Ảnh: Vietnamnet Nguyễn Minh TuấnDư luận trong nước đang vô cùng bức xúc và đau lòng về vụ ba trẻ sơ sinh tử vong sau khi được tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.Hôm nay, một Hội đồng chuyên môn gồm những Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành của Bộ Y Tế đã tuyên bố một kết luận rất mơ hồ: „nguyên nhân tử vong do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân…và đang chờ giám định“[1]Phải chăng chỉ cần tuyên bố „chưa rõ nguyên nhân“ và „chờ giám định“ là xong? Bộ Y Tế vốn "độc quyền" về thuốc các loại liên quan đến sống chết của bao người…nay lại kiêm luôn „độc quyền“ cả việc kết luận nguyên nhân tử vong hay sao?
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013
VỤ BA TRẺ SƠ SINH TỬ VONG VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013
TRIẾT LÝ PHÁP LUẬT HIỆN ĐẠI CỦA RADBRUCH
Gustav Radbruch (1878–1949) TS. Nguyễn Minh TuấnNguồn: Tạp chí Tia sáng,đăng ngày 9/7/2013,truy cập đường link gốc tại đây
Gustav Radbruch (1878–1949) là ông tổ của ngành triết học pháp luật ở Đức, đồng thời là một trong những nhà triết học pháp luật có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX. Nói đến Radbruch, người ta vẫn thường nhắc đến một bài viết rất ngắn, nhưng cũng rất nổi tiếng được xuất bản vào tháng 9/1945: bài viết “Năm phút triết học pháp luật” (Fünf Minuten Rechtsphilosophie). Chỉ với “năm phút”, nhưng Radbruch đã khái quát hóa được “năm triết lý”, “năm yêu cầu” cơ bản nhất của pháp luật hiện đại, xuất phát từ nền tảng pháp luật tự nhiên, trên cơ sở phê phán những luận điểm của trường phái thực chứng pháp luật.
Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013
QUYỀN BIỂU TÌNH Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
TS. Nguyễn Minh TuấnNguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,Văn phòng Quốc hội,Số 12 (224)/ Tháng 6/2013, tr. 56-64
Biểu tình là quyền tự do của công dân. Cách ứng xử với quyền biểu tình của công dân từ phía công quyền phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp. [1] Mặc dù biểu tình là một quyền hiến định, nhưng ở Việt Nam, nhiều người còn tránh dùng từ này, thậm chí còn coi đây là một chủ đề “nhạy cảm”, không nên bàn. Biểu tình có thực sự “đáng sợ” thế không? Ở các nước văn minh hiện nay người ta quan niệm và có những cách thức nào để đưa hoạt động này vào trật tự, nề nếp? Trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm lập hiến, lập pháp ở CHLB Đức, bài viết đưa ra các đề xuất hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.
Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013
SÁCH LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
Sách: Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Sách tham khảo),Nhóm tác giả: TS. Võ Trí Hảo (chủ biên), TS. Đặng Minh Tuấn,TS. Bùi Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Cảnh Bình, TS. Nguyễn Minh Tuấn; Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà nội, 2013."Hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhóm tác giả đã phối hợp viết một chuỗi bài có sợi chỉ đỏ liên kết, xuất phát từ nhận thức mới nhất quán về bản chất Hiến pháp là khế ước xã hội, quyền lập hiến thuộc về nhân dân, đánh giá nhu cầu sửa đổi Hiến pháp của xã hội, bối cảnh toàn cầu hóa, soi rọi từng chế định của hiến pháp hiện hành dưới góc nhìn mới, bối cảnh mới.