Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

NHÀ NƯỚC ANH – QUÂN CHỦ MÀ DÂN CHỦ

Nguyễn Minh Tuấn
 
Nhiều người hiện nay vẫn hiểu: “Đã quân chủ thì không dân chủ”.
Hiểu như vậy là chưa đúng. Chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết, lẫn thực tế.
Trước hết về mặt lý thuyết, khi nói nhà nước quân chủ hay cộng hòa là nói đến phương diện hình thức chính thể (form of government), còn khi đề cập đến dân chủ hay độc tài là đề cập đến phương diện chế độ chính trị (political governance). Về phương diện thực tế, hình thức chính thể là quân chủ hay cộng hòa chưa nói lên được vấn đề nhà nước đó có dân chủ thực sự hay không.
Nước Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước quân chủ mà dân chủ. Muốn lý giải được tại sao nhà nước này lại có hình thức chính thể quân chủ lập hiến (constitutional monarchy), lý giải tại sao có chính thể quân chủ lập hiến nhưng vẫn là một nhà nước dân chủ thì cần phải trở lại tìm hiểu lịch sử ra đời và cả thực tế tổ chức, hoạt động của nhà nước này hiện nay.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

AN TOÀN VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI - NHÌN TỪ HỆ THỐNG CÁC BIỂN BÁO Ở ĐỨC


 

Nguyễn Minh Tuấn
Đăng ngày 23/4/2011

Ở nước Đức, khắp nơi từ ngoài đường phố, đến bệnh viện, trường học, công sở hoặc bất cứ nơi vui chơi, giải trí nào, bạn rất dễ dàng tìm thấy các "biển báo". Những biển báo ấy là những chỉ dẫn, nhưng đôi khi lại hàm chứa những cơ sở để ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Và không rõ từ bao giờ những biển báo như thế đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống thường ngày và góp phần tạo nên một xã hội có trật tự ở nơi đây.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

LUẬT PHÁP: CẦN, RẤT CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

 

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Thư Hà nội, Báo điện tử Vietnamnet
Đăng ngày 2/11/2006
 Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

BA YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA PHILIPP RÖSLER


Nguyễn Minh Tuấn
Đăng ngày 9/4/2011
Philipp Rösler là một cái tên mà đến nay không còn xa lạ với chính trường nước Đức, cũng như người dân Đức. 
Xuất thân là một cậu bé mồ côi người Việt, Rösler được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức khi mới 9 tháng tuổi.[1] Từ tháng 10 năm 2009, Rösler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đức. Trong Đại hội Đảng toàn liên bang của Đảng dân chủ tự do FDP dự kiến tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011 sắp tới, Rösler sẽ chính thức trở thành người kế nhiệm Westerwelle trong cương vị là Chủ tịch Đảng FDP, đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của nước Cộng hòa liên bang Đức.[2]
Năm nay Rösler 38 tuổi, là Bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Đức và có thể sẽ là Chủ tịch Đảng FDP trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Đảng này vào tháng 5 tới đây.  
Điều gì tạo nên thành công của Rösler hôm nay? 
Tôi cho rằng, thành công của Rösler là sự tổng hợp đầy đủ của ba yếu tố sau đây: