Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

Challenges and Solutions For Legal Transplantation: A Case Study In Vietnam



CHALLENGES AND SOLUTIONS 

FOR LEGAL TRANSPLANTATION: A CASE STUDY IN VIETNAM

Nguyen Minh Tuan

Assoc. Prof. Dr., Senior Lecturer, University of Law, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy street, Cau Giay district, Hanoi, Vietnam

PSYCHOLOGY AND EDUCATION Vol. 61 No. 9 (2024): 1368-1372
ISSN: 0033-3077

Full text download: 

http://psychologyandeducation.net/pae/index.php/pae/article/view/9284/7406 

ABSTRACT

In Vietnam, legal transplantation is not entirely a recent problem, because in Vietnamese history, they have partially transplanted Chinese law, French law, and Soviet law. Legal implantation is not an undemanding job. Recognizing the difficulties and challenges in legal transplantation is very meaningful in both theoretical and practical aspects. In this article, the author points out the challenges of legal transplantation, and initially offers practical solutions to improve the effectiveness of legal transplantation in Vietnam in the coming time. 

KEYWORDS

Legal transplantation, challenges in law transplantation, foreign law

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

GIÁO TRÌNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA ASEAN

 

GIÁO TRÌNH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 

CÁC QUỐC GIA ASEAN

GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên), 

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS. Mai Văn Thắng, 

TS. Lê Thị Phương Nga, TS. Nguyễn Văn Quân

Tủ sách khoa học MS: 603-KHXH-2024, ISBN: 978-604-43-2298-8, 

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2024

Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã và đang có nhiều đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả trong hợp tác toàn diện của ASEAN. Nghiên cứu, tìm hiểu nhà nước, pháp luật các quốc gia ASEAN cùng những đặc trưng cơ bản về địa lý, dân số, văn hóa, lịch sử như là những yếu tố tác động đến có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý quan trọng, góp phần nhận thức và triển khai thực hiện chính sách hội nhập khu vực và quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với cách tiếp cận liên ngành, nghiên cứu nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN đồng thời còn giúp ta hiểu thêm những nét cơ bản về xu hướng phát triển của các quốc gia ASEAN cả về nhà nước, pháp luật, quản trị quốc gia và về quản trị địa phương. Học phần nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật học cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN, giúp người học nhận biết được những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa, lịch sử, chính trị, hình thức, tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật của từng quốc gia thành viên ASEAN. 

Cơ cấu tổng thể của giáo trình này gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là nhập môn nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN, tổng quan về ASEAN, tổng quan về nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN. Phần thứ hai là về nhà nước và pháp luật các quốc gia thành viên ASEAN. 

Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết khi biên soạn giáo trình này. Các tác giả xin được tiếp thu các ý kiến nhận xét, góp ý, gợi mở về nội dung giáo trình để hoàn thiện hơn trong những lần tái bản tiếp theo.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách này tới bạn đọc!

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (Đồng chủ biên), 

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, 

PGS.TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Thị Duyên Thảo

Tủ sách khoa học: MS: 602-KHXH-2024, 

ISBN: 978-604-43-2297-1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2024

Xã hội học pháp luật là một trong những lĩnh vực cơ bản của khoa học pháp lý và đào tạo luật học. Trên phương diện thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng, xã hội học pháp luật ngày càng có vị trí, vai trò, giá trị hữu ích trong xây dựng, thực hiện, áp dụng pháp luật, tạo lập văn hóa pháp luật; đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, quản trị quốc gia, quản trị địa phương. 

Nội dung Giáo trình này bao gồm những kiến thức cơ bản của xã hội học lý thuyết và xã hội học ứng dụng tập trung vào các lĩnh vực xây dựng pháp luật, thưucj hiện, áp dụng pháp luật, xã hội học vi phạm pháp luật, xã hội học tội phạm, xã hội học văn hóa pháp luật và giáo dục pháp luật, xã hội học về xung đột xã hội. Đồng thời trong cơ cấu của Giáo trình này còn có hợp phần về lịch sử hình thành, phát triển xã hội học pháp luật; các trường phái xã hội học pháp luật cơ bản; xã hội học trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật tư và xã hội học xung đột xã hội. 

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình này tới bạn đọc và mong muốn nhận được sự góp ý, gợi mở của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, sinh viên và đông đảo bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này trong các lần tái bản tiếp theo.

Trân trọng giới thiệu!

VALUES OF PROTECTING HUMAN RIGHTS IN CRIMINAL PROCEDURAL CODE OF LE DYNASTY IN VIETNAM

VALUES OF PROTECTING HUMAN RIGHTS 

IN CRIMINAL PROCEDURAL CODE OF LE DYNASTY 

IN VIETNAM


Nguyen Minh Tuan
International Journal of Law, Justice and Jurisprudence
2024, Vol. 4, Issue 2, Part B, pp. 125-128. 
Int. J. Law Justice Jurisprudence, 2024; 4(2): 125-128
Download full text: https://www.lawjournal.info/article/131/4-2-14-318.pdf 




Abstract: Vietnam has possessed a distinct and exceptional Criminal Procedure Code known as the Criminal Procedure Code of the Le Dynasty since the latter part of the 18th century. While the Le Dynasty drew inspiration from Chinese law, they did not simply copy it. Instead, they created their own Criminal Procedure Code alongside the Criminal Code. Containing a total of 31 articles, this Code provides a comprehensive set of guidelines and protocols for addressing a wide range of cases, including murder, robbery, theft, gambling, and even crimes involving the mistreatment of innocent individuals. This approach, when placed in the historical context of that time, is truly unique. This Code is widely regarded as one of the earliest Criminal Procedure Codes in Eastern countries. The author of this article will examine the content and significance of this Code to highlight the importance of safeguarding human rights and legitimate interests. These values, as per the author's perspective, can be further upheld and advanced in the present circumstances. 

Keywords: Criminal procedural code, criminal code, le dynasty, protection of human rights, Vietnam

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, ÁP DỤNG LUẬT MỀM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, ÁP DỤNG LUẬT MỀM 

Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Nguyễn Minh Tuấn

Tống Thị Phương

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 12 (491)/2024, tr. 3-9

Trên thế giới đương đại và đặc biệt trong xu thế mở rộng nguồn của pháp luật hiện nay, luật mềm ngày càng trở nên phổ biến. Thuật ngữ này được sử dụng để nói đến các công cụ không chính thức xác lập hiệu lực pháp lý, nhưng trên thực tế có thể đem lại những ảnh hưởng pháp lý nhất định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận và áp dụng. Trong bài viết này, các tác giả phân tích các quan niệm hiện nay về luật mềm, thực trạng nhận thức, áp dụng luật mềm ở Việt Nam và đề xuất một số khuyên nghị.