Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

LUẬT 12 BẢNG

Giới thiệu và dịch sang Tiếng Việt: Nguyễn Minh Tuấn

Luật 12 bảng (Lex duodecim tabularum) ra đời ở thời kỳ đầu của nền cộng hoà La Mã (hay còn gọi là sơ kỳ của nền cộng hòa). Bộ luật này được khắc trên 12 bảng đồng đặt ở quảng trường La Mã, nên Bộ luật này được gọi tắt là "Luật 12 bảng".
Do phong trào đấu tranh của bình dân và chủ nô công thương chống lại sự vận dụng tuỳ tiện tập quán trong tư pháp vì lợi ích riêng, năm 450 TCN, sau một năm làm việc, Uỷ ban biên soạn pháp luật gồm 5 quí tộc và 5 bình dân đã soạn Bộ luật này. Ủy ban đã thống nhất: ”Một đạo luật được ban hành thì phải được áp dụng chung với tất cả mọi người, chứ không phải một cá nhân cụ thể nào”. Đây là tư tưởng tiến bộ về sự bình đẳng pháp luật (aequum ius) từ các tác giả của Luật 12 bảng. (Xem: Stephan Meder, Rechts-geschichte, 2. Auflage, 2005, S. 13; Mathias Smoeckel, Stefan Stolte, Examinatorium Rechts-geschichte, 1. Auflage, 2008, S. 8f.).
Nghiên cứu luật 12 bảng, chúng ta sẽ phần nào hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người La Mã cổ đại. Hình thức và nội dung của bản pháp điển hóa này có ảnh hưởng từ pháp luật Hy Lạp cổ đại. Trên phương diện pháp lý, vượt ra khỏi tính giai cấp, Luật 12 bảng có nhiều giá trị, đặc biệt nhất là đã tạo dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile). Về nội dung, Luật 12 bảng chứa đựng nhiều qui phạm tiến bộ về tố tụng, về luật tư và luật hình sự. 
Bản gốc của Luật 12 bảng này đã bị thất truyền khi thành La Mã bị phá hủy vào năm 390 SCN. Những gì chúng ta có được ngày nay chỉ là những cứ liệu được ghi chép hoặc trích dẫn lại từ những cuốn sách cổ được viết bởi những tác giả La Mã bằng Tiếng La tinh.
Dưới đây xin trân trọng giới thiệu BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT LUẬT 12 BẢNG đến bạn đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên Luật.
Bản dịch Luật 12 bảng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do sự bất định và đa nghĩa của ngôn ngữ, cùng với nhiều từ cổ trong Luật, nên mặc dù đã cố gắng, đã trao đổi với cả những đồng nghiệp am hiểu về Tiếng La tinh, nhưng chắc chắn bản dịch dưới đây chưa thể hoàn thiện và không tránh khỏi những sai sót. Bản dịch này và các bản dịch Luật cổ khác sẽ dần được  giới thiệu, chỉnh sửa và hoàn thiện theo thời gian. Tác giả bản dịch rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiện chí. Tương ứng với mỗi qui phạm, tác giả đều trích dẫn kèm theo nguồn gốc bằng cả Tiếng La tinh, Tiếng Anh và Tiếng Đức để bạn đọc tiện đối chiếu khi có điều kiện. Qua đây, chính từ những nội dung của Luật 12 Bảng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như: Kỹ thuật lập pháp thể hiện trong Luật 12 bảng và Luật La Mã thời cổ đại; nghiên cứu có tính liên ngành tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật thời La Mã cổ đại; Vấn đề cơ sở kế thừa Luật La Mã trong Luật dân sự hiện đại ở các nước Tây Âu qua từng chế định cụ thể [...].
Nguồn:
Bản gốc Tiếng La tinh: Từ Thư viện trực tuyến Bibliotheca Augustana
Các bản dịch:
1.  Tiếng Anh: Warmington, Remains of Old Latin, Vol. III Lucilius, The Twelve Tables, 1967
2. Tiếng Đức: R. Düll, Das Zwölftafelgesetz, Texte, Übersetzungen und Erläuterungen, 7. Auflage, 1995; 

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2009

BÀI HỌC CANH TÂN ĐẤT NƯỚC Ở NHẬT BẢN

Nguyễn Minh Tuấn

Nói đến Nhật Bản hiện nay, người ta biết đến một nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP, một trong những nước dẫn đầu về khoa học - công nghệ, thu nhập bình quân đầu người gần 40.000 đô la Mỹ/năm.

