Xô, Yugoslavia, Nigeria, Ấn Độ và Úc nằm trong số đó. Và mỗi một quốc gia này có một bản Hiến pháp liên bang chi tiết, được xây dựng trên nền tảng liên bang Mỹ, nhưng một số biện pháp bị ảnh hưởng bởi tiền lệ của Thuỵ Sĩ. Thậm chí đối với những nơi không theo mô hình Thuỵ Sĩ thì mô hình này vẫn được nghiên cứu, phân tích. Ta có thể hiểu tốt nhất mô hình Thuỵ Sĩ qua việc xem bản Hiến pháp Thuỵ Sĩ 1848. Điều đặc biệt ở đây là các điều khoản về dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Năm 1848 là năm cách mạng của Châu Âu, và năm của rất nhiều bản Hiến pháp mới. Một trong những chiến thắng của tinh thần 1848 là việc đưa ra Hiến pháp Đức 1848, được chuẩn bị bởi Hội đồng những người cải cách ở Frankfurt. Họ đã đưa nguyên tắc chủ quyền của số đông và các quyền cá nhân lên một tầm cao mới hơn so với những gì đạt được của các bản Hiến pháp đương đại. Điều không may mắn, các điều kiện của Đức vào ngày đó không cho phép thông qua những nguyên tắc tiến bộ của Hiến pháp này, nhưng tinh thần và ảnh hưởng của nó vẫn sống mãi.
Nhật Bản đã tạo ra mô hình quân chủ lập hiến vào 1889 với bản Hiến pháp dựa trên sự truyền đạt của những học giả Châu Âu. Hiến pháp này đã chấm dứt hệ thống phong kiến Nhật Bản. Nhưng nó còn chưa đạt được việc xây dựng một mô hình dân chủ hiện đại. Đối với Châu á, cuối thế kỷ 19, Hiến pháp Nhật Bản được xem như là ngọn đuốc soi sáng, nhưng đặc điểm chính của một Chính phủ chuyên chế vẫn được giữ lại, mặc dù mang hình thức hiện đại.
Tư tưởng cộng hoà vươn tới Châu á dưới hình thức của Hiến pháp 1911 của Cộng hoà Trung Hoa. Dân chủ và quyền cá nhân là đặc điểm nổi trội của bản Hiến pháp chịu ảnh hưởng Phương tây này. Trong khi các nguyên tắc của Chủ nghĩa lập hiến không được thường xuyên áp dụng trong thực tiễn Trung Hoa, những tư tưởng về Hiến pháp đó là đối tượng nghiên cứu quan trọng, không chỉ đối với Cộng hoà nhân dânTrung Hoa, Đài Loan, Hồng Kông, mà xuyên suốt “thế giới không Phương tây”. Nội dung và lịch sử của nó là rất quan trọng khi phân tích việc xuất khẩu mô hình Hiến pháp Mỹ và Châu Âu vào thế giới thứ ba.
Bản Hiến pháp cuối cùng của Đế chế Nga được ban hành năm 1906 và nó là cố gắng vô ích nhằm ngăn chặn trào lưu cải cách triệt để và cách mạng. Những nhượng bộ đạt được từ Nga hoàng không đủ đáp ứng thành lập một Chính phủ đại diện cho nhiều người hơn. Hiến pháp này đã giảm bớt tính chuyên chế và tăng cường trách nhiệm đối với nhu cầu của nhân dân Nga, cơ hội trong tương lai cách mạng đầy bạo lực sẽ giảm xuống. Trong khi Hiến pháp này thất bại, nó là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Hiến pháp, và những đặc điểm của Hiến pháp Nga hoàng được lặp lại trong Hiến pháp của Lenin sau cách mạng Nga.
Hiến pháp Mexico 1817 là một trong những bản Hiến pháp chịu ảnh hưởng mạnh nhất củacác Hiến pháp hiện đại, đưa ra một nguồn gốc phi Mác cho các quyền kinh tế, xã hội. Trong khi mô hình Mexico đã khơi dậy cảm hứng cho sự phát triển ở Mỹ La-tinh, nó xứng đáng được nghiên cứu bởi những nhà cải cách bởi rất nhiều đặc điểm tiến bộ của nó. Qua rất nhiều sửa đổi thường xuyên, bản Hiến pháp hiện tại đã làm mờ đi những nền tảng cơ bản, bản Hiến pháp gốc 1817 được đưa ra ở đây sẽ làm sáng tỏ những cách tiếp cận cơ bản của nó.
Hiến pháp 1918 của Lenin đưa ra mô hình Marxist đầu tiên trên thế giới. Bởi vì mỗi bản Hiến pháp Xô-viết được xem là minh hoạ cho một giai đoạn của sự phát triển Marxist, dẫn đến kết quả cuối cùng sự biến mất của nhà nước, nên điều rất quan trọng là hiểu được bản chất giới hạn của Hiến pháp Xô-viết đầu tiên này.
Ngược lại, Hiến pháp Weimar 1919 của Đức thể hiện sự phát triển cao nhất của tư tưởng dân chủ tự do trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù triết học Weimar gặp bế tắc trong thời kỳ phát xít, nhưng nó được hồi sinh và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai của Đức, được rất nhiều người thừa nhận là bản Hiến pháp dân chủ nhất của thời kỳ đó. Hiến pháp 1919 chứa đựng rất nhiều đặc điểm quan trọng đối với thực tiễn dân chủ tự do và được nghiên cứu rộng rãi ở những không gian riêng biệt như Brazil và Nam Hàn Quốc thậm chí cả nơi nó không được thực hiện. Trong thực tế, Đạo luật cơ bản của Cộng hoà liên bang Đức giữ lại năm điều của Hiến pháp Weimar.
Một nền dân chủ Châu Âu khác, tương tự như Cộng hoà Weimar, được ra đời trong đống tro tàn của chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là Estonia, nay được sát nhập vào Liên Xô. Hiến pháp Estonia 1920 đã mờ nhạt trong trí nhớ của những học giả nghiên cứu Hiến pháp, giống như chính nền dân chủ xấu số của nó. Nhưng Hiến pháp Estonia là một trong những Hiến pháp dân chủ tự do tiến bộ nhất của mọi thời đại, và có tầm quan trọng trong nghiên cứu so sánh. Đóng góp lớn nhất của nó là sự chú ý của nó đến một loại quyền: quyền con người mới – quyền của nhóm. Trong công thức Hiến pháp của tư tưởng này (và trong một số đặc điểm khác của Hiến pháp này), Hiến pháp Estonia đóng vai trò hàng đầu trong thời đại đó.
Những bản Hiến pháp này là những bản Hiến pháp không chỉ làm nên lịch sử mà sẽ tiếp tục làm nên lịch sử, bởi vì việc nghiên cứu nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đối vớiquá trình kéo dài mãi mãi của việc xây dựng Hiến pháp.
Albert P. Blaustein
Jay A. Sigler