Bài viết dưới đây của tác giả phân tích những nét độc đáo trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước của bản Hiến pháp năm 1946.
1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử
Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo".
Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất". Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằng cơ quan hành chính là một cơ quan độc lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc". Đến đây, ta lại thấy với thiết chế Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước đại diện về đối nội, đối ngoại; nhưng cũng là người đứng đầu Chính phủ, và không chịu bất kì trách nhiệm gì trừ tội phản quốc. Qui định này lại cho ta thấy đặc điểm này lại mang dáng dấp của hình thức Cộng hòa Tổng thống.
Điều đặc biệt là sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, một bản Hiến pháp rất nổi tiếng có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946.
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007
HIẾN PHÁP 1946 VÀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2007
LÀNG XÃ XƯA VÀ NAY
(Bài viết đã đăng trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 11 và số 12 năm 2004)
(I) Cơ sở hình thành và những hệ quả
của xã hội làng xã từ cổ truyền đến hiện tại------
Nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định (Xem thêm Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001, tr.36.).
Xét về vị trí địa lý và khí hậu, Việt Nam nằm ở phía Đông Nam Châu Á, diện tích 312.000 km2, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc thù nắng nóng và mưa nhiều (lượng mưa hàng năm hàng khoảng 1000 mm), với hệ thống sông nước dày đặc, rất thuận lợi cho thực vật phát triển, đặc biệt là lúa nước (Xem Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr.12-13.).
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2007
HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
(Nguồn ảnh minh hoạ trên được lấy từ đây)HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
(Báo đời sống và pháp luật,
Số 26 (48) - Từ ngày 29/6 đến 5/7/2007, trang 12)Cách đây đúng 220 năm (năm 1787), có một hội nghị có tên là Hội nghị lập hiến được tổ chức ở nước Mỹ xa xôi, họ đã từng bàn về vấn đề vai trò của ngành Hành pháp, những tư tưởng ấy chủ yếu được thể hiện trong tập hợp những bài viết về chủ trương chế độ liên bang (Federalist Papers) của các tác giả Madison, Halminton và John Jay.
Vấn đề vừa xa mà lại vừa gần. Xa vì thời gian, xa vì địa lý, nhưng gần vì nó là vấn đề mà ngành hành pháp nào không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, muốn hiệu năng, cũng phải đặt ra những vấn đề như thế để giải quyết.
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2007
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA QUI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
Nguồn: Nghiên cứu Lập pháp,Số 33(118) Tháng 3/2008 , Hiến kế Lập pháp (tr.49 - 51)
(I)
Cách diễn đạt qui phạm pháp luật
trong Bộ luật Hồng Đức
1. Muốn xây nhà phải có gạch, từng viên gạch trong tòa nhà pháp luật chính là các qui phạm pháp luật. Một qui phạm pháp luật thường rất chặt chẽ vì xét về mặt logic nó gồm có 3 bộ phận là giả định, qui định và chế tài. Giả định trả lời câu hỏi chủ thể nào, thời gian nào, hoàn cảnh nào phải thực hiện pháp luật? Bộ phận qui định trả lời câu hỏi nếu đặt vào hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định thì chủ thể đó sẽ phải xử sự như thế nào? và bộ phận chế tài trả lời câu hỏi trường hợp không xử sự đúng yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi như thế nào?
Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam. Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 Chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong cùng một Điều luật.
Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2007
SỰ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM
Nguyễn Minh Tuấn
Đây là câu hỏi do có nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất (K52) nêu lên, dưới đây là một vài gợi ý trả lời:Cách 1. Khẳng định chủ quyền quốc gia bằng tự quyết định và kiên quyết bảo vệ biên giới lãnh thổ:VD1: Thời Tiền Lê, Lê Hoàn đã tổ chức một lực lượng quân đội mạnh ở sát vùng biên giới. [Xem Nguyễn Hồng Dương, Phan Đại Doãn, Sơ thảo lịch sử bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. NXB Công an nhân dân, Hà nội, 1990, tr.39]VD2: Thời Lý Nhân Tông, nhà vua gửi một tờ biểu cho vua Tống đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã chiếm trước đây, có đoạn viết: "Mặc dù đất ấy chỉ nhỏ như hòn đạn, những vẫn khiến lòng tôi đau xót luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng". [Xem Nguyễn Hồng Dương, Phan Đại Doãn, Sdd, tr.126]VD3: Lê Thánh Tông sau này đã có câu nói rất nổi tiếng: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị" [Xem: Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục. Bản dịch của Ban nghiên cứu Văn sử địa, tập XI, Nxb, Văn sử địa, Hà nội, 1959, tr.68].Nhà Lê còn cho dựng cột mốc ở các vùng biên giới và lập bản đồ nước Đại Việt. Lê Thánh Tông đã hạ lệnh cho 12 quan thừa tuyên thân hành đi khám xét núi sông, nơi hiểm trở, vẽ rõ ràng thành bản đồ có ghi chú nộp cho Bộ Hộ để sáng tác bản đồ địa dư. Cuối năm 1469, bản đồ 12 Đạo thừa tuyên được hoàn thành.VD4: Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi là một tác phẩm rất nổi tiếng, là tác phẩm địa lý - lịch sử đầu tiên của cả nước, tác phẩm thành công do ông đã bỏ rất nhiều công sức đi nhiều nơi và ghi chép công phu diện mạo, địa hình, sông núi, tên làng, phong tục tập quán.VD5: Nhà Nguyễn đã tiến hành khẳng định chủ quyền trên các vùng biển như Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa... Vua Gia Long đã cho thành lập "Đội Hoàng Sa" để khai thác quần đảo bãi cát vàng và nhiều lần cử quan lại ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.VD6: Vùng đất phía Nam mà chúng ta có được là bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua quan hệ hôn nhân (Trần Nhân Tông đã gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân (Vua Chiêm), nhận 2 Châu Ô, Châu Lý - vật dẫn cưới); qua tổ chức di dân khẩn hoang (Thời Lê, Nguyễn) và có cả hình thức chinh phạt bằng quân sự (Thời Lê Thánh Tông về cơ bản giải quyết Chăm pa bằng con đường này);
Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007
DÂN CHỦ TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 10 (45), 2004, tr.62 - 67
Có nhiều quan điểm hiện nay hoài nghi hoặc phủ nhận về sự xuất hiện và tồn tại một truyền thống dân chủ trong điều kiện của một chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam. Trong khi đó lại có nhiều quan điểm khẳng định rằng nước ta từ xưa đã có một truyền thống dân chủ, đó là một trong những truyền thống ưu việt của nhân dân được tạo nên trong quá trình dựng nước và giữ nước, và là một cơ sở thuận lợi để xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vậy trong truyền thống lịch sử ở nước ta đã thực sự có dân chủ chưa? Trong bài viết này, chúng tôi xin được luận bàn về những biểu hiện và rút ra những đặc tính chung nhất từ tư tưởng đến hiện thực của chế độ dân chủ trong lịch sử, trên cơ sở đó, có thể rút ra những bài học trong việc xây dựng nền dân chủ ở nước ta hiện nay.
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2007
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ CÁC BỘ LUẬT CỦA TRUNG HOA?
Nguyễn Minh Tuấn
Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ thứ 17 và 18) của tác giả Insun Yu, xuất bản tại Seoul, Hàn Quốc, năm 1990 đã chỉ ra rằng: "Trong số 722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức (BLHD), có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ Luật nhà Đường, 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn lại 407 điều là có riêng trong Bộ luật nhà Lê." [tr.72]
Điểm tương đồng
Có nhiều điểm tương đồng nhưng điểm tương đồng rõ nét nhất là BLHĐ và các Bộ luật Trung Quốc đều được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, nên BLHĐ và Luật của Trung Hoa đều coi trọng chữ TRUNG và HIẾU. (Trong đạo Tam cương, ba mối quan hệ quan trọng thời bấy giờ đều có những chuẩn mực nhất định: Quân nhân - Thần trung; Phu từ - Tử hiếu; Phu nghĩa - Phụ kính).