Có rất nhiều lý do khác nhau để lý giải về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, nhưng một trong những lý do rất quan trọng đó là nước Nhật đã có những cuộc cải cách toàn diện ở những thời khắc có tính chất quyết định.


Xuyên suốt trong các cuộc cải cách lớn của Nhật Bản là chính sách coi trọng chất xám, chủ động học tập nước ngoài để xây dựng, phát triển đất nước.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

LẬP HIẾN HƯỚNG ĐẾN PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 4/8/2009,
truy cập đường link gốc tại đây

Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?


Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009

HAI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT COMMON LAW VÀ CIVIL LAW


Nguyễn Minh Tuấn
(Trích trong Sách: Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2007)

Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009

NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Nguyễn Minh Tuấn
(Trích từ sách: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2007)
Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này.
1. Sự hình thành nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten


Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nhà nước Aten phát triển đến trình độ cao, suy cho cùng là do yếu tố kinh tế chi phối, quyết định. Về mặt vị trí địa lý, nhà nước Aten ra đời ở miền trung lục địa Hi Lạp, nơi là khu vực có nhiều khoáng sản, có đường bờ biển dài, nhiều vịnh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công thương nghiệp (đặc biệt là thương mại đường biển).

Từ thế kỉ 12 TCN, tộc người Đôriêng gồm 4 bộ lạc đến xâm chiếm vùng đồng bằng miền Trung. Từ thế kỉ 8 TCN, 4 bộ lạc này liên minh với nhau hình thành nên Liên minh bộ lạc, đến thế kỉ thứ 7 TCN, đã xây dựng xong thành bang Aten, và thế kỉ 6 TCN thì nhà nước thực sự được hình thành. Những người đứng đầu 4 bộ lạc là quí tộc chủ nô và nắm toàn bộ quyền lực nhà nước.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2008

SUY NGHĨ VỀ CƠ CHẾ BẦU TỔNG THỐNG VÀ NGÀNH HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ



Nguyễn Minh Tuấn
(Nguồn: Tuần Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet, 
có thể truy cập đường link gốc tại đây )

Xa lắm rồi, cách đây hơn 200 năm có một hội nghị có tên là Hội nghị lập hiến được tổ chức ở nước Mỹ xa xôi, họ đã từng bàn về vai trò của ngành Hành pháp và cách thức bầu Tổng thống. Sản phẩm của hội nghị này mà ai cũng biết đó chính là Hiến pháp Mỹ năm 1787, bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Đến nay mặc dù đã có những tu chính hiến pháp, nhưng kết quả của Hội nghị đó là 7 điều, 4000 từ trong Hiến pháp thì vẫn còn nguyên hiệu lực thực tế.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

CÂU HỎI ÔN THI MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Danh mục câu hỏi ôn thi
Môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
(Theo đề cương chi tiết chương trình tín chỉ đã được duyệt)

1. Những tiền đề kinh tế – xã hội dẫn đến sự tan rã của công xã nguyên thuỷ và sự ra đời của nhà nước và pháp luật.
2. Cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Phương Đông cổ đại.
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước Phương Đông thời kỳ cổ đại
4. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật Phương Đông cổ đại?
5. Những nội dung và giá trị cơ bản của Bộ luật Hammurapi.
6. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ luật Hammurapi (Lưỡng Hà cổ đại) và Bộ luật Manu (ấn Độ cổ đại)?
7. Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật Phương Tây thời kỳ cổ đại
8. Qui luật chung và những nét đặc thù về sự ra đời nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại.
9. Những điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời kỳ cổ đại.
10. Nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước Aten.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

GIỚI THIỆU TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Nguyễn Minh Tuấn

