Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

KHI HIẾN PHÁP LÀ CÔNG CỤ BẢO VỆ DÂN QUYỀN



Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, Ảnh: Báo Lao động
Nguyễn Minh Tuấn
Chiều ngày 17/4/2012, người phát ngôn của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ.[1] Nội dung các câu hỏi và trả lời về Bản báo cáo này xoay quanh các vấn đề như: có nên đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai không, quyền cơ bản của công dân nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng nào, tổ chức quyền lực nên được sửa đổi ra sao để vừa chống nguy cơ lạm quyền, vừa bảo vệ dân quyền.
Liên quan đến những câu trả lời của Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, tôi thấy còn một số vấn đề chưa thực sự sáng tỏ, cần tiếp tục trao đổi để làm rõ như sau:

ĐỒNG TIỀN VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC

Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo tại lớp học. Ảnh: Báo Giáo dục Việt nam

Nguyễn Minh Tuấn
Đọc bài viết “Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo ngay trên lớp học” đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam ngày 20/4/2012 tôi thực sự bất ngờ, vì không hiểu tại sao học viên Lê Trần Công - một học viên đã lớn tuổi, học ở bậc học cao như vậy lại có thể nghĩ nông cạn và có cách ứng xử thiếu suy nghĩ như vậy. Không hiểu lý do gì mà học viên này tự cho mình cái quyền vô lễ với thầy giáo và lớn tiếng trước lớp rằng “Tôi đóng tiền, tôi học". Không biết có bao nhiêu người như học viên này vẫn lầm tưởng rằng đồng tiền là thước đo mọi chuẩn mực của xã hội, có tiền là có tất cả? 

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

CƠ CHẾ BẢO HIẾN Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 9/4/2012,
truy cập đường link gốc tại đây, bản đầy đủ hơn tại đây


Bảo hiến ngày nay là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác động trực tiếp đến cả hệ thống pháp luật. Mô hình bảo hiến ở Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những mô hình bảo hiến tân tiến rất đáng tham khảo đối với nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn xây dựng một cơ chế bảo hiến thành công, triệt để theo nghĩa hiện đại.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả cho rằng có ba nguyên nhân cơ bản đảm bảo cho thể chế bảo hiến ở Đức thành công:

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

VÌ SAO CƠ CHẾ BẢO HIẾN THÀNH CÔNG Ở ĐỨC?

Nguyễn Minh Tuấn

Trong bài viết "Thêm một lời bàn về thể chế bảo hiến" đăng trên Tạp chí Tia sáng ngày 29/3/2012, PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa đã chỉ ra rằng chúng ta có thể dễ dàng vay mượn một mô hình nào đó giống như một chiếc vương miện vào xứ mình, nhưng vấn đề đặt ra là liệu vương miện ấy có  tỏa sáng quyền uy, có bảo vệ được dân quyền thực sự được hay không mới là điều thực sự cần bàn. Tôi hoàn toàn đồng tình và chia sẻ với những trăn trở này. Cơ chế bảo hiến thực tế chỉ có thể ra đời và phát huy tác dụng tích cực khi nó được đặt trong những điều kiện của một bản Hiến pháp thực sự dân chủ, cùng với những đảm bảo cụ thể về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Nhiều học giả hiện nay đánh giá cao cơ chế bảo hiến ở Đức, coi đây là một trong những mô hình thành công trên thế giới và rất đáng tham khảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là vì sao cơ chế bảo hiến lại có thể thành công ở Đức, ẩn sau thành công ấy là những điều kiện, tiền đề nào? Bài viết dưới đây tôi xin chia sẻ quan điểm cá nhân cùng góp bàn, lý giải về vấn đề này.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng sở dĩ cơ chế bảo hiến ở Đức có thể thành công là do cơ chế này đã hội tụ được đầy đủ cả ba điều kiện cơ bản sau đây:

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ MICHAEL SANDEL VỀ CÔNG LÝ

GS Michael Sandel, Ảnh: NewStatesman
GS Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard. Bài giảng dưới đây của ông bàn về nhiều vấn đề như công lý, bình đẳng, dân chủ, đạo đức, pháp luật v.v... 
Đây là những vấn đề mà lâu nay vẫn thường được nhiều người hiểu là khô khan, phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên khi nghe GS Michael Sandel giảng người ta thấy điều ngược lại, vấn đề trở nên thú vị, sinh động và thiết thực đến không ngờ. Thông qua việc đưa ra các ví dụ, các câu hỏi mở, cùng lối dẫn dắt vấn đề đầy thuyết phục, ông đã đưa tất cả người học cùng tham gia vào một cuộc chơi khoa học - một cuộc chơi mà ai cũng muốn tham gia, khi tham gia ai cũng phải tư duy, phải suy nghĩ và mọi người đều cùng được hưởng lợi từ cuộc chơi ấy.