Ví dụ 1: Đều nêu lên qui định thập ác trong đó có tới 5 tội (Mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, đại bất kính, bất nghĩa) liên quan đến quan hệ vua - tôi, đến sự ổn định của triều đình.
Ví dụ 2: Chương Vệ cấm gồm 47 điều, trong đó có 17 điều vay mượn từ các đạo luật Trung Hoa, nhằm bảo vệ tính mạng, thân thể, uy tín và quyền sở hữu tài sản của nhà vua.
Ví dụ 3: Điều 2 có tội bất hiếu gồm tố cáo, rủa mắng ông bà cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường, có tang ông bà cha mẹ mà giấu kín...
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007
NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
Nguồn:Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội,Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004, trang 39-44
Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Luật pháp thời này nghiêm đến mức "của rơi ngoài đường không ai nhặt, nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp". Đây là Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, là Bộ luật ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc nhất. Có thể khẳng định rằng Nho giáo cũng như nhiều hệ tư tưởng khác luôn chứa đựng những giá trị tích cực và hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực cơ bản của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.
BỘ LUẬT HAMMURABI - MỘT TRONG NHỮNG BỘ LUẬT CỔ XƯA NHẤT CỦA NHÂN LOẠI
ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nộiNguồn: Tạp chí Luật học,số 6/2005
(Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu Bộ luật Hammurabi – Một trong những Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại, tác giả đã gửi đăng ở nhiều báo, tạp chí, mỗi bài viết là sự khai thác ở những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 2/9/2004; Tạp chí Luật học số 6/2005; Kỉ yếu kỉ niệm Khoa Luật 30 năm xây dựng và trưởng thành v.v…Dưới đây là một bài viết có tính chất tổng hợp những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, xin gửi đến các bạn sinh viên để cùng chia sẻ, góp ý)
LUẬT PHÁP CẦN, RẤT CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ
Nguyễn Minh TuấnNguồn: Chuyên mục Thư Hà nội,
Báo điện tử Vietnamnet,Đăng ngày 2/11/2006
Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
Nguyễn Minh Tuấn
1. Thông qua các cuộc hôn nhân với các tù trưởng có thế lực bằng việc hoặc là gả con gái cho các tù trưởng, hoặc đôi khi nhà vua lấy con gái tù trưởng làm phi, nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa họ với triều đình trung ương theo kiểu gia tộc nhằm quản lý những vùng lãnh thổ và cư dân vùng biên viễn.Ví dụ:- Lý Công Uẩn đã gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu (vùng Bắc Giang và phía Nam Lạng Sơn hiện nay);- Năm 1029, Lý Công Uẩn gả công chúa Bình Dương cho Thiệu Thái- Năm 1036, Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Châu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận (vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây hiện nay)- Lý Thái Tông lấy con gái của Đào Đại Di vùng Châu Đăng (Hưng Hóa) làm phi, đồng thời gả công chúa Ngọc Kiều cho Châu mục châu Chân Đăng;- Vua Trần Nhân Tông gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem đất Châu Ô, Châu Lý làm vật dẫn cưới. Sau hai Châu đó đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa, thường gọi là vùng đất Thuận Hóa.
LUẬN BÀN VỀ Y ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT
Nguồn: Thư Hà nội, Báo điện tử VietnamnetĐăng ngày 20/7/2006(VietNamNet) - Giữa bao điều nhức nhối hàng ngày ở các phòng khám và chữa bệnh, vẫn có thể bắt gặp những hình ảnh thầy thuốc cao quí trong cuộc đời. Không chỉ phê phán, xã hội cần phải biết sẻ chia, quan tâm, khuyến khích và nhân rộng nhiều hơn những tấm gương như thế.
