Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

"HÃY PHÁ ĐỔ BỨC TƯỜNG NÀY!"

Nguyễn Minh Tuấn
Hai mươi lăm năm trước (9/11/1989 - 9/11/2014) bức tường Berlin - bức tường ngăn cách giữa hai miền Đông và Tây Đức đã bị phá bỏ. Sự kiện này là bước ngoặt vĩ đại nhất làm thay đổi thế giới cuối thế kỷ XX. Phá bỏ một bức tường vật chất hữu hình đã khó, nhưng khó hơn bội phần là làm sao phá bỏ được cả những rào cản vô hình là những định kiến, sự bất đồng, lòng hận thù, sự dối trá, sự sợ hãi trong tâm tưởng do chính những con người hoặc do từng con người tạo ra. Nước Đức, người dân Đức đã làm được điều kì diệu đó. Hãy cùng xem và suy ngẫm về những khoảnh khắc quan trọng của lịch sử thế giới cuối thế kỷ XX.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

Nguyễn Minh Tuấn
Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những bí mật giúp bạn thành công trong giao tiếp, trong nghề nghiệp của mình. Đặt câu hỏi đúng “quan trọng hơn ngàn lần tìm câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai”.

Khi bạn hỏi, bạn ở thế “làm chủ”. Nếu vậy, kĩ năng đặt câu hỏi thực chất là kĩ năng để bạn dẫn dắt câu chuyện hay một cuộc đối thoại sao cho hiệu quả nhất.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

QUYỀN SỐNG: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CÒN BỎ NGỎ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 6/10/2014,
truy cập đường link gốc tại đây

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đề cập đến quyền sống (right to life) với tính chất là một quyền riêng biệt tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Nội dung, phạm vi của quyền sống và trách nhiệm của nhà nước đến đâu trong việc bảo vệ quyền sống của con người vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận. 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

THUẬT NGỮ LATINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT

Nguyễn Minh Tuấn
Khi học luật, có bao giờ bạn nghĩ tới tìm hiểu những thuật ngữ pháp lý gốc được diễn đạt ra sao không? Nếu có, thì đây là một cuốn sách phù hợp dành cho bạn, giúp bạn tự học và nắm bắt những thuật ngữ này một cách dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
Nguồn cội ngôn ngữ luật pháp là Tiếng Latinh. Đây là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã, nơi khởi nguồn của Luật La Mã, với những thuật ngữ pháp lý, qui tắc mang tính chuẩn mực. Các thuật ngữ pháp lý trong Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp mà chúng ta sử dụng hiện nay đa phần đều có nguồn gốc từ Tiếng Latinh.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ VÀ VIỆC MỞ RỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 6 (314)/ 2014, tr. 35-42, 62

Bài viết dưới đây góp phần thảo luận những tư duy căn bản về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, những ưu điểm và  hạn chế của những hình thức này, đồng thời đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra  phương hướng mở rộng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

HÙNG BIỆN

Nguyễn Minh Tuấn
Hùng biện về hình thức là việc diễn giả phải nói sao cho hay. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nói hay chưa chắc đã là hùng biện. Diễn giả hùng biện thành công phải biết, hiểu và vận dụng: (1) sức mạnh của thông tin chân thực, tri thức và sự đam mê, yêu thích vấn đề đưa ra, (2) sức mạnh của ngôn từ và sự phân tích, lập luận; (3) sức mạnh của sự tự tin, lòng dũng cảm và sự thiện tâm.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

SÁCH TẤM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

Nguồn: Tấm gương người làm khoa học (Tập VII), Trung tâm truyền thông hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam biên soạn và giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà nội, năm 2014, tr. 450-460.
Đứng trước những thời cơ và thử thách của thời cuộc, của đất nước, xác định vai trò trách nhiệm của người giảng viên đối với gia đình, xã hội, đất nước, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, phát huy tài năng, nhiệt huyết của tuổi trẻ, vươn lên trở thành một trong những nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với niềm đam mê khoa học cháy bỏng của một nhà Luật học được đào tạo bài bản ở cả trong nước và nước ngoài, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định mình trên con đường nghiên cứu khoa học mà anh đã chọn. 

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC: MỘT THIẾT CHẾ ĐỘC LẬP VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM

TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 09 (265), Kỳ 1 - Tháng 5/2014, tr. 68-72.
Khác với chính thể Cộng hòa Tổng thống, người đứng đầu hành pháp là do dân bầu và tương đối độc lập, ít phụ thuộc vào nhánh lập pháp thì trong chính thể Cộng hòa đại nghị ở Đức, Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang Đức không phải là thiết chế hoàn toàn phụ thuộc vào Nghị viện, là "cánh tay nối dài" của Nghị viện, mà là một thiết chế độc lập và chịu trách nhiệm về chính sách phát triển đất nước. Góp phần làm rõ hơn vấn đề này, bài viết tập trung phân tích những đặc trưng cơ bản của Chính phủ trong mối liên hệ với thiết chế Hạ nghị viện ở Cộng hòa liên bang Đức hiện nay. 

DÂN CHỦ TRONG THẾ KỶ XXI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG QUY TRÌNH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP TRÊN THẾ GIỚI

TS. Nguyễn Minh Tuấn,
Nguồn: Viện Chính sách Công và Pháp luật, Sách "Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam", Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2013, tr. 208-222.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, nhận thức như thế nào về vấn đề dân chủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ trên thế giới hiện nay ra sao cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm.