Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

BƯỚC ĐI MẠNH MẼ CỦA DÂN CHỦ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam,
đăng ngày 20/9/2013,
truy cập đường link gốc tại đây
Dân chủ trong thế kỷ XXI phải là dân chủ thực chất. Dân chủ chẳng những chấp nhận sự khác biệt, mà còn lấy sự khác biệt, tính đa dạng trong nhân cách để làm nền tảng cho sự phát triển.

Cội nguồn của khái niệm dân chủ bắt nguồn từ thời cổ đại ở Aten (Hy Lạp). Dân chủ theo gốc tiếng Hy Lạp là ''demokratia", nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.[1] Abraham Lincoln cũng tuyên bố dân chủ là một chính quyền của dân, do dân và vì dân (a government of the people, by the people, for the people), đối lập với chế độ độc tài.[2]
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập như hiện nay, cũng giống như nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác, vấn đề dân chủ cũng có nhiều thay đổi trong cách quan niệm. Nhiều nhà khoa học cho rằng trong thế kỷ XXI, chúng ta đã và sẽ chứng kiến những thay đổi quan trọng liên quan đến vấn đề dân chủ như sau:

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

SỰ CÔNG BẰNG LUÔN GÂY RA TRANH CÃI

công bằng, bình đẳng, pháp quyền
Tôi còn nhớ trong một bài giảng môn Triết học pháp luật (Rechtsphilosophie) về sự công bằng. Khi bắt đầu bài giảng, Giáo sư trường tôi theo học đã đưa cho các bạn sinh viên giải một bài tập. Bài tập đó như sau:
Một gia đình có ba người con trai A, B và C. A và B là những người thợ thủ công. C không có nghề nghiệp gì. Để giúp C trong công việc chăn nuôi ngựa, A đã tặng cho C 5 con ngựa từ tổng số 30 con mà A có. B đã cho C 1 con ngựa từ tổng số 3 con mà B có. Trong suốt 8 năm chăn nuôi, trong khi A và B liên tục gặp thất bại thì C đã liên tục thành công và đến thời điểm C qua đời đột ngột không để lại di chúc, C có tất cả là 132 con ngựa. 
Giáo sư đặt câu hỏi: Theo anh/chị, chia như thế nào để đảm bảo sự công bằng?

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

GEWALTENTEILUNG IM DEUTSCHEN GRUNDGESETZ – EIN VORBILD FÜR VIETNAM (Phân quyền trong Luật cơ bản Cộng hòa liên bang Đức và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam)


(Quelle: DAAD Alumni Treffen, Hanoi, 2013, http://www.daadvn.net/download/130510_Alumni-Treffen/Gruppenfoto_l.jpg)

Beitrag von Dr. iur. Nguyen Minh Tuan (Juristische Fakultät, Vietnam Nationaluniversität, Hanoi), DAAD Alumni Workshop: Die Verfassungsreform aus der Perspektive der Rechtswissenschaft - eine Alumni-Debatte (10.–12.05.2013) 
(Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội, tham gia Hội thảo DAAD: Cải cách Hiến pháp từ góc nhìn khoa học pháp lý - Thảo luận giữa các cựu sinh viên [Tổ chức từ ngày 10.05.2013 đến ngày 12.05.2013])

1). In Deutsch (Tiếng Đức) Gewaltenteilung im deutschen Grundgesetz ein Vorbild für Vietnam
2). In Vietnamesisch (Tiếng Việt) – Phân quyền trong Luật cơ bản Cộng hòa liên bang Đức và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
3). Präsentation in Deutsch (Thuyết trình Tiếng Đức), zum Download zur Verfügung unter:  
http://www.thomas-schmitz-hanoi.vn/Downloads/DAAD-Workshop_Verfassungsreform_Nguyen-Minh-Tuan-ppt.pdf

HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI



Nguyễn Minh Tuấn
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu khác nhau giới thiệu về vấn đề "hình thức nhà nước". Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên nhiều cuốn sách, kể cả giáo trình Lý luận về nhà nước hiện nay cũng chưa thể hiện hoặc thể hiện nhưng chưa thực sự đầy đủ, toàn diện những tiêu chí phân chia, cũng như những biểu hiện đa dạng về hình thức nhà nước đương đại. Có thể nói hình thức nhà nước là một nội dung quan trọng trong hệ thống các kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước. Hình thức nhà nước trên thế giới rất đa dạng, phức tạp và liên tục có sự biến đổi không ngừng. Để giúp học viên có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn, trong bài viết dưới đây, tác giả chia sẻ những thông tin về các cách quan niệm, cũng như sự đa dạng của những hình thức nhà nước đương đại trên thế giới.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA DUY NHẤT VỀ NHÀ NƯỚC?

Nguyễn Minh Tuấn


Từ xưa đến nay, các vấn đề về nhà nước luôn là tâm điểm tranh luận của triết học, luật học, chính trị học trên thế giới, bởi lẽ nhà nước là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, đa dạng, và đặc biệt luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không có sự nhận thức toàn diện về nhà nước, thì khó có thể quản lý xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững và vì con người. Do vậy, việc xem xét, đánh giá về các học thuyết, tư tưởng khác nhau về nhà nước, cả trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Bài viết dưới đây đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về nhà nước, đồng thời góp bàn về xu hướng vận động của nhà nước trên thế giới hiện nay.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

LUẬN BÀN VỀ SỰ CÔNG BẰNG

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,
đăng ngày 4/9/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Công bằng (justice) là một khái niệm luôn gây ra sự tranh cãi. Quan niệm thế nào cho đúng về sự công bằng? Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, cần phải nhìn nhận vấn đề công bằng như thế nào, và khả năng vận dụng vào thực tế ra sao để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho xã hội.