MỘT GÓC NHÌN VỀ VUA VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN
Khoa Luật - ĐHQGHNNguồn: Dân chủ và Pháp luật,Số 1, Số Chào Xuân năm 2008, tr.49-52Lời toà soạn: Lâu nay, khi nói về Vua Việt Nam - người đứng đầu nhà nước trong chế độ phong kiến, nhiều ý kiến cho rằng, quyền lực của nhà vua là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nào. Tác giả bài viết có một cách nhìn khác cho rằng, quyền lực của nhà vua cũng bị hạn chế và có nhiều điểm đặc thù so với Vua của Trung Hoa và các nước Tây Âu thời kỳ phong kiến. Từ sự luận giải này, tác giả cũng tham chiếu và gợi mở vấn đề tạo điểm nhấn trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay phù hợp với xu thế dân chủ hóa, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu nhà nước.
NHÀ NƯỚC VĂN LANG - NHÀ NƯỚC SIÊU LÀNG (PHẦN 2)
ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nộiNguồn: Tạp chí Khoa học,
Đại học Quốc gia Hà nội,
chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007,(click vào đây để xem toàn văn).
2 - Sự liên kết làng nước mang tính chất hoà đồng, lưỡng hợp:
Theo Việt Sử Lược, bộ sách lịch sử lâu đời nhất do người Việt viết còn lưu truyền được đến ngày nay đã nêu rõ: "Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 - 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương" [9; tr.18]. Như vậy, về mặt trình độ tổ chức, nhà nước Văn Lang đã thể hiện rõ nét tính chất tổ chức cao hơn cách tổ chức trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
NHÀ NƯỚC VĂN LANG - NHÀ NƯỚC SIÊU LÀNG (PHẦN 1)
ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Nguồn: Tạp chí Khoa học,
Đại học Quốc gia Hà nội,
chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007.
Có thể truy cập, xem toàn văn đầy đủ tại đây
Đối với bất kì một quốc gia nào, vấn đề xác định thời điểm, nguyên nhân ra đời, đặc biệt là những đặc trưng cơ bản của nhà nước đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi hai lí do thứ nhất, kể từ thời điểm đó về phương diện phân kì lịch sử, xã hội bước vào một thời kì mới - thời đại văn minh; thứ hai, sự ra đời của bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng ảnh hưởng, thậm chí quyết định đến tính chất, đặc trưng của sự vật đó sau này, nhà nước cũng không phải là ngoại lệ, và muốn hiểu được di tồn của nhà nước trong lịch sử đối với hiện tại, thì việc làm sáng tỏ những đặc điểm ngay từ khi nhà nước ra đời là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một câu hỏi đặt ra cần thiết phải được làm rõ đặc tính nào là đặc tính quan trọng nhất của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
MỤC ĐÍCH LẬP BLOG
Để đáp ứng nhu cầu của nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên K52 về tư liệu học tập, nhu cầu trao đổi, và cùng làm giàu thêm những tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật, tôi đã lập trang thông tin này để chuyên giới thiệu và trao đổi về các vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Đây sẽ là trang thông tin tổng hợp về chương trình học tập, câu hỏi thảo luận, câu hỏi chuẩn bị bài, hướng dẫn cách học tập, khai thác tài liệu, cách thức trả bài, cách thức làm một bài tiểu luận và đặc biệt là những nghiên cứu, những bài viết liên quan đến lịch sử nhà nước và pháp luật, giáo dục và cuộc sống hôm nay.
