Nguyễn Minh TuấnChuyện tử tế là tên bộ phim tài liệu nổi tiếng của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy.
Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm, cho tới tận khi có sự can thiệp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1987, bộ phim mới được công chiếu rộng rãi.
Sau đó bộ phim đã giành giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức và được đánh giá là một trong mười bộ phim tài liệu hay nhất thế giới vì đã thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời trong việc phản ánh hiện thực xã hội và suy nghĩ của người dân.
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009
CHUYỆN TỬ TẾ
Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009
HỎNG TỪ TRONG CHẤT LIỆU
Nguyễn Minh Tuấn
Năm 2006, công tác tại Điện Biên, tôi đã có dịp đến thăm hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ như: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; Các đồi A1, C1, D1, E1; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập và khu hầm Đờcát (hay còn gọi là trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp).Tôi còn nhớ mãi hôm đó được các anh chị học viên đưa đi thăm công trình rất mới là tượng đài kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vừa hoàn thành, đặt tại trung tâm thành phố.Nghe kể tôi rất háo hức và mừng cho đất nước, mừng cho tỉnh Điện Biên có thêm một công trình xứng đáng với một chiến thắng tầm cỡ thế giới như chiến thắng Điện Biên phủ.
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009
NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
I. Những số liệu về Đại biểu Quốc hội Việt nam
1. Cơ cấu, số liệu Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa XII:
Tổng số ĐBQH Việt Nam Khóa XII là 493 người:
- 31,03% đại biểu Quốc hội ở các cơ quan trung ương;
- 68,97% đại biểu Quốc hội ở địa phương;
- 17,65% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 25,76% đại biểu là phụ nữ;
- 8,72% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 13,79% đại biểu là trẻ tuổi;
- 27,59% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XI tái cử;
- 95,99% đại biểu Quốc hội trình độ đại học và trên đại học;
- 3,20% đại biểu thuộc khối doanh nghiệp;
- 29,41% đại biểu hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;
- 0,20% đại biểu là người tự ứng cử.
(Nguồn: Trung tâm bồi dưỡng ĐBQH, Ban Công tác đại biểu - Ủy ban thường vụ Quốc hội, có thể truy cập tại website: http://ttbd.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2009
BÀI HỌC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC Ở NHẬT BẢN
Nguyễn Minh Tuấn
Nói đến Nhật Bản hiện nay, người ta biết đến một nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP, một trong những nước dẫn đầu về khoa học - công nghệ, thu nhập bình quân đầu người gần 40.000 đô la Mỹ/năm.
Có rất nhiều lý do khác nhau để lý giải về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, nhưng một trong những lý do rất quan trọng đó là nước Nhật đã có những cuộc cải cách toàn diện ở những thời khắc có tính chất quyết định.
Xuyên suốt trong các cuộc cải cách lớn của Nhật Bản là chính sách coi trọng chất xám, chủ động học tập nước ngoài để xây dựng, phát triển đất nước.
Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009
KHI PHÁP LUẬT LÀ HIỆN THÂN CỦA CÔNG LÝ
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
Số tháng 11/2004, tr. 12-13
Nếu chỉ thuần túy coi văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn duy nhất của pháp luật và chính thức ở nước ta hiện nay, thì giữa pháp luật và cuộc sống sẽ mãi mãi là những khoảng cách vô hình và khoảng cách ấy sẽ càng xa mới tiến tới một xã hội dân bản, nếu như những quy phạm pháp luật không mang trong nó hơi thở từ cuộc sống, giá trị của niềm tin ở người dân vào luật pháp, vào cơ quan công quyền.
Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009
LẬP HIẾN HƯỚNG ĐẾN PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 4/8/2009,
truy cập đường link gốc tại đâyBản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN?
Nguyễn Minh TuấnNguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 18/4/2009,truy cập đường link gốc tại đây(TuanVietNam)- Muốn thay đổi tình trạng NCKH trong sinh viên hiện nay phải có sự thay đổi từ cả ba chủ thể: Nhà trường – sinh viên – các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần sử dụng các sản phẩm khoa học. Không thể có sản phẩm khoa học chất lượng một khi nhà trường không định hướng, hỗ trợ; sinh viên không thiết tha với NCKH...
Đó có vẻ như là sự vô lý, nhưng tiếc thay lại là sự thật, khi nhìn vào ba điều kiện có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường ĐH nước ta hiện nay, nhất là các đề tài mang tính ứng dụng.
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009
HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT COMMON LAW VÀ CIVIL LAW
(Trích trong Sách: Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2007)Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.
Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009
TRIẾT LÝ CỦA TỰ DO
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, Số 3/2005, tr.12-13.Montesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả, và cũng không ai sống mà tuyệt đối không phụ thuộc vê vật chất hoặc tinh thần với người khác.
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này.
1. Sự hình thành nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nhà nước Aten phát triển đến trình độ cao, suy cho cùng là do yếu tố kinh tế chi phối, quyết định. Về mặt vị trí địa lý, nhà nước Aten ra đời ở miền trung lục địa Hi Lạp, nơi là khu vực có nhiều khoáng sản, có đường bờ biển dài, nhiều vịnh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công thương nghiệp (đặc biệt là thương mại đường biển).
Từ thế kỉ 12 TCN, tộc người Đôriêng gồm 4 bộ lạc đến xâm chiếm vùng đồng bằng miền Trung. Từ thế kỉ 8 TCN, 4 bộ lạc này liên minh với nhau hình thành nên Liên minh bộ lạc, đến thế kỉ thứ 7 TCN, đã xây dựng xong thành bang Aten, và thế kỉ 6 TCN thì nhà nước thực sự được hình thành. Những người đứng đầu 4 bộ lạc là quí tộc chủ nô và nắm toàn bộ quyền lực nhà nước.