Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM CHO THẤY DÂN QUYỀN

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: BBC Vietnamese, đăng ngày 26/3/2012, đường link gốc tại đây
Theo dự thảo đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa thống nhất việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm với các chức danh do Quốc hội bầu, bao gồm cả Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Dự thảo này được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo ngày thứ sáu 23/3, sau khi Ủy ban Thường vụ có phiên thảo luận đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.[1]

BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ THĂM DÒ TÍN NHIỆM Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 26/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây

Bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ của Nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Bỏ phiếu tín nhiệm phải mang trong nó ý nghĩa cải tổ, xây dựng, ngăn chặn sự tồn tại kéo dài một Chính phủ yếu kém.
Ở CHLB Đức, công cụ quan trọng nhất của Hạ nghị viện nhằm kiểm soát quyền lực Chính phủ là Hạ viện có quyền tuyên bố bất tín nhiệm Thủ tướng.
Lần đầu tiên trong lịch sử của Đức vấn đề Hạ nghị viện có quyền bỏ phiếu  tín nhiệm Thủ tướng được đặt ra tại Điều 54 Hiến pháp dân chủ của Cộng hòa Weimar năm 1919. Sau một thời gian thực hiện, qui định này tỏ ra bất cập, vì theo qui định này Hạ viện có quyền bất tín nhiệm Thủ tướng, nhưng không qui định nghĩa vụ của Hạ viện phải đồng thời tìm ra được một người kế nhiệm thay thế Thủ tướng xứng đáng hơn. Những nhà khoa học và các chính trị gia cho rằng qui định này không chứa đựng trong đó yếu tố xây dựng hay cải tổ (destruktives Missvertrauensvotum) và có thể dẫn tới nguy cơ chia rẽ nội bộ hoặc duy trì một Chính phủ yếu, thiếu bền vững.[1]
Rút kinh nghiệm từ Hiến pháp cộng hòa Weimar, Luật cơ bản (LCB) của Cộng hòa liên bang Đức[2] sau này tại Điều 67 Khoản 1 Câu 1 đã qui định Hạ viện chỉ có thể tuyên bố chính thức bất tín nhiệm Thủ tướng khi Hạ nghị viện đã bầu ra được một Thủ tướng kế nhiệm mới với tỷ lệ đa số tuyệt đối. Quy định này được gọi là bỏ phiếu tín nhiệm có tính chất xây dựng và cải tổ (konstruktives Missvertrauensvotum).[3]

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

BA GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA LUẬT CƠ BẢN ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
 Nguồn: Báo NguoiViet.de
đăng ngày 14/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Luật cơ bản (Grundgesetz) là văn bản pháp lý có giá trị và hiệu lực cao nhất trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật ở Đức hiện nay. Hơn 60 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, văn bản pháp lý này vẫn chứng tỏ sức sống kì diệu của nó và vẫn tiếp tục có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung trên nhiều phương diện ở nước Đức. Câu hỏi đặt ra vậy đâu là những giá trị căn bản nhất, những giá trị có tính chất nền tảng, quyết định nhất khiến cho văn bản pháp lý này có sức sống lâu dài như vậy? Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi cho rằng Luật cơ bản Đức có ba giá trị cốt lõi nhất và có ý nghĩa nhất sau đây:

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

KHI PHÁI ĐẸP KHÔNG CÒN LÀ CHÍNH HỌ


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de
đăng ngày 10/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Phụ nữ là ai? Phụ nữ là người có nhiều thiệt thòi, nhưng...họ cũng là người có những ưu ái mà đàn ông không thể có, đó là họ xinh đẹp, họ là phái đẹp và có thiên chức làm vợ, làm mẹ. 

Nhiều ưu ái thế, nhưng nhiều người vẫn không ngừng đấu tranh cho cái gọi là bình đẳng nam nữ một cách thái quá. Liệu họ có biết rằng THẾ GIỚI NÀY KHÔNG CÓ VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ SỰ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TUYỆT ĐỐI hay không?