Trong bối cảnh thư viện còn nghèo nàn, trang thiết bị học tập còn thiếu thốn, tự tôi thấy rằng cần phải làm một việc gì đó giúp các bạn sinh viên, và cũng là đang giúp chính mình trong việc nâng cao kiến thức. Do vậy, ngoài mục đích khoa học, blog này không có mục đích nào khác. Việc lập ra trang thông tin này, tôi cũng không hề có ý định làm thay những nhiệm vụ mà các bạn phải làm, phải tự nghiên cứu. Muốn học tập tốt các môn học ở bậc đại học nói chung và Lịch sử nhà nước và pháp luật nói riêng, các bạn sinh viên ngay từ đầu phải rèn luyện cho mình ý thức học tập độc lập, chăm chỉ, cầu thị trong việc tiếp thu những kiến thức mới.
Ngày nay khi công nghệ thông tin trở thành một công cụ không thể thiếu, tôi hi vọng các bạn sinh viên ngoài học từ các bài giảng trên lớp, các bạn nên học ở mọi nơi, học ở thư viện, học ở các bạn của mình, học ở những anh/ chị khóa trên, học ở những thầy cô giáo khác, và học từ chính những cảm nhận chúng ta có xung quanh cuộc sống của chính chúng ta...Và quan trọng là trước đủ luồng thông tin, bạn sẽ không bị quật ngã, mà vẫn sáng suốt là mình, là chính mình!!!
Lịch sử luôn hiện hữu ở hiện tại. Học lịch sử mục đích là để suy ngẫm, rút ra bài học và tìm lời giải cho nhiều vấn đề của cuộc sống hôm nay. Nhà luật học nghiên cứu từng vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật không phải dưới góc độ thông sử mà dưới góc nhìn pháp lý, trên cơ sở các kiến thức tổng hợp của ngành để luận giải, đánh giá và giải quyết từng vấn đề.
Các bạn đừng vội dung nạp tất cả những vấn đề được nêu trên trang thông tin này và mặc nhiên thừa nhận nó. Các bạn hoàn toàn có thể đồng tình hay không đồng tình, hoặc có ý kiến khác với những bài viết, vấn đề tôi đưa ra.
Sự học là lâu dài và suốt đời, không ai và cũng không có cái gì là vĩnh viễn đúng và tồn tại mãi. Do vậy, nếu được làm người "bạn đường" góp phần nhỏ bé cùng với các bạn thắp sáng niềm say mê nghiên cứu khoa học pháp lý, say mê nghiên cứu các vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật thì đó đã là niềm hạnh phúc rất lớn của tôi khi lập trang web này rồi!
Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về địa chỉ email: tuannm@vnu.edu.vn hoặc tuannguyenminh1979@gmail.com.
Copyright (C) - Ghi rõ nguồn "Blog của tác giả Nguyễn Minh Tuấn (http://tuanhsl.blogspot.com)" khi phát hành lại thông tin hoặc trích dẫn nguồn tham khảo từ Blog này. Những bài viết của các tác giả khác đăng lại trên blog này đều được dẫn nguồn rõ ràng và không nhất thiết thể hiện quan điểm của tác giả.
Gửi tới các bạn lời chào thân ái, chúc các bạn thành công với niềm đam mê mình đã chọn!
NMT
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2007
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI NGUYỄN
Nguyễn Minh TuấnBài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn như những định hướng ban đầu để khi có điều kiện, sinh viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu kĩ hơn.--------------------1. Tình hình lịch sửThuận lợi lớn nhất thời kỳ này là đất nước rất rộng và giàu tiềm năng. Tuy nhiên điểm hạn chế đó là khi lên nắm quyền, nhà Nguyễn đã không được người dân ủng hộ, do chống lại phong trào Tây Sơn, phong trào khởi nghĩa của nông dân cùng chính sách trả thù rất tàn bạo.2. Tổ chức chính quyền trung ươngĐứng đầu là vua (Hoàng đế) nắm mọi quyền hành trong tay, dưới vua là Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do Thượng thư đứng đầu, có các Tham tri, thị lang giúp việc.
