Nguyễn Minh Tuấn
Ảnh: Carsten Sann
Sokrates là nhà triết học nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, đồng thời là cha đẻ của thuật hùng biện.Sokrates tin rằng nếu được thức tỉnh, mọi người ai ai cũng biết lẽ phải, sẵn sàng làm theo lẽ phải.Ông cho rằng đối thoại phải dựa trên cơ sở trung thực, minh bạch và tin cậy. Muốn giải quyết vấn đề, theo Sokrates người ta cần chia nhỏ vấn đề đó thành một hệ thống các câu hỏi, các câu trả lời có tư duy sẽ tự kết nối thành lời giải. Hay nói cách khác, căn cốt của phương pháp Sokrates là đi từ việc đặt ra giả thuyết đến loại bỏ các giả thuyết và tìm lời giải. Hỏi là cách giúp người được hỏi có dịp suy nghĩ và tự trả lời. Thực ra câu trả lời và giải pháp do chính người được hỏi tìm thấy hoặc rút ra đó mới chính là mục đích của phương pháp Socrates.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012
PHƯƠNG PHÁP SOKRATES VÀ TRANH LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012
BỘ LUẬT URNAMMU - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ
Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn ảnh: tại đây Lâu nay trong hệ thống giáo trình, sách báo khoa học pháp lý về lịch sử pháp luật vẫn thừa nhận Bộ luật Hammurabi ra đời dưới triều đại vua Hammurabi (1728–1686 TCN), ở Lưỡng Hà cổ đại là Bộ luật thành văn đầu tiên cổ xưa nhất của nhân loại. Vấn đề này ít được lật ngược lại bàn thảo và mặc nhiên được thừa nhận chung trong khoa học pháp lý Việt Nam đến nay. Tuy nhiên có một thực tế là khoa học không bao giờ dừng lại, mà luôn phát triển theo thời gian. Vấn đề lịch sử pháp luật cũng không phải là ngoại lệ vì nhiều kết quả nghiên cứu khoa học mới có thể làm thay đổi hoàn toàn một cách nhìn cũ, thậm chí cách nhìn ấy có lúc đã trở thành kinh điển. Vấn đề về Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại có lẽ cũng là một vấn đề như vậy.
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012
VẤN ĐỀ “XE KHÔNG CHÍNH CHỦ” VÀ NHỮNG HỆ LỤY
Về quy định xử phạt đối với chủ sở hữu phương tiện “không chuyển quyền sở hữu theo quy định” mới đây, tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, trừng phạt thật nặng, tăng mức phạt thật cao đối với người vi phạm là đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh, hiện đại. Luật pháp muốn được thực hiện nghiêm minh trước hết phải thấu tình, đạt lý, người dân phải thấy được lợi ích cho bản thân, cho cộng đồng mà qua đó tự nguyện chấp hành.
Labels:
Góc nhìn pháp luật và cuộc sống
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)