Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI GIỮA LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ Ở ĐỨC: LỊCH SỬ, TRANH LUẬN VÀ GỢI MỞ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 31/12/2012, truy cập đường link gốc tại đây
Việc phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư đã trở thành một truyền thống pháp luật ở Đức cũng như những nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Vấn đề tưởng như đã rõ ràng, đã trở thành kinh điển, nhưng hóa ra vẫn còn đó nhiều vấn đề bỏ ngỏ cần lời giải đáp như: Tư tưởng, học thuyết về phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư có từ bao giờ, được kế thừa, phát triển ra sao ở Đức? Những lĩnh vực pháp luật cụ thể nào thuộc luật công, luật tư? và quan niệm của các nhà luật học Đức hiện nay về vấn đề này như thế nào, những vấn đề lý luận nào cần tiếp tục được giải đáp? Bài viết dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi trên từ góc nhìn lịch sử pháp luật và thực tiễn lý luận ở CHLB Đức.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

SO SÁNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV, chủ đề: "Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững", do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức ngày 26-28/11/2012 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà nội.
I. Đặt vấn đề
Pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (dưới đây viết tắt là TNBTCNN) là một phần của trật tự pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức nhà nước hiện đại, có mục đích là kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật và sự công bằng, nhằm bảo vệ quyền con người và quyền công dân.[1] Hay nói cách khác, trong nhà nước pháp quyền, nhà nước không phải là vị vua đứng trên hay đứng ngoài pháp luật mà là trong luật (im Recht) và phải hành động đồng thời chịu trách nhiệm giống như mọi công dân.[2] Nhà nước pháp quyền ngày nay là một trong những điều kiện thiết yếu để phát huy dân chủ, tự do và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững.[3]

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

BỐN NGUYÊN TẮC THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG

Nguyễn Minh Tuấn

Thuyết trình thành công không dễ. Muốn thành công, người thuyết trình nên hiểu bốn điều quan trọng sau đây: thuyết trình cái gì (hiểu mình), thuyết trình cho ai (hiểu người), thuyết trình như thế nào? (hiểu cách làm) và thuyết trình để làm gì (hiểu mục đích).

1. Hiểu mình (hiểu vấn đề mình trình bày)
Phải biết những gì mình nói. Đừng nói về những gì mình không biết! Những vấn đề chưa thực sự chắc chắn, cần phải hết sức thận trọng. 
Hiểu thấu vấn đề cần trình bày. Biến những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản. 

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

ÁN LỆ TRONG TƯƠNG LAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Luật thành văn dù có chặt chẽ, rõ ràng, ổn định, song cũng ẩn chứa những hạn chế cố hữu là cứng nhắc, giáo điều và nhiều khi đi sau thực tiễn cuộc sống. Án lệ chính là một dạng nguồn quan trọng của pháp luật[1], bổ khuyết cho những nhược điểm đó.  
Không phải đến bây giờ vấn đề án lệ mới được đặt ra ở Việt Nam, mà thực tế trong lịch sử pháp luật Việt Nam, từ thế kỷ thứ 15, Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều điều khoản mang dấu ấn, hay là sự tổng kết t “án lệ”. Chẳng hạn như Điều 396 qui định: “Ông tổ là Phạm Giáp sinh con giai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa 2 mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn 5 sào để cho con trai của Phạm ất giữ làm hương hỏa. Con trai của Phạm Ất lại sinh toàn con gái mà con thứ là Phạm Bình có con trai lại có cháu trai, thì số 5 sào hương hỏa hiện tại phải giao lại cho con trai, cháu trai Phạm Bình. Nhưng không được đòi lại cho đủ 2 mẫu hương hỏa của tổ trước mà sinh cạnh tranh.”

CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở ĐỨC

Ảnh: Pháp luật TPHCM

 Nguyễn Minh Tuấn
Nhiều người hiện nay thường mắc sai lầm khi nói rằng ở Đức nói riêng và ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Continental law) nói chung "chỉ tồn tại luật thành văn, mà không tồn tại án lệ" và cho rằng đây là đặc trưng điển hình để phân biệt với dòng họ pháp luật thông luật (Common law). Cách hiểu này hoàn toàn không đúng.
Khi áp dụng cho các vụ việc cụ thể, thẩm phán Đức bắt buộc phải căn cứ trước tiên vào Luật cơ bản (Hiến pháp Đức) và các đạo luật của Nghị viện ("Bindung an das Gesetz" - Điều 20 Khoản 3 Luật cơ bản) và sau đó mới là các loại nguồn pháp luật khác. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là ở Đức không có án lệ. Ở Đức vẫn tồn tại án lệ (Tiếng Đức: Richterrecht/Tiếng Anh: the precedent).