Dưới các Bộ có Lục Khoa (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do Cấp sự trung đứng đầu và Lục Tự (Thái thường, Đại lý, Quang lộc, Hồng lô, Thái bộc, Thượng bảo) do Tự khanh đứng đầu chuyên trách từng việc, chịu trách nhiệm trước vua. Khoa có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm soát công việc của các Bộ và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương. Ngoài các Bộ, Khoa, Tự còn có các cơ quan chuyên môn gọi là Viện, Giám, Ty, Phủ. (Gồm có: Hàn lâm viện coi việc biên soạn, thảo văn từ, sắc, mệnh của vua, thảo luận kinh điển. Quốc tử giám: coi việc dạy kinh sách, đào tạo nhân tài... Khâm thiên giám trông coi việc quan sát tinh tú, khí tượng, làm lịch. Thái y viện nghiên cứu việc trị bệnh tật, thuốc thang chủ yếu để phục vụ nhà vua và hoàng tộc...). Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên trách như Viện cơ mật, Tôn nhân phủ, Quốc sử quán, Thái sư viện.
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI VUA LÊ - CHÚA TRỊNH
Nguyễn Minh Tuấn
Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Vua Lê - Chúa Trịnh như những định hướng ban đầu để khi có điều kiện, sinh viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu kĩ hơn.
------------
1. Về địa vị pháp lí của vua và chúa:
Bắt đầu từ năm 1600 trở đi, vua phong vương cho chúa. Vương ở đây không phải là vua, nó chỉ là một tước vị cao nhất vì trên danh nghĩa, chỉ có Hoàng đế mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất và có niên hiệu, trong khi đó vương chỉ là bề tôi của nhà vua. Về hình thức cũng có sự phân biệt: vật tượng trưng cho uy quyền của vua là bảo ấn, bảo kiếm còn vật tượng trưng cho quyền hành của chúa Trịnh là chén ngọc và búa vàng được vua ban, về y phục thì y phục của vua màu vàng, của chúa là màu tía.
Sau này trong tất cả các bài chiếu lên ngôi của vua Lê đều có một kết luận: nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, lên ngôi báu để gìn giữ tông miếu xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc của tổ tiên. Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh Vương.
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI LÊ SƠ
Bài giới thiệu ngắn dưới đây trình bày những nét cơ bản về tổ chức chính quyền trung ương thời Lê Sơ như những định hướng ban đầu để khi có điều kiện sinh viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.
------
Nói đến thời Lê sơ, người ta thường nhắc đến tính chất hoàn bị của bộ máy thời kỳ này. Sở dĩ thời kỳ này có được sự phát triển mạnh về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng được bộ máy hoàn bị là do thời kì này hội đủ 3 điều kiện đó là: nhà nước có một vị minh quân, một hệ thống đội ngũ quan lại có tài, có đức và quan trọng là có một hệ thống pháp luật tiến bộ, cùng với việc thực thi nghiêm minh.
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG THỜI LÝ TRẦN
Nguyễn Minh Tuấn
Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Lý - Trần.
---------------------
Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô về Đại La; chia lại khu vực hành chính trong cả nước, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 Lộ. Sự thay đổi này của triều Lý có tính chất quyết định cho sự chuyển đổi từ một mô hình chính quyền quân sự sang một mô hình chính quyền tập quyền thân dân.
Việc chọn Đại La (sau đổi tên thành Thăng Long) làm kinh đô là để phát triển đất nước, lấy phát triển để tạo ra khả năng quốc phòng, đảm bảo an ninh. Nhà Lý đã khéo léo giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, văn hóa với vấn đề an ninh - quốc phòng. Chính sức mạnh kinh tế mới là nhân tố mang ý nghĩa quyết định đến khả năng phòng thủ vững chắc đất nước trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).
MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ
Bài viết ngắn dưới đây giới thiệu những nét cơ bản nhất về tổ chức chính quyền trung ương thời Ngô - Đinh - Tiền Lê như những định hướng ban đầu để khi có điều kiện, sinh viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn.
---------------------
Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn sau một thời gian dài chịu sự cai trị của chính quyền Trung Hoa.
Để bảo vệ chủ quyền còn non trẻ bên cạnh một nước lớn như Trung Hoa, việc xây dựng mô hình chính quyền quân sự có tính tự vệ là một phản ứng tự nhiên và là sứ mệnh có tính lịch sử.
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2007
TÒA ÁN VÀ XÉT XỬ THỜI PHONG KIẾN
Nguyễn Minh Tuấn
Dưới thời Đinh, quyền tư pháp tập trung triệt để trong tay nhà vua. Nhà vua đích thân xem xét việc trừng phạt các vụ phạm pháp, và việc trừng phạt các can phạm được diễn ra ngay trước cung điện nhà vua. Đến thời Tiền Lê quyền tư pháp tuyệt đối thuộc về nhà vua vẫn được áp dụng triệt để.
Dưới thời Lý (1010 – 1225), nhà vua tuy vẫn còn giữ lấy quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước như các vị vua đời trước, nhưng đã san sẻ bớt quyền này cho các quan địa phương.
Thời Lê Thánh Tông, cả nước chia thành 12 Đạo, mỗi đạo có một Tòa Đô, Tòa Thừa, Tòa Hiến. Tòa Đô coi việc binh, Tòa Thừa coi việc hành chính, Tòa Hiến coi việc hình án.
LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY THEO TÍN CHỈ MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Lịch trình giảng dạy và học tập theo tín chỉ
môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
[2 tín chỉ tương đương 30 giờ tín chỉ, trong đó có 20 giờ tín chỉ lý thuyết, 6 giờ tín chỉ thảo luận trên lớp, 4 giờ tín chỉ tự học có hướng dẫn]
Tuần 1:
Giảng lý thuyết nội dung 1 và 2 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
+ Đề cương môn học và kế hoạch học tập
+ Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Tuần 2:
Giảng lý thuyết nội dung 3 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời dựng nước
Tuần 3:
Giảng lý thuyết nội dung 4 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc
Tuần 4:
Sinh viên tự học có hướng dẫn tại thư viện, làm bài tập của nội dung 3 và 4 (2 giờ tín chỉ)
Tuần 5:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 3, 4 (1 giờ tín chỉ),
Giảng lý thuyết nội dung 5 (1 giờ tín chỉ)
Khái quát quá trình phát triển thời kỳ phong kiến ở Việt Nam
Tuần 6:
Giảng lý thuyết nội dung 6 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Tình hình và chính sách kinh tế - chính trị - văn hoá thời kỳ phong kiến
Tuần 7:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 6 (1 giờ tín chỉ),
giảng lý thuyết nội dung 7 trên lớp (1 giờ tín chỉ)
Tuần 8:
Giảng lý thuyết nội dung 7 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Tổ chức chính quyền phong kiến ở Việt Nam
Tuần 9:
Giảng lý thuyết nội dung 8 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Tình hình pháp luật thời phong kiến
Tuần 10:
Sinh viên tự học có hướng dẫn tại thư viện,
làm bài tập của nội dung 7 và 8 (2 giờ tín chỉ)
Tuần 11:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 7 và 8 (2 giờ tín chỉ)
Tuần 12:
Giảng lý thuyết nội dung 9 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc
Tuần 13:
Giảng lý thuyết nội dung 10 trên lớp (2 giờ tín chỉ)
Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Tuần 14:
Giảng lý thuyết nội dung 10 trên lớp (1 tín chỉ),
thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 10 (1 tín chỉ)
Tuần 15:
Thảo luận, chữa bài tập trên lớp nội dung 10 và tổng kết môn học (2 tín chỉ)