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại.
Môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhiều năm nay được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội và nhiều cơ sở đào tạo luật học khác trong cả nước. Đây là một môn học khó nhưng cũng rất lí thú với hầu hết các sinh viên vì đây là bước mở đầu đối với tất cả các sinh viên, học viên khi tiếp cận với tri thức và bí ẩn muôn đời của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Tập tài liệu này được biên soạn vì một mục đích giản dị: giúp học viên nắm được những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất về môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới một cách có hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các giáo trình trước đây, Giáo trình lần này cũng đã cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể, các vấn đề được trình bày trong giáo trình này được viết theo hướng gợi mở, ngắn gọn để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu mở rộng.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007

HIẾN PHÁP 1946 VÀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Nguyễn Minh Tuấn

Bài viết dưới đây của tác giả phân tích những nét độc đáo trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước của bản Hiến pháp năm 1946.

1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử

Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". 

Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất". Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằng cơ quan hành chính là một cơ quan độc lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc". Đến đây, ta lại thấy với thiết chế Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước đại diện về đối nội, đối ngoại; nhưng cũng là người đứng đầu Chính phủ, và không chịu bất kì trách nhiệm gì trừ tội phản quốc. Qui định này lại cho ta thấy đặc điểm này lại mang dáng dấp của hình thức Cộng hòa Tổng thống.

Điều đặc biệt là sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, một bản Hiến pháp rất nổi tiếng có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2007

HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ


(Nguồn ảnh minh hoạ trên được lấy từ đây)
HÀNH PHÁP Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội 

(Báo đời sống và pháp luật, 
Số 26 (48) - Từ ngày 29/6 đến 5/7/2007, trang 12)

Cách đây đúng 220 năm (năm 1787), có một hội nghị có tên là Hội nghị lập hiến được tổ chức ở nước Mỹ xa xôi, họ đã từng bàn về vấn đề vai trò của ngành Hành pháp, những tư tưởng ấy chủ yếu được thể hiện trong tập hợp những bài viết về chủ trương chế độ liên bang (Federalist Papers) của các tác giả Madison, Halminton và John Jay.
Vấn đề vừa xa mà lại vừa gần. Xa vì thời gian, xa vì địa lý, nhưng gần vì nó là vấn đề mà ngành hành pháp nào không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, muốn hiệu năng, cũng phải đặt ra những vấn đề như thế để giải quyết.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007

BỘ LUẬT HAMMURABI - MỘT TRONG NHỮNG BỘ LUẬT CỔ XƯA NHẤT CỦA NHÂN LOẠI


ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Nguồn: Tạp chí Luật học,
số 6/2005

(Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu Bộ luật Hammurabi – Một trong những Bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại, tác giả đã gửi đăng ở nhiều báo, tạp chí, mỗi bài viết là sự khai thác ở những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 2/9/2004; Tạp chí Luật học số 6/2005; Kỉ yếu kỉ niệm Khoa Luật 30 năm xây dựng và trưởng thành v.v…Dưới đây là một bài viết có tính chất tổng hợp những góc nhìn khác nhau về Bộ luật này, xin gửi đến các bạn sinh viên để cùng chia sẻ, góp ý)

MỘT GÓC NHÌN VỀ VUA VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN


ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật - ĐHQGHN
Nguồn: Dân chủ và Pháp luật,
Số 1, Số Chào Xuân năm 2008, tr.49-52

Lời toà soạn: Lâu nay, khi nói về Vua Việt Nam - người đứng đầu nhà nước trong chế độ phong kiến, nhiều ý kiến cho rằng, quyền lực của nhà vua là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nào. Tác giả bài viết có một cách nhìn khác cho rằng, quyền lực của nhà vua cũng bị hạn chế và có nhiều điểm đặc thù so với Vua của Trung Hoa và các nước Tây Âu thời kỳ phong kiến. Từ sự luận giải này, tác giả cũng tham chiếu và gợi mở vấn đề tạo điểm nhấn trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay phù hợp với xu thế dân chủ hóa, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu nhà nước.