Nguyễn Minh TuấnỞ Đức, cơ sở Hiến định của quyền tự do ngôn luận là Điều 5 Khoản 1 Câu 1 Đoạn 1 Luật cơ bản. Điều khoản này thừa nhận: „Bất cứ ai cũng có quyền tự do thể hiện và biểu đạt ý kiến của mình dưới dạng lời nói, chữ viết và hình ảnh (…) Không được phép tồn tại bất cứ một sự kiểm duyệt nào.“[1]
Tòa án Hiến pháp liên bang Đức đã giải thích: „Một ý kiến (Meinung) được hiểu là sự đánh giá có tính định tính (Werturteil), chứa đựng các yếu tố quan điểm, góc nhìn của cá nhân về một vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi tranh luận về mặt tinh thần (im Rahmen einer geistigen Auseinandersetzung). Đã là quan điểm cá nhân thì không phụ thuộc vào việc quan điểm đó là đúng hay sai, quan điểm đó có giá trị hay không có giá trị, cũng như không phụ thuộc vào mức độ xúc cảm ra sao“.[2]
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
TỰ DO NGÔN LUẬN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ TỰ DO NGÔN LUẬN?
(Bạn đã nhìn thấy gì trong bức ảnh này? Nguồn ảnh: tại đây) Bạn hãy dành khoảng 1 phút và nhìn vào bức hình trên.
Bạn đã thấy gì trong đó?
Có người sẽ nói rằng đó là một phụ nữ trẻ tuổi, có người phản đối nói rằng không, đó là một bà cụ.
Qua tranh luận, người ta mới phát hiện ra rằng thực chất đây là hình vẽ có tính mô phỏng, nhìn kĩ bạn sẽ thấy "cằm của người phụ nữ trẻ tuổi trong một góc nhìn khác đồng thời là mũi của một bà cụ".
Nữ văn sĩ người Pháp Anais Nin đã nói rằng: “chúng ta không nhìn mọi vật như chúng vốn có, chúng ta thường nhìn mọi vật theo cách chúng ta là ai” ("We don't see things as they are, we see things as we are").
Cùng là một con bò. Một cậu bé sinh ra ở quê, quen với đồng ruộng nghĩ ngay đến "sức kéo". Một cậu bé sinh ra ở thành phố hay được bố cho đi ăn nhà hàng sẽ nghĩ ngay rằng: "À, con bò này mà làm món bò bít tết thì ngon tuyệt". Một cậu bé sinh ra trong gia đình làm kinh doanh sẽ nghĩ rằng: "Con bò này ít cũng phải hai chục triệu".
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
NGƯỜI HỌC ĐÃ THỰC SỰ Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM KHI ĐÀO TẠO TÍN CHỈ?
Nguyễn Minh Tuấn
Đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng từ rất lâu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Vài năm trở lại đây, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã bước đầu áp dụng mô hình này.
Hướng đi thì đúng, nhưng liệu cách làm đã đúng?
Qua quan sát và cảm nhận, tôi thấy nếu như đào tạo tín chỉ ở nước ngoài (cụ thể ở Đức trong bài viết tôi đã trình bày tại đây) thực chất là kết quả của một sự hối thúc liên tục "từ dưới lên" tức là từ phía người học buộc nhà trường, buộc người thầy phải thay đổi, đáp ứng nhu cầu của họ, thì dường như ở Việt Nam lại đang làm ngược lại là áp đặt "từ trên xuống".
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011
BÀI PHỎNG VẤN GS. ALAN D.J.MACFARLANE VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH
Alan Donald James Macfarlane là giáo sư của Đại học Cambridge, tiến sĩ chuyên ngành sử học hiện đại - modern history (năm 1967), tiến sĩ chuyên ngành nhân loại học - anthropology (năm 1972). GS. Macfarlane không phải là một nhà luật học, nhưng ông lại có nhiều bài viết, bài phỏng vấn, công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử luật pháp rất có giá trị. Dưới đây là một bài phỏng vấn GS. Macfarlane, tuy ngắn nhưng đã giới thiệu được những nét cơ bản nhất về lịch sử và những đặc trưng điển hình của hệ thống pháp luật Anh (Tiếng Anh).
Nguồn tham khảo (Source):http://www.alanmacfarlane.com/FILES/alanlongcv.html
http://www.alanmacfarlane.com/
http://www.alanmacfarlane.com/law/audiovisual.html
Xin trân trọng giới thiệu!