Nam nữ sinh ra vốn đã là khác nhau và bất bình đẳng. Tự nhiên đã là như thế. Phụ nữ đấu tranh cho bình đẳng, vậy thì xin hãy cứ tiếp tục đấu tranh, hãy cứ làm những gì mình muốn, nhưng hãy cẩn thận, HỌ SẼ KHÔNG CÒN LÀ PHỤ NỮ NỮA, nếu như họ cứ muốn cái gì cũng phải như nam giới hoặc là hơn nam giới.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

XIN HÃY LÀ MỘT NGÀY BÌNH THƯỜNG

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de,
đăng ngày 8/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây


Đã qua lâu rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ một kỉ niệm mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đó là ngày 8/3 đầu tiên sống trên nước Đức.

Hôm đó, vì nghĩ là ngày quốc tế phụ nữ, tôi hồ hởi đến trường từ rất sớm, chúc mừng bà thư ký và các bạn nữ đồng nghiệp. Khi tôi chúc mừng mọi người ai cũng ngỡ ngàng, ngạc nhiên và...cười, vì chẳng ai nhớ hôm đó là ngày quốc tế phụ nữ cả. (!?)

Ngày hôm đó tôi đã có một buổi trao đổi thật sự rất thú vị với bạn đồng nghiệp của mình. Bạn chia sẻ rằng đã có một thời ở Đông Đức (DDR) người ta rêu rao khẩu hiệu "bình đẳng" (Gleichheit), nhưng thực tế đây là một khái niệm mơ hồ, không tưởng, những điều chỉ tồn tại ở trên thiên đường, còn ở Tây Đức (BRD) thì người ta thực tế hơn, họ đấu tranh đòi các quyền tự do (Freiheit) như tự do biểu tình, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đình công, tự do nghiên cứu khoa học, quyền được tham gia vào đời sống chính trị.... Sau này khi nước Đức thống nhất và cho đến hôm nay, phụ nữ Đức đã được hưởng những quyền tự do như thế, không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật mà được thực thi, hiện hữu trong cuộc đời thực.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

GÓP BÀN VỀ TỘI DANH GIẾT NGƯỜI VÀ VỤ VIỆC ĐOÀN VĂN VƯƠN

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de,
đăng ngày 7/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây

Liên quan đến tội giết người, TS. Nguyễn Sỹ Phương đã có loạt bài viết đăng trên Tia sáng phân tích các khía cạnh khác nhau của tội phạm này theo Luật hình sự Việt nam và Luật hình sự Đức. Tiếp tục góp bàn về chủ đề này, trong phần trình bày dưới đây tôi xin chia sẻ hai vấn đề: So sánh qui định về vấn đề tội phạm, tội giết người đã hoàn thành và tội giết người chưa đạt căn cứ theo Bộ luật hình sự (BLHS) Đức và Bộ luật hình sự Việt nam và đưa ra quan điểm riêng về việc có hay không hành vi phòng vệ chính đáng của Đoàn Văn Vươn theo pháp luật hình sự Việt Nam.
1. So sánh vấn đề tội phạm, tội giết người và phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự Đức và Bộ luật hình sự Việt nam
a. Vấn đề tội phạm
TS. Nguyễn Sỹ Phương trong bài viết “Bàn định tội danh giết người”[1] đã cho rằng: "Ở Đức, những tội hình sự liên quan tới tính mạng con người, nếu chia theo dấu hiệu hậu qủa tội phạm, có thể phân loại thành 2 nhóm tội danh, nhóm tội danh chấm dứt sự sống của nạn nhân, tức phải có dấu hiệu người chết, và nhóm tội danh không chấm dứt sự sống nạn nhân, không có dấu hiệu người chết. Nhóm tội danh có động cơ chấm dứt sự sống con người nhưng không có dấu hiệu chết người, gồm tội danh, như: – Tội mưu sát (khi chưa hành động). – Tìm cách giết người, hay còn gọi giết người bất thành (hành vi giống tội giết người, nhưng nạn nhân may mắn không chết)."